Vay tín chấp không trả có sao không theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?

xoa-the-chap-quyen-su-dung-dat-nhu-the-nao-la-hop-ly-theo-quy-dinh-phap-luat

Vay tín chấp không trả có sao không theo quy định Bộ luật Dân sự 2015? Một trong những tranh chấp đang được giải quyết hầu hết ở Tòa án các địa phương đó là tranh chấp về hợp đồng tín dụng giữa Tổ chức tín dụng và khách hàng vay và hình thức vay phổ biến ở các tranh chấp đó chính là vay tín chấp.

Có rất nhiều nguyên nhân vay tín chấp không trả như điều kiện kinh tế, dịch bệnh, thất nghiệp… Như vậy, việc vay tín chấp không trả có sao không? Hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn tìm hiểu các nội dung dưới đây hoặc liên hệ hotline 1900.6174 để biết thêm thông tin chi tiết.

>>> Liên hệ tổng đài 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm vay tín chấp không trả có sao không

Hợp đồng vay tài sản.

>>> Hướng dẫn miễn phí vay tín chấp không trả có sao không nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174

Do nhu cầu tiêu dùng tăng cao, để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nên hình thức vay tín chấp đang được nhiều người lựa chọn bởi một trong những ưu điểm nổi bật của hình thức vay này chính là không cần tài sản bảo đảm.

vay-tin-chap-khong-tra-co-sao-khong-khai-niem

Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của mình khi tham gia vay tín chấp tại các tổ chức tín dụng thì khách hàng cần nắm được những nội dung liên quan đến hợp đồng vay tín chấp như sau:

>>> Xem thêm: Biên bản bàn giao tài sản mới nhất năm 2023

 Đặc điểm của vay tín chấp không trả có sao không

Theo quy định của pháp luật hiện hành, tín chấp là việc tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay một khoản tiền tại tổ chức tín dụng để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo quy định của pháp luật.

Hiểu một cách đơn giản vay tín chấp là việc tổ chức chính trị – xã hội đứng ra bảo đảm để tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình nghèo được vay vốn tại tổ chức tín dụng để làm ăn, cải thiện cuộc sống.

Đây là một hình thức vay nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn cần được giúp đỡ.

Thông qua khái niệm trên, có thể thấy vay tín chấp mang những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, thông thường thì số tiền tổ chức tín dụng cho vay tín chấp rơi vào khoảng từ 10 – 15 lần thu nhập. Số tiền tối đa tổ chức tín dụng cho vay là ở quanh mức 500 triệu đồng.

Tuy nhiên, đối với một số tổ chức tín dụng như Pvcombank thì hạn mức cho vay có thể lên đến 36 lần thu nhập, tối đa là 3 tỷ đồng.

Thứ hai, một trong những đặc trưng của vay tín chấp đó chính là không yêu cầu tài sản thế chấp.

Bởi lẽ hình thức vay tín chấp đã có tổ chức chính trị – xã hội ở cơ sở đứng ra bảo đảm cho cá nhân, hộ gia đình nghèo vay nên đối với hình thức này không cần tài sản thế chấp.

Thứ ba, thời hạn cho vay tối đa lên tới 60 tháng và ít nhất là 12 tháng.

Thứ tư, thời gian duyệt hồ sơ đối với vay tín chấp nhanh, rơi vào khoản từ 8h đến 03 ngày làm việc.

Như vậy, vay tín chấp có 4 đặc điểm cơ bản như trên. Đây là các đặc trưng cơ bản để phân biệt giữa vay tín chấp với vay thế chấp và các hình thức vay khác.

>>> Xem thêm: Thế chấp tài sản hình thành trong tương lai có được không?

 Các hình thức vay tín chấp không trả có sao không

Vay tín chấp có nhiều hình thức khác nhau, tùy vào căn cứ phân loại mà có thể chia vay tín chấp thành các hình thức dưới đây:

Dựa theo loại giấy tờ vay thì vay tín chấp gồm các hình thức:

– Vay theo bảng lương/hợp đồng lao động

– Vay theo hợp đồng bảo hiểm

– Vay theo cà vạt xe

– Vay theo sao kê tài khoản ngân hàng

– Vay theo hóa đơn tiền điện

– Vay theo sao kê thẻ tín dụng

– Vay theo hợp đồng tín chấp

Dựa vào hình thức cấp vốn thì vay tín chấp sẽ gồm 03 hình thức cơ bản sau:

– Vay tín chấp trả góp: Đối với hình thức vay tín chấp trả góp thì các cá nhân, hộ gia đình nghèo trả khoản tiền đã vay bằng cách trả tiền gốc và lãi theo hàng tháng.

– Vay thấu chi tín chấp: Đối với hình thức vay này thì bên vay sẽ được tổ chức tín dụng cấp sẵn một hạn mức chi trong tài khoản thanh toán, để bên vay sử dụng trong trường hợp cần đến.

vay-tin-chap-khong-tra-co-sao-khong-hinh-thuc

Ví dụ, trong tài khoản A có 3 triệu và A được ngân hàng B cấp hạn mức thấu chi là 50 triệu.

