Tư vấn sở hữu trí tuệ là dịch vụ tư vấn uy tín của Tổng đài tư vấn chuyên cung cấp cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức kiến thức pháp luật liên quan đến sở hữu trí tuệ, bao gồm các quy định về sáng chế bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu, logo, kiểu dáng và ngăn chặn triệt để hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Với đội ngũ luật sư giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, Tổng đài tư vấn luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7 nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng trên toàn quốc. Liên hệ ngay 1900.633.727 để nhận được sự tư vấn, giải đáp miễn phí từ luật sư.
Các vấn đề cần lưu ý về sở hữu trí tuệ
>> Các vấn đề cần lưu ý về sở hữu trí tuệ, gọi ngay 1900.633.727
Căn cứ theo Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), các đối tượng được bảo hộ bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền đối với giống cây trồng, quyền sở hữu công nghiệp.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 quyền tác giả chính là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do mình tạo ra hay sở hữu.
Căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, quyền liên quan đến tác giả chính là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các chương trình phát sóng, ghi hình, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, tín hiệu vệ tinh chứa chương trình được mã hóa.
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, sáng chế, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Quyền đối với giống cây trồng chính là quyền của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mình tạo ra, phát hiện và phát triển hoặc được quyền sở hữu. Đối tượng của quyền đối với giống cây trồng chính là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Câu hỏi được đặt ra nhiều nhất với sở hữu trí tuệ chính là: khi đã đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong nước thì quyền đó có được duy trì ở nước ngoài hay không?
Quyền sở hữu trí tuệ là quyền có tính lãnh thổ, do đó, chúng thường được bảo hộ trong lãnh thổ một nước hoặc trong một khu vực lãnh thổ nơi đăng ký. Vì vậy, khi cá nhân, doanh nghiệp đã nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở trong nước thì không tự động được bảo hộ ở thị trường xuất khẩu, trừ khi cá nhân, doanh nghiệp đã đăng ký bảo hộ ở cả thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng có một số ngoại lệ ở một số nước, nhãn hiệu có thể được bảo hộ thông qua việc sử dụng, một số quyền không yêu cầu tuân thủ các thủ tục hành chính để có được quyền tác giả và các quyền liên quan.
Khi bị xâm phạm về quyền sở hữu trí tuệ cần làm gì?
>> Khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ cần làm gì? Gọi ngay 1900.633.727
Xác định tính hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ và thu thập chứng cứ, chứng minh
Thứ nhất, Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam chỉ bảo hộ cho những đối tượng đã đăng ký bảo hộ và vẫn còn hiệu lực bảo hộ trên lãnh thổ Việt Nam. Do đó, cá nhân, doanh nghiệp hãy chắc chắn rằng việc đăng ký bảo hộ là hợp pháp và vẫn còn hiệu lực.
Thứ hai, cá nhân, doanh nghiệp cần thu thập thông tin, chứng cứ chứng minh bên vi phạm đang có hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ. Đồng thời, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cần theo dõi xem chủ thể của hành vi vi phạm có đăng ký bảo hộ hay cơ quan Nhà nước có đang xem xét cấp đăng ký cho đối tượng sở hữu trí tuệ tương tự hay không để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Giám định hành vi vi phạm
Đây là bước không bắt buộc nhưng kết luận của việc giám định hành vi vi phạm tại Viện khoa học sở hữu trí tuệ là tài liệu quan trọng trong việc xử lý vi phạm. Đây cũng được coi là chứng cứ khách quan nhất để các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để giải quyết vụ việc.
Gửi thư cảnh cáo đến bên vi phạm
Trong trường hợp kết quả giám định cho thấy có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có quyền tự bảo vệ mình bằng cách liên hệ trực tiếp hoặc trao đổi thư từ với chủ thể vi phạm để cảnh báo về hành vi vi phạm, yêu cầu chấm dứt hành vi này, tiêu hủy toàn bộ sản phẩm vi phạm, có văn bản xin lỗi công khai, bồi thường thiệt hại và nêu rõ hệ quả của việc không chấm dứt hành vi vi phạm.
Đây chính là biện pháp chủ sở hữu tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Biện pháp mang tính thỏa thuận nên không mang tính chất cưỡng chế, bắt buộc và khó mang lại hiệu quả cao.
