Tư vấn luật thừa kế hiện nay là nhu cầu của nhiều cá nhân, gia đình bởi những tranh chấp liên quan đến thừa kế đang diễn ra ngày một nhiều trên thực tế, những tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho gia đình và cho xã hội. Vì những lý do trên, Tổng đài tư vấn triển khai các dịch vụ tư vấn liên quan đến pháp luật về thừa kế, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về lĩnh vực này, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.633.727 để được Luật sư hỗ trợ tư vấn tận tình nhất!
Khi nào cần tư vấn luật thừa kế?
Quyền thừa kế là một trong những chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự nước ta, là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người khác theo di chúc hoặc theo một trình tự theo pháp luật quy định. Đồng thời quy định phạm vi, quyền nghĩa vụ và phương thức để bảo vệ các quyền, nghĩa vụ của người thừa kế.
Bộ luật Dân sự năm 2015 tại Điều 609 đã đưa ra khái niệm về quyền thừa kế: “Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật; Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc”. Vì vậy các hình thức thừa kế sẽ bao gồm Thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.
Pháp luật thừa kế hiện hành được xác định bao gồm các vấn đề như: Quyền thừa kế; Quy định về di sản thừa kế; Thời điểm mở thừa kế; Thời hiệu thừa kế; Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại; Quản lý di sản thừa kế; Từ chối nhận di sản thừa kế và các quan hệ thừa kế khác…
Trên thực tế việc phân chia di sản thừa kế sẽ xảy ra rất nhiều các vấn đề khác nhau chẳng hạn như người thân chết để lại di chúc nhưng di chúc không có hiệu lực; Người thừa kế không thực hiện nghĩa vụ đối đối phần di sản được thừa kế; người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc…
Vì vậy lúc này sẽ xuất hiện nhu cầu cần tư vấn về pháp luật thừa kế. Việc tư vấn luật thừa kế giúp mọi người có thể nắm rõ pháp luật về thừa kế và vận dụng một cách chính xác từ đó có thể tự mình bảo vệ quyền lợi của bản thân trong việc phân chia di sản thừa kế.
Các lĩnh vực tư vấn luật thừa kế tại Tổng đài tư vấn
Tư vấn thừa kế theo di chúc
Điều kiện có hiệu lực của di chúc
Di chúc là một giao dịch dân sự mang tính chất đặc biệt, giao dịch dân sự này sẽ chỉ phát sinh hiệu lực khi người lập di chúc chết. Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 di chúc có hiệu lực chỉ khi bản di chúc đó đáp ứng các điều kiện pháp lý nhất định. Vì vậy việc nắm rõ điều kiện có hiệu lực của di chúc đảm bảo cho các bản di chúc được lập ra một cách hợp pháp, tránh những tranh chấp không đáng có xảy ra trong tương lai. Tổng đài tư vấn có hỗ trợ tư vấn về các điều kiện có hiệu lực của di chúc, bao gồm:
– Điều kiện về năng lực chủ thể của người lập di chúc
Người lập di chúc là người từ đủ 18 tuổi có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi cũng có thể lập di chúc nếu cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý. Người lập di chúc phải minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc.
Pháp luật nước ta công nhận người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Vì vậy, không phân biệt nam, nữ, tôn giáo,thành phần…mọi người từ đủ 18 tuổi đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình.
– Điều kiện về mặt ý chí của người lập di chúc
Người lập di chúc phải tự nguyện trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép trong việc lập di chúc.
Tự nguyện của người lập di chúc là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của họ ra bên ngoài. Sự thống nhất này là sự thống nhất giữa mong muốn chủ quan là mong muốn bên trong của người lập di chúc với hình thức thể hiện ra bên ngoài sự mong muốn đó là bản di chúc.
Cưỡng ép người lập di chúc có thể là sự cưỡng ép về thể chất chẳng hạn như đánh đập, giam giữ… hoặc có thể về tinh thần như xúc phạm danh dự, nhân phẩm…. Người lập di chúc có thể bị lừa dối bằng nhiều thủ đoạn chẳng hạn như: cung cấp tài liệu giả để cho người có tài sản tin rằng một người đã chết hoặc đã mất tích nên không lập di chúc để lại di sản cho người đó mà để lại di sản cho người làm tài liệu giả…
– Điều kiện về mặt nội dung của di chúc
Nội dung của di chúc sẽ là sự thể hiện ý chí của người lập di chúc về việc định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Người lập di chúc chỉ định người thừa kế, phân chia nghĩa vụ cho người thừa kế, phân định tài sản thừa kế,… Ý chí của người lập di chúc sẽ phải phù hợp với các quy định của Pháp luật và không được trái với đạo đức xã hội, tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự được quy định tại điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015.