Trong trường hợp này thì A có thể chi tiêu với số tiền lên đến 53 triệu đồng.

– Cấp thẻ tín dụng: Đây là một thuật ngữ khá phổ biến hiện nay.

Đối với hình thức cấp thẻ tín dụng thì bên vay được tổ chức tín dụng cấp cho một thẻ tín dụng trong đó đã có sẵn hạn mức cho vay.

Bên vay được sử dụng thẻ tín dụng này vào các mục đích cần thiết hoặc rút tiền với hạn mức đã cho sẵn.

Từ các nội dung trên có thể thấy vay tín chấp rất đa dạng hình thức, tùy vào giấy tờ vay hay hình thức cấp vốn mà vay tín chấp được chia thành các loại khác nhau.

>>> Xem thêm: Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì và sử dụng với mục đích nào?

 Thỏa thuận trong hợp đồng vay tín dụng với khách hàng

Hợp đồng vay tín dụng với khách hàng phải được lập thành văn bản và bao gồm nhiều nội dung được thỏa thuận giữa hai bên như thông tin của khách hàng vay; số tiền vay; hạn mức cho vay đối với trường hợp cho vay theo hạn mức; mục đích sử dụng vốn vay; phương thức cho vay; thời hạn cho vay; lãi suất cho vay; việc trả nợ gốc, lãi tiền vay,…

Hợp đồng vay tín dụng phải đảm bảo được các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật.

Một trong những điều cần lưu ý đối với hợp đồng vay tín dụng với khách hàng là các biện pháp để đôn đốc, thu hồi nợ phải phù hợp với quy định của pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Thông tư số 43/2016/TT-NHNN được sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 18/2019/TT-NHNN:

“Biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ phù hợp với đặc thù của khách hàng, quy định của pháp luật và không bao gồm biện pháp đe dọa đối với khách hàng, trong đó số lần nhắc nợ tối đa 05 (năm) lần/01 (một) ngày, hình thức nhắc nợ, thời gian nhắc nợ do các bên thỏa thuận trong hợp đồng cho vay tiêu dùng nhưng phải trong khoảng thời gian từ 7 (bảy) giờ đến 21 (hai mươi mốt) giờ; không nhắc nợ, đòi nợ, gửi thông tin về việc thu hồi nợ của khách hàng đối với tổ chức, cá nhân không có nghĩa vụ trả nợ cho công ty tài chính, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật; bảo mật thông tin khách hàng theo quy định của pháp luật”.

Như vậy, pháp luật quy định rất cụ thể và chi tiết đối với việc thu hồi nợ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.

Theo đó, tổ chức tín dụng và khách hàng được phép thỏa thuận thời gian nhắc nợ nhưng phải trong khoảng thời gian pháp luật quy định và pháp luật nghiêm cấm đối với việc tổ chức tín dụng dùng các biện pháp đe dọa khách hàng để thu hồi nợ.

Vậy vay tín chấp không trả có sao không?

>>> Tư vấn chi tiết vay tín chấp không trả có sao không miễn phí, gọi ngay 1900.6174

 Vay tín chấp không trả có sao không (tình huống)

Chị My – Hà Nội có câu hỏi gửi Tổng Đài Tư Vấn như sau:
Chào Luật sư, tôi được Hội liên hiệp phụ nữ huyện đứng ra bảo đảm để cho tôi vay tín chấp theo lương tại Ngân hàng X với số tiền là 50 triệu đồng với thời hạn là 3 năm và mỗi tháng phải trả 3 triệu đồng. Tuy nhiên, khi đến hạn thì vì một số lý do cá nhân nên tôi không trả được số tiền nói trên. Như vậy, trong trường hợp này tôi sẽ bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật hiện hành?

Cảm ơn chị My đã gửi câu hỏi cho chúng tôi.

Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các nội dung dưới đây để giải đáp thắc mắc của chị.

>>> Tư vấn miễn phí vay tín chấp không trả có sao không chính xác, liên hệ 1900.6174

 Vay tín chấp theo lương không trả nợ, có bị khởi tố hình sự không?

Tương tự như trong tình huống trên, Chị My vay tín chấp theo lương nhưng không trả, trong trường hợp này thì chị My có thể bị truy tố hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm này.

Chẳng hạn như chị My vay tín chấp theo lương nhưng đến hạn không trả, không giữ liên lạc với bên cho vay và đã bỏ trốn khỏi nơi cư trú, chính quyền địa phương không thể triệu tập được thì trong trường hợp này chị My rất có thể sẽ bị truy tố đối với tội danh trên.

vay-tin-chap-khong-tra-co-sao-khong-vi-du

Một trong những trường hợp khác dẫn tới việc chị My bị truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản đó chính là chị My dùng khoản tiền vay 50 triệu này vào các mục đích bất hợp pháp khác và không có khả năng trả lại số tiền nói trên.

Do đó, nếu rơi vào hai trường hợp trên thì chị My có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, chúng ta đã hiểu được phần nào vay tín chấp không trả có sao không.