Thực hiện các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Biện pháp hành chính bao gồm các hình thức xử phạt hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả. Hình thức xử phạt hành chính ở đây có thể là cảnh cáo, tịch thu hàng hóa, phạt tiền, đình chỉ kinh doanh. Các thủ tục giải quyết bằng biện pháp hành chính khá đơn giản, không mất nhiều chi phí, thời gian, tuy nhiên chủ sở hữu lại không được bồi thường thiệt hại, không được bảo mật thông tin và chỉ có tính chất răn đe quy mô nhỏ.
Căn cứ theo Điều 214 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019, biện pháp dân sự bao gồm các biện pháp buộc chấm dứt hành vi xâm phạm, buộc xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại, buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm với điều kiện không làm ảnh hưởng đến chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Tuy nhiên để áp dụng biện pháp này, chủ thể phải thực hiện nghĩa vụ chứng minh sự xâm phạm của chủ thể xâm phạm. Trong một số trường hợp, việc chứng minh này là không hề đơn giản.
Căn cứ theo Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019), đối với những cá nhân, tổ chức xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể sẽ bị áp dụng biện pháp hình sự. Tuy nhiên thủ tục, quá trình xử lý của biện pháp này quá phức tạp, rườm rà, tốn nhiều thời gian, chi phí và mang tác dụng không tốt đối với lợi ích của chủ sở hữu.
Những biện pháp xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nêu trên đều có những ưu, nhược điểm riêng. Do đó, việc xác định rõ mức độ vi phạm của hành vi xâm phạm là vô cùng cần thiết để có thể lựa chọn được biện pháp xử lý hiệu quả nhất.
Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ hỗ trợ tư vấn nội dung gì?
>> Liên hệ ngay Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ miễn phí, gọi ngay 1900.633.727
Tư vấn sở hữu trí tuệ theo sự vụ
– Tư vấn pháp luật liên quan đến các vấn đề về sở hữu trí tuệ
– Hỗ trợ giải đáp các vấn đề về đăng ký bản quyền
– Hỗ trợ về các quy trình tra cứu và đăng ký nhãn hiệu cho hàng hóa tại Việt Nam và nước ngoài,…
– Hỗ trợ giải đáp về các thủ tục giải quyết khi xuất hiện hành vi vi phạm sáng chế, bản quyền, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh
– Hướng dẫn cách bảo mật bí mật kinh doanh và các thông tin khác trong hoạt động kinh doanh hay trong các giao dịch vụ thể như hợp đồng, thỏa thuận bảo mật,…
– Hỗ trợ tìm kiếm phương hướng thương lượng, giải quyết tranh chấp
– Trực tiếp hỗ trợ chủ thể sở hữu khiếu nại, tố cáo các quyết định, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
– Giải đáp các vấn đề khác theo yêu cầu khách hàng
Tư vấn sở hữu trí tuệ thường xuyên cho doanh nghiệp
Tư vấn sở hữu trí tuệ thường xuyên cho doanh nghiệp hay Luật sư nội bộ được hiểu là doanh nghiệp có thể yêu cầu doanh nghiệp thực hiện các công việc liên quan đến sở hữu trí tuệ bất cứ nơi đâu. bất cứ khi nào doanh nghiệp phát sinh vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Luật sư sẽ thực hiện toàn bộ các thủ tục về sở hữu trí tuệ theo yêu cầu của khách hàng, cụ thể bao gồm:
– Hỗ trợ tư vấn luật sở hữu trí tuệ và soạn thảo đơn từ cho chủ sở hữu
– Tư vấn và hướng dẫn các thủ tục hành chính như đăng ký bản quyền, đăng ký văn bằng bảo hộ,…
– Hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ như thương hiệu, nhãn hiệu, cạnh tranh không lành mạnh,…
– Đại diện doanh nghiệp trực tiếp tham gia đàm phán, thương lượng thậm chí là tham gia tố tụng tại các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Đại diện doanh nghiệp làm việc với các cơ quan Nhà nước và các bên liên quan
– Luôn cập nhật, rà soát pháp lý thường xuyên liên quan đến sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp để tránh rủi ro
– Thực hiện các yêu cầu khác theo nhu cầu của doanh nghiệp
Thay vì phải lập hẳn một bộ phận pháp chế trong doanh nghiệp và tốn thêm nhiều chi phí để duy trì và phát triển bộ phận này, doanh nghiệp có thể lựa chọn dịch vụ tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ thường xuyên. Dịch vụ này đã chứng minh được ưu việt khi các vấn đề của doanh nghiệp được giải quyết triệt để, nhanh chóng, kịp thời và tiết kiệm gấp 5 lần so với thuê luật sư xử lý từng vụ việc cụ thể.