– Điều kiện về hình thức của di chúc
Hình thức của di chúc là phương tiện để biểu hiện ý chí của người lập di chúc, là căn cứ pháp lý để làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc, đồng thời là chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích cho người được chỉ định trong di chúc.
Vì vậy di chúc sẽ phải được lập dưới một hình thức nhất định. Pháp luật hiện hành quy định di chúc có thể được lập dưới hai hình thức:
+ Hình thức văn bản: Là loại di chúc được thể hiện dưới dạng chữ viết có thể là viết tay hoặc đánh máy có chứng nhận hoặc không có chứng nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
+ Hình thức miệng: Toàn bộ ý chí của người lập di chúc miệng bằng lời nói. Di chúc miệng sẽ được coi là hợp pháp nếu như người lập di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì người làm chứng phải ghi chép lại và cùng phải ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, di chúc sẽ phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng theo quy định tại khoản 5 Điều 630 Bộ luật dân sự 2015.
Thừa kế không phụ thuộc di chúc
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 hiện hành thì có một số đối tượng sẽ đương nhiên được hưởng 2/3 một suất thừa kế mà không phụ thuộc vào nội dung của di chúc. Vì vậy cá nhân cần nắm rõ những quy định này để có thể tự bảo vệ được quyền và lợi ích mình cũng như người thân của mình trên thực tế.
Theo quy định tại Điều 644 Bộ Luật dân sự 2015 thì những người sau đây sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được hưởng di sản theo di chúc hoặc chỉ được hưởng phần di sản ít hơn 2/3 suất thừa kế:
– Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng
– Con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động
Nhưng cần phải lưu ý điều luật này sẽ không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 Bộ Luật dân sự 2015 và người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 Bộ luật dân sự 2015.
Tư vấn thừa kế theo quy định của pháp luật
Các hàng thừa kế
Căn cứ tại khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 có quy định cụ thể về các hàng thừa kế, như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất nhất bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết
Quan hệ thừa kế giữa vợ và chồng:
Vợ, chồng là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau nếu vào thời điểm một trong hai bên chết mà quan hệ hôn nhân về mặt pháp lý vẫn tồn tại.
Quan hệ thừa kế giữa cha mẹ đẻ với con đẻ và cha mẹ nuôi với con nuôi:
Cha đẻ hoặc mẹ đẻ của một người là người đã sinh ra người đó. Vì vậy cha mẹ của người con trong giá thú hoặc ngoài giá thú sẽ đều là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của con mình và ngược lại, dù con trong gia thú hay con ngoài giá thú thì cũng đều là đối tượng thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ.
Đối với quan hệ cha mẹ nuôi và con nuôi sẽ là hàng thừa kế thứ nhất của nhau tuy nhiên chỉ trong trường hợp việc nhận nuôi con nuôi được đăng ký theo quy định của pháp luật.
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại
Ông nội, bà nội là người sinh ra cha của người để lại di sản. Ông ngoại, bà ngoại là người sinh ra mẹ của người để lại di sản. Anh, chị, em ruột là những người có cùng ít nhất cha hoặc mẹ với người để lại di sản. Quan hệ này được pháp luật xác định dựa trên quan hệ huyết thống.
– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Cụ nội là người sinh ra ông nội hoặc bà nội của người để lại di sản. Còn cụ ngoại sẽ là người đã sinh ra ông ngoại hoặc bà ngoại của người đó.
Bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của một người là những anh, chị, em ruột của bố đẻ hoặc mẹ đẻ của người để lại di sản.
– Về nguyên tắc và trình tự hưởng di sản thừa kế đối với các hàng thừa kế được quy định như sau:
Những người thừa kế cùng hàng thì được hưởng phần di sản bằng nhau.
Những người ở hàng thừa kế sau sẽ chỉ được hưởng thừa kế trong trường hợp không còn ai ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Trong trường hợp nếu không còn ai là người thừa kế ở hàng thừa kế thứ ba thì di sản lúc này sẽ thuộc về Nhà nước.
Thừa kế thế vị
Tại Điều 625 Bộ luật dân sự 2015 có quy định về trường hợp thừa kế thế vị, cụ thể như sau: “Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.”