>>> Gọi ngay 1900.6174 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn vay tín chấp không trả có sao không

 Nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên cho vay vốn, bạn cần phải biết

Bên chiếm ưu thế hơn khi tham gia vào hợp đồng vay tín chấp đó chính là bên cho vay vốn hay còn gọi là tổ chức tín dụng.

Như vậy, để bảo vệ quyền lợi khi vay tín chấp tại tổ chức tín dụng thì một trong những nội dung bạn cần phải biết đó chính là nghĩa vụ và trách nhiệm đối với bên cho vay vốn.

Bên cho vay vốn hay có các nghĩa vụ, trách nhiệm sau đây:

Một là, không được phép thu hồi nợ bằng cách sử dụng các biện pháp đe dọa, cưỡng ép.

Pháp luật hiện hành đã quy định cụ thể đối với hành trên, theo đó, mọi hành vi đe dọa khách hàng trả nợ được xem là hành vi trái pháp luật và pháp luật nghiêm cấm đối với các hành vi này.

Hai là, thời gian nhắc nợ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng cho vay.

Tuy nhiên, thời gian nhắc nợ phải trong khoảng thời gian từ 7 giờ đến 21 giờ theo quy định của pháp luật.

Ba là, thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng dân sự là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm theo quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015.

Thứ tư, đối với trường hợp tính lãi suất quá hạn thì chỉ được tính lãi trên nợ gốc, không được tính lãi suất quá hạn trên cả nợ gốc và lãi.

>>> Hướng dẫn chi tiết vay tín chấp không trả có sao không miễn phí, gọi hotline 1900.6174

 Vay tín chấp theo lương không trả, phải giải quyết như thế nào?

Hiện nay, có nhiều trường hợp vay tín chấp đến hạn nhưng không trả được bởi do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau.

Như vậy, nếu rơi vào trường hợp này thì khách hàng có thể xem các cách giải quyết sau đây để có hướng giải quyết kịp thời:

Thứ nhất, trong trường hợp bởi vì điều kiện kinh tế – xã hội mà khách hàng không thể trả nợ được đúng hạn thì có thể liên hệ kịp thời đối với bên tổ chức tín dụng để tìm ra phương án giải quyết tốt nhất.

Bởi trong một số trường hợp thì bên tổ chức tín dụng có thể gia hạn thêm thời gian trả nợ cho khách hàng nếu do nguyên nhân bất khả kháng.

Thứ hai, sau khi tổ chức tín dụng chấp nhận kéo dài thời gian trả nợ thì khách hàng nên xây dựng một kế hoạch để hoàn trả khoản vay nói trên.

Trong kế hoạch phải nêu rõ các khoản thu để trả nợ hoặc số tiền trả theo từng tháng cho ngân hàng và thời gian để trả hết nợ là bao lâu.

vay-tin-chap-khong-tra-co-sao-khong-nhom

Thứ ba, nếu rơi vào trường hợp bên cho vay không đồng ý gia hạn hợp đồng và yêu cầu khách hàng phải thanh toán hết các khoản nợ thì phải thật bình tĩnh và cố gắng đàm phán để nhận được mức phạt bồi thường thấp nhất có thể.

Và hơn hết, một trong những điều mà bạn không được phép làm đó chính là vay tiền của các tổ chức xã hội đen, các tổ chức hoạt động trái pháp luật để bù vào khoản tiền vay nói trên và không được bỏ trốn khỏi nơi cư trú vì khi đó, rất có thể bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

>>> Tổng đài 1900.6174 với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm liên hệ ngay

 Vay tín chấp không trả có ảnh hưởng gì đến khả năng vay sau này không?

Nếu vay tín chấp mà không trả trong một thời gian dài thì có thể sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay sau này của khách hàng.

Cụ thể đối với trường hợp này thì tài khoản của bạn sẽ rơi vào các nhóm nợ do CIC phân loại gồm:

Nhóm 1: Dư nợ đủ tiêu chuẩn (là các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn.

Nhưng nếu quá hạn từ 1 đến dưới 10 ngày, vẫn nằm trong nhóm đủ điều tiêu chuẩn.

Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý (là các khoản nợ quá hạn từ 10 đến dưới 90 ngày).

Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn (là các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày).

Nhóm 4: Dư nợ có nghi ngờ (là các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày).

Nhóm 5: Dư nợ có khả năng mất vốn (là các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày).

Nếu rơi vào các nhóm 3, 4, 5 thì rất khó để được vay vốn lần sau tại tổ chức tín dụng đó.

>>> Liên hệ Luật sư tư vấn về vấn đề liên quan đến vay tín chấp không trả có sao không nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Trên đây là một số nội dung mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng về việc vay tín chấp không trả có sao không. Trường hợp nếu có thắc mắc về các nội dung trên cần trao đổi thì hãy liên hệ ngay với Tổng Đài Tư Vấn theo số 1900 6174 để được kịp thời giải đáp thắc mắc. Xin chân thành cảm ơn!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

  1900633727