Tư vấn soạn thảo đơn từ, văn bản liên quan đến sở hữu trí tuệ
– Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả và quyền liên quan
– Hỗ trợ cá nhân, doanh nghiệp soạn thảo hồ sơ xin cấp bằng sáng chế
– Hỗ trợ soạn thảo đơn khởi kiện, khiếu nại, tố cáo các chủ thể vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gửi đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết
– Hỗ trợ soạn thảo đơn từ, công viên có liên quan và chuẩn bị hồ sơ thực hiện các thủ tục khác
Tư vấn thủ tục hành chính liên quan đến sở hữu trí tuệ
Việc thực hiện đúng các thủ tục hành chính về sở hữu trí tuệ đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp thương hiệu, sản phẩm của doanh nghiệp được bảo hộ khi xảy ra tranh chấp.
Bên cạnh đó, việc sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp được pháp luật bảo hộ cũng giúp củng cố niềm tin và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu. Đồng thời việc đăng ký bảo hộ cũng sẽ hạn chế các thiệt hại cho doanh nghiệp khi sản phẩm, dịch vụ bị làm giả, làm nhái. Một số thủ tục hành chính luật sư của Tổng đài tư vấn thường xuyên đảm nhận bao gồm:
– Hỗ trợ doanh nghiệp đăng ký thương hiệu, sáng chế, giải pháp hữu ích, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp
– Đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan
– Đăng ký sở hữu trí tuệ với giống cây trồng do cá nhân, doanh nghiệp tạo ra, phát hiện và phát triển
– Tiến hành sửa đổi, bổ sung, cập nhật Giấy chứng nhận quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, thương hiệu, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
– Hỗ trợ giải đáp thủ tục chấm dứt hiệu lực, hủy hiệu lực Giấy chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ
– Đại diện khách hàng trực tiếp làm việc với cơ quan Nhà nước, cập nhật tiến độ xử lý hồ sơ, cập nhật, bổ sung
– Hỗ trợ giải quyết các tranh chấp sở hữu trí tuệ
Tư vấn các vấn đề sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài
Căn cứ theo Điều 2 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2019, cá nhân, tổ chức nước ngoài đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật cũng sẽ là đối tượng được Luật sở hữu trí tuệ giải quyết các vấn đề pháp lý phát sinh.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 663 Bộ luật dân sự 2015, quan hệ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài có thể thuộc một trong các trường hợp sau:
– Có ít nhất 1 bên tham gia có yếu tố nước ngoài
– Các bên tham gia đều là công dân, pháp nhân Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hay chấm dứt hợp đồng về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ xảy ra ở nước ngoài.
– Các bên tham gia là công dân, pháp nhân Việt Nam những đối tượng của quan hệ sở hữu trí tuệ đó ở nước ngoài.
Một số vấn đề sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài bao gồm:
– Đăng ký bảo hộ quyền tác giả với cá nhân là người nước ngoài
– Đăng ký bảo hộ cuộc biểu diễn của người nước ngoài thực hiện tại Việt Nam
– Đăng ký bảo hộ quyền cho người Việt Nam biểu diễn tại nước ngoài
– Đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam
– Hỗ trợ thực hiện chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ giữa cá nhân, tổ chức Việt Nam với cá nhân, tổ chức nước ngoài
– Hỗ trợ giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài
Các vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam thường rất phức tạp, rắc rối khi có bất kỳ tranh chấp nào xảy ra. Do đó, việc bảo hộ sở hữu trí tuệ có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức. Vì vậy, việc hiểu rõ các quy định của pháp luật trong và ngoài nước về sở hữu trí tuệ sẽ giúp cá nhân, doanh nghiệp tránh khỏi những rủi ro, thiệt hại không đáng có.