Theo đó thừa kế thế vị sẽ chỉ phát sinh trong quan hệ thừa kế theo pháp luật và không thể phát sinh từ quan hệ thừa kế theo di chúc. Bởi vì người được chỉ định thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc thì phần di sản liên quan đến người chết trước đó sẽ không có hiệu lực thi hành. Việc thừa kế thế vị được quy định để nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu, chắt, đảm bảo quyền lợi của họ khi cha mẹ họ chết trước ông, bà. Thừa kế thế vị được xem xét dựa trên tổng thể về quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại di sản với con cháu của người đó. Chính vì vậy tạo ra sự gắn bó giữa những người thân thuộc nhất của người chết với con cái của họ.
Theo quy định của điều luật trên thì thừa kế thế vị sẽ chỉ đặt ra khi thỏa mãn các điều kiện sau :
– Con hoặc cháu của người để lại di sản chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản
– Con hoặc cháu người để lại di sản phải “được hưởng phần di sản nếu còn sống”
– Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng cho quan hệ giữa người để lại di sản – con – cháu – chắt theo chiều xuôi và sẽ không áp dụng theo chiều ngược lại.
Thừa kế giữa cha, mẹ, con nuôi
Tại Điều 53 Bộ luật dân sự 2015 có quy định: “Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này.”
Như vậy con nuôi và cha, mẹ nuôi sẽ được hưởng di sản thừa kế của nhau giống như con đẻ và cha mẹ đẻ. Con nuôi và cha mẹ nuôi sẽ là người thừa kế theo pháp luật thuộc hàng thứ nhất của nhau theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015, đồng thời cũng là đối tượng được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.
Thừa kế giữa vợ và chồng
Vợ chồng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất của nhau. Tuy nhiên cũng cần lưu ý đối với các trường hợp cụ thể quy định tại điều 655 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể như sau:
· Trong trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân và sau đó một trong hai người chết thì người còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế
· Trong trường hợp vợ, chồng xin ly hôn nhưng chưa được hoặc đã được Tòa án cho ly hôn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật nếu một bên chết thì bên còn lại vẫn được hưởng di sản thừa kế.
· Người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì sau đó dù đã kết hôn với người khác thì vẫn được thừa kế di sản.
Tư vấn hướng giải quyết tranh chấp thừa kế
Thương lượng
Thương lượng là phương thức giải quyết tranh chấp thừa kế thông qua việc các bên tranh chấp sẽ cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp và tháo gỡ những bất đồng phát sinh để có thể loại bỏ tranh chấp mà không đến sự sự trợ giúp của bên thứ ba hay phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Để tiết kiệm tối đa thời gian cũng như chi phí thì thương lượng được xem là phương thức giải quyết tranh chấp về thừa kế tối ưu nhất. Phương thức này vừa giúp các bên có được mong muốn của mình, bảo đảm được quyền lợi của các bên thông qua việc thỏa thuận vừa tiện lợi, nhanh chóng và hiệu quả.
Hòa giải
Hòa giải là một trong những phương thức được sử dụng khá phổ biến và có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế nói riêng và các tranh chấp khác nói chung. Việc áp dụng biện pháp hòa giải trong giải quyết tranh chấp sẽ giúp các bên tranh chấp có thể tiết kiệm được chi phí so với việc khởi kiện ra Tòa án và thời gian giải quyết cũng nhanh hơn rất nhiều.
Trong tranh chấp về thừa kế nếu hai bên không thể tự thương lượng và thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết, phân chia di sản thì lúc này có thể nhờ luật sư hoặc người thứ ba có hiểu biết pháp luật tiến hành hòa giải. Hòa giải theo quy định không phải là thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết tranh chấp về thừa kế. Vì vậy hai bên có thể lựa chọn hòa giải hoặc không hòa giải mà khởi kiện trực tiếp ra Tòa án nhân dân yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Khởi kiện
Căn cứ theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015 thì thời hiệu giải quyết tranh chấp về thừa kế sẽ được quy định như sau:
– Về yêu cầu chia di sản thời hiệu sẽ là 30 năm đối với bất động sản và 10 năm đối với động sản tính từ thời điểm mở thừa kế.
– Về yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác thì thời hiệu sẽ là 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Về yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại thời hiệu sẽ là 3 năm kể từ thời điểm mở thừa kế.
