Thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp là gì? – Phân biệt thế nào?

thua-ke-the-vi-va-thua-ke-chuyen-tiep-2

Thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp là 2 trường hợp đặc biệt của thừa kế, đây cũng là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau nhưng lại thường xuyên bị nhầm lẫn. Ngay sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp một cách chi tiết nhất về 2 loại thừa kế nêu trên. Trong trường hợp cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để tư vấn chính xác và cụ thể nhất!

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các vấn đề liên quan đến thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Gọi ngay: 1900.6174

Quy định pháp luật về thừa kế thế vị

Bộ Luật dân sự 2015 quy định cụ thể về thừa kế, do đó thừa kế thế vị được quy định cụ thể như sau: 

Thừa kế thế vị là gì? 

Thừa kế thế vị là quá trình chuyển giao tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý từ người chết (người thừa kế) cho người sống sót (người thừa kế). Như vậy, thừa kế thế vị là các con (cháu/chắt) được thay vào vị trí của bố hoặc mẹ (ông, bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông hoặc bà) chết trước hoặc chết cùng ông, bà (hoặc cụ). Những người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố, mẹ mình (hoặc ông bà) đáng lẽ được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt như cha/mẹ chết cùng thời điểm với ông hoặc bà thì cháu thay thế vị trí của cha hoặc mẹ nhận di sản của ông/bà (Căn cứ pháp lý Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015).

thua-ke-the-vi-va-thua-ke-chuyen-tiep-2

Đặc điểm của thừa kế thế vị

Thừa kế thế vị có các đặc trưng cụ thể như sau:

– Chỉ có cháu hoặc chắt của người để lại di sản mới được quyền hưởng phần tài sản thừa kế thế vị.

– Nếu tại thời điểm phát sinh thừa kế thế vị mà người thế vị chưa được sinh ra thì người thế vị đó phải đảm bảo còn sống khi sinh ra (đã thành thai trước thời điểm người được thế vị chết)

– Chỉ xảy ra khi con hoặc cháu của người để lại di sản chết trước hay chết cùng thời điểm với người để lại di sản

– Chỉ có thể là thừa kế theo pháp luật.

– Con nuôi và cha/mẹ nuôi, con riêng với cha dượng, mẹ kế cũng đều được quyền thừa hưởng di sản thừa kế của nhau và tồn tại thừa kế thế vị

Trên đây là các đặc trưng của thừa kế thế vị. 

thua-ke-the-vi-va-thua-ke-chuyen-tiep-5

>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thừa kế thế vị. Gọi ngay: 1900.6174

Quy định của pháp luật về thừa kế chuyển tiếp?

Thừa kế chuyển tiếp được Bộ Luật dân sự 2015 quy định cụ thể tại điều  Điều 624 và Điều 649, cụ thể như sau:

Thừa kế chuyển tiếp là gì? 

Thừa kế là quá trình chuyển giao tài sản từ người mất (người thừa kế) cho người còn sống (người thừa kế). Người thừa kế có quyền nhận lại các tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ của người đã mất theo quy định của pháp luật. Thừa kế có thể diễn ra theo di chúc của người chết (nếu có) hoặc theo quy định của pháp luật.

Thừa kế được chia thành 02 hình thức:Thừa kế theo di chúc và Thừa kế theo pháp luật

Như vậy, Thừa kế chuyển tiếp được là sự dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống.

>>>Xem thêm: Thừa kế sổ tiết kiệm người thừa kế phải làm gì? Thủ tục thế nào?

Các loại thừa kế chuyển tiếp? 

Có hai loại thừa kế chuyển tiếp đó là:

– Thừa kế chuyển tiếp về di sản: Là trường hợp người chết để lại di sản mà phần di sản đó chưa được phân chia cho những người thừa kế, sau đó một trong số những người thừa kế của người này cũng chết đi thì di sản của người chết sau bao gồm cả phần di sản mà người này được hưởng trong khối di sản của người chết trước.

– Thừa kế chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế: Là trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Khi đó những người ở hàng thừa kế tiếp theo sẽ được hưởng di sản thừa kế (Căn cứ pháp lý theo khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015).

Như vậy, có 2 loại thừa kế chuyển tiếp được pháp luật quy định. 

thua-ke-the-vi-va-thua-ke-chuyen-tiep-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí quy định pháp luật về thừa kế chuyển tiếp Gọi ngay: 1900.6174

Phân biệt thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp 

Từ những quy định và phân tích ở trên thì có thể phân biệt thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp như sau:

* Thừa kế thế vị: 

– Đối tượng: Những người thừa kế phải có quan hệ huyết thống về trực hệ, các đối tượng còn lại trong hàng thừa kế thứ nhất đáp ứng điều kiện về nuôi dưỡng.

– Trường hợp được hưởng di sản: Con của người chết để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản

– Hình thức thừa kế: Theo pháp luật

– Giới hạn thừa kế: cháu/chắt của người chết để lại di sản được hưởng.

* Thừa kế chuyển tiếp:

– Đối tượng: Bất kỳ ai có đủ điều kiện trong hàng thừa kế chuyển tiếp của người để lại di sản

– Trường hợp được hưởng di sản: Con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản

– Hình thức thừa kế: Theo di chúc và theo pháp luật

– Giới hạn thừa kế: Không giới hạn người hưởng di sản.

Như vậy, thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị có những đặc điểm khác nhau trên. 

>>>Xem thêm: Cách chia tài sản thừa kế theo pháp luật quy định như thế nào?

Cám ơn bạn đã tìm hiểu về vấn đề thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp. Mọi thắc về vấn đề pháp lý hoặc cần sự tư vấn từ luật sư của Tổng Đài Tư Vấn, chúng tôi khuyến nghị liên hệ với số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất nhé!

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900633727