Quy trình giải quyết khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo khi bị xâm phạm quyền trong sở hữu trí tuệ
>> Tư vấn quy trình giải quyết khiếu nại, tố cáo khi bị xâm phạm trong sở hữu trí tuệ, gọi ngay 1900.633.727
Quy trình giải quyết khiếu nại
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật khiếu nại 2011 quy định khiếu nại là việc các công dân, cơ quan, tổ chức hay cán bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính Nhà nước, của người có thẩm quyền quyết định khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, các quyết định có thể bị khiếu nại như:
– Quyết định cấp, đổi lại hoặc hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan
– Thông báo từ chối tiếp nhận đơn, từ chối chấp nhận đơn
– Thông báo từ chối yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn/thay đổi đơn/rút đơn
– Quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ, từ chối bảo hộ nhãn hiệu đăng ký quốc tế,…
– Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, bảo hộ giống cây trồng
Căn cứ theo Điều 7 Luật khiếu nại 2011, Luật sở hữu trí tuệ 2005, Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN quy định về quy trình, thủ tục khiếu nại bao gồm các bước cơ bản sau:
Bước 1:
Nộp hồ sơ khiếu nại đến trụ sở hoặc các văn phòng đại diện của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Bước 2:
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thẩm tra hình thức, nội dung đơn. Trong vòng 10 ngày, cơ quan có thẩm quyền sẽ đưa ra quyết định thụ lý hoặc không thụ lý hồ sơ. Trường hợp không thụ lý, chủ thể có quyền, lợi ích liên quan trực tiếp có ý kiến trong vòng 30 ngày.
Bước 3: Cơ quan tiến hành giải quyết khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật
– Giải quyết khiếu nại lần 1: Kể từ ngày thụ lý hồ sơ, cơ quan giải quyết khiếu nại trong vòng 30 ngày, trường hợp phức tạp hơn sẽ không vượt quá 45 ngày
– Giải quyết khiếu nại lần 2: Thời gian giải quyết khiếu nại sẽ là 45 ngày, phức tạp hơn thì thời hạn sẽ không vượt quá 60 ngày
Quy trình giải quyết tố cáo
Căn cứ theo Điều 2 Luật Tố cáo 2018 quy định khi phát hiện hành vi vi phạm của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào gây thiệt hại hoặc gây đe dọa đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân thì họ có quyền tố cáo cho cơ quan có thẩm quyền.
Việc tố cáo các hành vi liên quan đến sở hữu trí tuệ cũng phải tuân theo Luật tố cáo 2018. Căn cứ theo Điều 28 Luật tố cáo 2018, trình tự giải quyết tố cáo được thực hiện như sau:
Bước 1: Thụ lý tố cáo
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết xác minh thông tin về người tố cáo và điều kiện thụ lý tố cáo. Người giải quyết tố cáo có trách nhiệm thông báo đến cho người tố cáo và người bị tố cáo trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thụ lý tố cáo.
Bước 2: Xác minh nội dung tố cáo
– Người giải quyết tố cáo tự mình xác minh hoặc có thể thành lập Đoàn xác minh, Tổ xác minh tố cáo (từ 2 người trở lên)
– Tiến hành thu thập thông tin, tài liệu, bằng chứng nhằm làm rõ nội dung tố cáo. Ghi chép thành văn bản và lưu giữ lại trong hồ sơ vụ án tố cáo
– Tạo điều kiện cho người bị tố cáo được giải trình, đưa ra chứng cứ xác minh trong quá trình xác minh
– Khi hoàn thành việc xác minh nội dung tố cáo, người được giao xác minh phải có văn bản báo cáo kết quả xác minh cho người giải quyết tố cáo và đề xuất biện pháp xử lý phù hợp
Bước 3: Đưa ra kết luận
Người giải quyết tố cáo đưa ra kết luận nội dung tố cáo và gửi kết luận này đến cho người bị tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan. Người giải quyết tố cáo phải gửi thông báo về kết luận nội dung tố cáo đến cho người tố cáo trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo.
Bước 4: Xử lý kết luận nội dung tố cáo trong 7 ngày làm việc kể từ ngày ban hành kết luận nội dung tố cáo
Trong trường hợp người bị tố cáo không vi phạm pháp luật, tiến hành khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, đồng thời xử lý hay kiến nghị nếu người tố cáo cố ý tố cáo sai sự thật. Trường hợp người bị tố cáo vi phạm, áp dụng biện pháp xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý.