Đối với tranh chấp liên quan đến thừa kế thì người thừa kế sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc theo quy định tại khoản 5 Điều 26, điểm a khoản 1 Điều 35, điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 33 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì những tranh chấp về thừa kế có yếu tố nước ngoài sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp Tỉnh, cụ thể bao gồm:
– Những tranh chấp về thừa kế mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài
– Hoặc cần phải uỷ thác tư pháp cho cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài
Dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế di sản – đất đai
Tranh chấp thừa kế liên quan đến quyền sử dụng đất diễn ra ngày một nhiều trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy ngoài các dịch vụ tư vấn giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật thì Tổng đài pháp luật còn cung cấp các dịch vụ giải quyết tranh chấp thừa kế di sản – đất đai.
Khi liên hệ đến Tổng đài tư vấn, quý khách hàng sẽ được hỗ trợ mọi thắc mắc cũng như các thủ tục liên quan đến việc giải quyết tranh chấp thừa kế liên quan đến đất đai, tài sản, chẳng hạn như:
– Tư vấn về tính hợp pháp của di sản thừa kế là quyền sử dụng đất
– Tư vấn, hỗ trợ trong việc chuẩn bị hồ sơ, soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp về thừa kế
– Tham gia cùng khách hàng trong việc đàm phán, giải quyết tranh chấp thừa kế về đất đai
– Đại diện theo ủy quyền của khách hàng làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
– Thay mặt khách hàng tham gia tố tụng tại Tòa án
– Tư vấn về quyền kháng cáo đối với các vụ việc phức tạp.
> Xem thêm: Tổng đài tư vấn luật đất đai 1900.633.727 miễn phí, nhanh chóng 24/7
Các hình thức tư vấn luật thừa kế tại Tổng đài tư vấn
Tư vấn luật thừa kế miễn phí qua tổng đài điện thoại 1900.633.727
Với mong muốn mọi người dân trên mọi miền đều có thể hiểu rõ được quyền cũng như nghĩa vụ của mình trong quan hệ pháp luật thừa kế nói riêng và trong những quan hệ pháp luật khác nói chung do đó Tổng đài tư vấn có cung cấp dịch vụ tư vấn Luật thừa kế miễn phí qua Tổng đài điện thoại 1900.633.727, đây được xem là phương thức tư vấn tối ưu nhất hiện nay.
Vì vậy nếu bạn có nhu cầu cần nhận được những lời tư vấn, giải đáp từ phía đội ngũ của Tổng đài tư vấn liên quan đến pháp luật về Thừa kế thì trước hết bạn cần chuẩn bị tất cả những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề mà mình đang gặp phải, sau đó bạn chỉ cần nhấc máy và gọi ngay đến số điện thoại 1900.633.727 để được trao đổi và trò chuyện trực tiếp với chúng tôi.
Trong suốt quá trình trao đổi và tư vấn, chúng tôi sẽ không thu bất cứ một khoản chi phí nào khác ngoài cước phí viễn thông theo quy định của nhà mạng được chúng tôi niêm yết trong lời chào của hệ thống. Do đó bạn cũng đừng quên nạp đủ tiền điện thoại để quá trình trò chuyện và chất lượng cuộc gọi được tốt nhất cũng như không bị ngắt quãng giữa chừng.
Lợi ích khi lựa chọn dịch vụ tư vấn luật thừa kế qua điện thoại
Chỉ với một cuộc điện thoại qua tổng đài 1900.633.727 của Tổng đài tư vấn, những băn khoăn, thắc mắc liên quan đến Luật thừa kế của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp ngay lập tức.
Phạm vi phục vụ của Tổng đài trải dài trên cả nước vì vậy toàn bộ người dân dù ở đâu, vào bất kỳ thời điểm vào, đối với bất cứ câu hỏi gì thì cũng vẫn có thể nhận được sự hỗ trợ và tư vấn nhiệt tình từ đội ngũ chúng tôi.
Khi liên hệ đến số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí 1900.633.727 khách hàng sẽ nhận lại được các lợi ích như sau:
· Những yêu cầu tư vấn, giải đáp của khách hàng được giải quyết nhanh, gọn và chính xác
Bất kể khi nào bạn có câu hỏi liên quan đến các vấn đề pháp lý nói chung và các vấn đề liên quan đến Luật thừa kế nói riêng thì bạn chỉ cần nhấc máy và gọi đến qua số điện thoại tư vấn trực tuyến 1900.633.727 mọi vấn đề của bạn lúc này sẽ được được giải quyết gần như ngay lập tức.