Trong bước này, nếu phát hiện có dấu hiệu của tội phạm thì phải chuyển ngay hồ sơ tới Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
Kể từ ngày có kết quả xử lý, trong vòng 5 ngày, cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo bằng văn bản về kết quả xử lý cho người giải quyết tố cáo.
Quy trình thụ lý, giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ tại Tòa án
Việc giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Khi có nhu cầu khởi kiện, bên khởi kiện sẽ chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định của pháp luật và gửi đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Để đơn khởi kiện được Tòa án thụ lý và giải quyết nhanh chóng, người khởi kiện cần chuẩn bị hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Hồ sơ cần bao gồm đầy đủ đơn khởi kiện và các tài liệu quan trọng như văn bằng bảo hộ, giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan, giấy tờ tùy thân, hợp đồng chuyển giao quyền,…
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người khiếu kiện nộp đơn lên Tòa án có thẩm quyền. Tòa án sẽ cấp ngay giấy xác nhận đã nhận được đơn cho người khởi kiện. Nếu đơn khởi kiện đủ điều kiện thụ lý thì người khởi kiện sẽ tiến hành nộp tạm ứng phí, sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án trong vòng 7 ngày làm việc.
Sau khi người khởi kiện nộp biên lai tạm ứng phí cho Tòa án, vụ án sẽ được thụ lý và trong thời hạn 3 ngày làm việc, Tòa án sẽ thông báo về việc giải quyết vụ án bằng văn bản. Tòa án sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết bao gồm thủ tục hòa giải, thủ tục chuẩn bị xét xử. Sau đó, vụ việc sẽ được giải quyết theo trình tự phiên tòa sơ thẩm, phúc thẩm theo quy định chung của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Vấn đề thi hành quyết định giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ
Thi hành quyết định giải quyết tranh chấp sở hữu trí tuệ được thực hiện theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nhà nước khuyến khích đương sự tự nguyện thi hành bản án, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành án theo đúng quy định của pháp luật.
Trong quá trình thi hành án, cơ quan thi hành án có thể bị chậm trễ thực hiện một số thủ tục khiến cho tiến độ bị trì trệ. Lúc này, luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ chính là những người nắm rõ được thời hạn, quy trình thực hiện, từ đó họ có thể can thiệp sâu hơn, yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thực hiện đúng trách nhiệm của mình.
Bên cạnh đó, nếu phát hiện bất kỳ sai phạm nào gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng thì luật sư có thể làm đơn tố cáo sai phạm này.
Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ luôn sẵn sàng tiếp nhận, cung cấp các dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết toàn bộ vấn đề nêu trên để tối đa quyền lợi và hạn chế rủi ro phát sinh cho khách hàng.
Các phương thức liên hệ đến tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ
Tư vấn sở hữu trí tuệ qua đường dây nóng 1900.633.727
Không quan trọng bạn đang ở đâu, bạn cần tư vấn vào thời điểm nào, chỉ cần một cuộc gọi đến hotline 1900.633.727, bạn đã ngay lập tức được kết nối với các luật sư tư vấn sở hữu trí tuệ hàng đầu.
Dù là xác lập quyền sở hữu với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích hay xác lập đăng ký bảo hộ giống cây trồng hay bảo vệ quyền đối với các tác phẩm, chỉ với một cuộc điện thoại, mọi vấn đề, vướng mắc pháp lý của bạn về lĩnh vực sở hữu trí tuệ đều sẽ được giải quyết một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng và triệt để nhất.
Cách thức liên hệ đến tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ qua hotline 1900.633.727
Bước 1:
Khách hàng cần chuẩn bị nội dung cũng như câu hỏi về vấn đề bản thân đang gặp phải trước khi gọi tới Tổng đài tư vấn để cuộc gọi có thể diễn ra suôn sẻ nhất.
Bước 2:
Nhấc máy và liên hệ với Tổng đài tư vấn qua đường dây nóng miễn phí 1900.633.727
Bước 3:
Khách hàng trình bày câu hỏi của mình và lắng nghe tư vấn từ đội ngũ luật sư, chuyên viên của chúng tôi.
Khi liên hệ đến Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ 1900.633.727, khách hàng sẽ nhận được những lợi ích sau:
– Tất cả vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ đều được giải quyết một cách nhanh chóng và chính xác nhất
– Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ 1900.633.727 cam kết không thu bất kỳ chi phí nào trước, trong và sau quá trình tư vấn. Khách hàng chỉ cần chi trả một khoản cước viễn thông nhỏ với nhà mạng để được trải nghiệm dịch vụ cuộc gọi tốt nhất.
– Đội ngũ luật sư giải đáp mọi lúc, mọi nơi đối với mọi vấn đề
– Tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí đi lại
– Mọi thông tin cá nhân, thông tin vụ việc sẽ được Tổng đài tư vấn cam kết bảo mật 100%
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ qua Email
Tư vấn sở hữu trí tuệ qua Email là một trong những dịch vụ uy tín của Tổng đài tư vấn. Chỉ với mức phí 300.000 đồng/email tư vấn, chúng tôi cam kết giải đáp tận tình, chi tiết và chính xác nhất chỉ trong 24 – 48h kể từ thời điểm được yêu cầu.
Những lợi ích nhận được khi sử dụng dịch vụ tư vấn luật dân sự qua Email
– Sự tư vấn ngay lập tức: Ngay khi nhận được thông tin thanh toán và nội dung của câu hỏi tình huống, luật sư của chúng tôi sẽ liên hệ trực tiếp đến cho bạn để hỗ trợ tư vấn và giải đáp các vấn đề.
– Sự tư vấn chính xác với đầy đủ các căn cứ pháp lý: Các luật sư của chúng tôi sẽ tư vấn chính xác những yêu cầu tư vấn của bạn theo quy định của pháp luật. Nội dung trả lời của các luật sư bao gồm cả trích dẫn quy định của pháp luật cho từng trường hợp cụ thể.
– Hỗ trợ giải quyết tất cả vấn đề: Chúng tôi luôn cam kết hỗ trợ giải quyết tận gốc mọi vấn đề, tư vấn rõ ràng, cụ thể và rành mạch để các bạn có thể sử dụng kết quả tư vấn giải quyết vấn đề thực tế đang mắc phải
– Nhận được sự trả lời trực tiếp từ luật sư: Câu hỏi của bạn sẽ được các luật sư trả lời. Chúng tôi cam kết đó là các luật sư có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cao và có khả năng tư vấn, giải quyết vấn đề của bạn.
Cách thức kết nối với Luật sư tư vấn luật sở hữu trí tuệ qua Email
Với hình thức này, bạn chỉ cần thực hiện 4 bước sau:
Bước 1: Khách hàng gửi yêu cầu tư vấn đến email info@luatthienma.com.vn
Nội dung email cần bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
– Họ và tên người yêu cầu tư vấn
– Số điện thoại của người yêu cầu tư vấn
– Nội dung tư vấn
Bước 2: Bạn tiến hành thanh toán chi phí theo hướng dẫn sau:
– Tài khoản: MB Bank
– Chủ tài khoản: Nguyễn Văn Hùng
– Số tài khoản: 0936380888
– Mức phí tư vấn: 300.000 đồng/email tư vấn
– Nội dung chuyển khoản: Tư vấn email + Họ tên + Số điện thoại
Bước 3: Sau khi đã gửi email yêu cầu tư vấn, các chuyên viên sẽ xác nhận yêu cầu tư vấn và luật sư sẽ tiến hành tiếp nhận và tư vấn ngay lập tức.
Bước 4: Trong vòng 24 – 48h kể từ khi tiếp nhận, khách hàng sẽ ngay lập tức nhận được phản hồi từ luật sư đến chính email mà bạn đã gửi yêu cầu.
Dù là tư vấn trực tuyến, Tổng đài tư vấn cam kết tất cả các phản hồi đều bao gồm giải thích chi tiết, các trích dẫn pháp luật đầy đủ. Khách hàng hoàn toàn có thể sử dụng câu trả lời này để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tế.