· Đội ngũ Luật sư hỗ trợ tư vấn, giải đáp mọi lúc, mọi nơi và đối với mọi vấn đề liên quan đến Luật thừa kế
Tổng đài tư vấn luôn tự hào khi sở hữu Đội ngũ Luật sư, Chuyên gia, Chuyên viên tư vấn có trình độ chuyên môn sâu rộng, cũng như có lý tưởng và đạo đức nghề nghiệp cao cả. Vì vậy đối với mọi vấn đề của bạn đội ngũ của chúng tôi sẽ lắng nghe sau đó với khả năng nắm bắt cốt lõi của vấn đề một cách nhạy bén, đội ngũ Luật sư, chuyên gia, chuyên viên tư vấn của chúng tôi sẽ đưa ra lời khuyên cũng như hướng dẫn cụ thể nhất giúp bạn giải quyết được vấn đề của mình trên thực tế theo đúng quy định của pháp luật.
· Giúp bạn tiết kiệm được tối đa thời gian và chi phí đi lại
Đối với những khách hàng ở xa, không thuận tiện đi lại thì việc lựa chọn hình thức tư vấn Luật thừa kế qua số điện thoại tư vấn pháp luật miễn phí 1900.633.727 là giải pháp tốt nhất để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí cũng như thời gian của các bạn. Việc trao đổi với chúng tôi qua số điện thoại sẽ không làm giảm chất lượng của cuộc tư vấn. Lúc này bạn sẽ nhận được những khuyến cáo, sự hướng dẫn một cách cụ thể, rõ ràng và chi tiết nhất về vấn đề mình đang gặp phải giống như việc gặp mặt trực tiếp bởi vì dù bạn ở bất kỳ đâu hay vào bất kỳ khoảng thời gian nào thì chúng tôi vẫn sẵn sàng giúp đỡ bạn.
· Chúng tôi cam kết bảo mật thông tin tư vấn
Mọi thông tin mà Tổng đài tiếp nhận được từ bạn sẽ được bảo mật tuyệt đối, chúng tôi cam kết sẽ không chia sẻ hay bị rò rỉ thông tin ra ngoài dù cho bất kỳ vấn đề gì xảy ra.
Tư vấn luật thừa kế qua Email
Có thể thấy các vấn đề liên quan đến pháp luật thừa kế tuy không phải là một vấn đề quá phức tạp nhưng nó lại liên quan đến quan hệ huyết thống, mọi tranh chấp xảy ra nếu không được giải quyết một cách hợp lý thì rất dễ xảy ra những hậu quả đáng tiếc, làm phá vỡ hạnh phúc gia đình.
Từ thực tế này Tổng đài tư vấn cũng có hỗ trợ tư vấn các vấn đề pháp lý nói chung và vấn đề về Luật thừa kế nói riêng qua email: info@luatthienma.com.vn. Qua đó chúng tôi cam kết sẽ gửi đến cho bạn câu trả lời và nội dung tư vấn thỏa đáng và chính xác nhất. Khi liên hệ tư vấn Luật thừa kế qua email. Bạn chỉ cần lưu ý một số vấn đề đó là:
– Trong nội dung thư tư vấn bạn cần trình bày rõ nội dung vấn đề mà mình gặp phải cũng như mong muốn đối với hướng giải quyết vấn đề đó như thế nào để đội ngũ chúng tôi có thể dễ dàng đưa ra những phân tích và giải đáp một cách chính xác nhất
– Email mà bạn gửi đến cần phải có nội dung văn minh, không mang tính bôi nhọ cá nhân hay tập thể và không đi ngược lại với những giá trị đạo đức, trái với những quy định của pháp luật
– Bạn hoàn toàn có thể sử dụng tên giả định thay vì tên đích danh để tránh việc xâm phạm đến quyền nhân thân của các cá nhân, tổ chức có liên quan
– Đây là hình thức tư vấn có trả phí, do đó bạn sẽ cần thực hiện việc thanh toán theo sự hướng dẫn của nhân viên tổng đài để quá trình tư vấn được diễn ra thuận lợi nhất.
Tư vấn luật thừa kế trực tiếp tại văn phòng
Trong trường hợp vấn đề của khách hàng quá phức tạp hoặc nhu cầu của khách hàng không chỉ dừng ở việc tư vấn, giải đáp mà có thể còn mong muốn được Luật sư của chúng tôi hỗ trợ trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến vụ việc thì lúc này Tổng đài tư vấn luật thừa kế của chúng tôi còn hỗ trợ khách hàng có thể gặp mặt và làm việc trực tiếp với Luật sư tại văn phòng.