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ trực tiếp tại văn phòng
Trong trường hợp vấn đề của bạn không chỉ dừng lại ở việc tư vấn sở hữu trí tuệ, bạn mong muốn được luật sư hỗ trợ trực tiếp các thủ tục hành chính liên quan thì hình thức tư vấn sở hữu trí tuệ trực tiếp tại văn phòng chính là một lựa chọn hoàn hảo. Với hình thức này, bạn sẽ được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng các luật sư uy tín, có trình độ chuyên môn cao và có thâm niên trong nghề. Các luật sư luôn sẵn sàng lắng nghe và hỗ trợ giải quyết triệt để mọi vướng mắc liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Văn phòng Hà Nội
Tầng 6, Tòa An Phát Building B14/D21 Khu Đô Thị Mới Quận Cầu Giấy, Hà Nội
Văn phòng Thành phố Hồ Chí Minh
SAV2-2.26 The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Tư vấn luật sở hữu trí tuệ theo địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn quá bận rộn nhưng vẫn muốn được lắng nghe tư vấn trực tiếp từ luật sư thì hình thức tư vấn luật sở hữu trí tuệ theo địa chỉ yêu cầu là một hình thức lựa chọn hàng đầu dành cho bạn. Không mất thời gian, không mất công sức đi lại, bạn vẫn được gặp gỡ và trao đổi trực tiếp cùng các luật sư uy tín hàng đầu trong ngành. Chỉ với một cuộc điện thoại đến đường dây nóng 1900.633.727 và yêu cầu về địa điểm tư vấn, Tổng đài tư vấn sẽ ngay lập tức cử luật sư có chuyên môn phù hợp đến tận nơi hỗ trợ và tư vấn cho bạn.
Tại sao bạn nên sử dụng dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ tại Tổng Đài Tư Vấn?
Là đơn vị tư vấn sở hữu trí tuệ uy tín nhất
Trải qua hơn 10 năm hoạt động, Tổng đài tư vấn đã hỗ trợ giải quyết cho hàng ngàn doanh nghiệp, hàng chục ngàn cá nhân trên cả nước đăng ký và bảo hộ thành công các quyền trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ.
Bên cạnh đó, Tổng đài tư vấn cũng là một chỗ dựa pháp lý uy tín cho các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước. Mọi thông tin, giấy tờ, tài liệu chứng minh hoạt động, bạn đều có thể tìm thấy dễ dàng trên Website của công ty. Chính nhờ sự công khai và minh bạch, Tổng đài tư vấn đã nhận được vô số giải thưởng, bằng khen từ Hội luật sư và các chuyên gia trong ngành.
Đội ngũ luật sư am hiểu sâu sắc về pháp luật
Tổng đài tư vấn là nơi quy tụ của đội ngũ luật sư cực hùng hậu. Họ là các luật sư có trình độ chuyên môn cao, tư duy sắc bén cùng niềm đam mê cháy bỏng với nghề. Hơn thế nữa, các luật sư còn thường xuyên góp mặt trong các chương trình truyền hình với vai trò là các chuyên gia cố vấn sở hữu trí tuệ. Với sự am hiểu đa lĩnh vực và thâm niên trong nghề, các luật sư cam kết sẽ giải quyết triệt để mọi vướng mắc của bạn liên quan đến sở hữu trí tuệ.
Bảo mật 100%
Đến với Tổng đài tư vấn sở hữu trí tuệ 1900.633.727, chúng tôi cam kết mọi thông tin cá nhân, thông tin vụ việc của bạn đều được bảo mật tuyệt đối. Mọi hành vi cố tình truy cập, đánh cắp thông tin đều sẽ được xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thái độ phục vụ chuyên nghiệp, tận tâm
Tổng đài tư vấn cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ 24/7 tất cả các ngày trong tuần (từ Thứ 2 đến Chủ nhật) vào khung giờ từ 7h30 – 22h30 kể cả ngày nghỉ, ngày lễ, ngày Tết nhằm hỗ trợ khách hàng mọi lúc mọi nơi. Đội ngũ luật sư, chuyên viên tư vấn luôn có mặt, sẵn sàng lắng nghe và giải quyết tận tâm, tận tình mọi vướng mắc của khách hàng.
Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về dịch vụ tư vấn sở hữu trí tuệ của Tổng đài tư vấn. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn sở hữu trí tuệ, đăng ký, bảo hộ nhãn hiệu, giải quyết tranh chấp liên quan đến sở hữu trí tuệ, hãy nhấc máy liên hệ ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ giải đáp kịp thời và nhanh chóng nhất.