Do đó lúc này bạn có thể liên hệ tới số hotline 1900.633.727 để đặt lịch hẹn với đội ngũ Luật sư của chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận mọi cuộc gọi của các bạn để có thể sắp xếp lịch hẹn phù hợp nhất với điều kiện của khách hàng. Quý khách cần lưu ý rằng đây là hình thức tư vấn có thu phí dịch vụ với mức phí 500.000 VNĐ trên một giờ tư vấn tại văn phòng của Tổng đài trong khung giờ hành chính.
Hiện tại Tổng đài tư vấn Luật thừa kế cung cấp các dịch vụ tư vấn trực tiếp qua các địa chỉ:
Tại Hà Nội: Tầng 6, An Phát Building, khu đô thị mới Cầu Giấy, Hà Nội
Tại Thành phố Hồ Chí Minh: SAV2–2.26, The Sun Avenue, 28 Mai Chí Thọ, P. An Phú, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
Luật sư tư vấn luật thừa kế trực tiếp theo địa chỉ yêu cầu
Nếu bạn đang đang có những vấn đề thắc mắc liên quan đến pháp luật về thừa kế và có nhu cầu được gặp gỡ Luật sư trực tiếp để trao đổi và xin ý kiến tuy nhiên do công việc quá bận và không tiện di chuyển đi lại thì lúc nào bạn hoàn toàn có thể sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của Tổng đài tư vấn chúng tôi.
Tổng đài tư vấn sẽ cử những Luật sư chuyên môn, phù hợp với vấn đề mà bạn đang gặp phải qua trực tiếp địa chỉ mà bạn yêu cầu để tư vấn cũng như hỗ trợ pháp lý.
Để có thể sử dụng dịch vụ này bạn chỉ cần liên hệ qua đường dây nóng của Tổng đài tư vấn 1900.633.727 để có thể đặt lịch hẹn với Luật sư của chúng tôi. Lúc này chúng tôi sẽ nhanh chóng xác nhận và sắp xếp Luật sư phù hợp có thể trực tiếp tư vấn và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất.
Tại sao nên lựa chọn dịch vụ tư vấn luật thừa kế tại Tổng đài tư vấn?
Khi gặp phải những vấn đề liên quan đến pháp luật về thừa kế khách hàng nên lựa chọn dịch vụ tư vấn tại Tổng đài tư vấn của chúng tôi xuất phát từ những lý do sau đây:
– Tổng Đài tư vấn 1900.633.727 của chúng tôi hiện là một trong những địa chỉ cung cấp các dịch vụ pháp lý uy tín hàng đầu cả nước. Trong quá trình hoạt động Tổng Đài luôn được quý khách hàng đánh giá là một địa chỉ đáng tin cậy, đóng vai trò như một chỗ dựa pháp lý vững chắc cho mọi khách hàng cần đến sự giúp đỡ của chúng tôi
– Tổng đài tư vấn sở hữu đội ngũ Luật sư, chuyên gia, chuyên viên tư vấn dày dặn những kinh nghiệm, luôn đặt quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng lên hàng đầu trong quá trình giải quyết các vấn đề. Với phong thái làm việc chuyên nghiệp do đó các thủ tục khi làm việc với chúng tôi cũng được diễn ra một cách nhanh chóng để đảm bảo mọi thắc mắc sẽ được giải quyết một cách kịp thời và đúng theo nguyện vọng của khách hàng.
– Ngoài ra khách hàng còn nhận được nhiều sự hỗ trợ khác từ phía đội ngũ của Tổng đài tư vấn như:
+ Được cung cấp cụ thể các biểu mẫu liên quan đến thừa kế
+ Được hướng dẫn cách lập di chúc đúng theo quy định của pháp luật, đúng với ý chí nguyện vọng của khách hàng và hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến trong tương lai
+ Được tư vấn về cách thức khai nhận di sản thừa kế, cách chia di sản thừa kế
+ Được hỗ trợ hòa giải khi có tranh chấp về thừa kế
+ Được tối đa hóa quyền và lợi ích chính đáng khi xảy ra những vụ việc tranh chấp về thừa kế
+ Thông tin khách hàng được bảo mật tuyệt đối.
Quy trình tiếp nhận và tư vấn luật thừa kế tại Tổng đài tư vấn
Hiện nay quy trình tiếp nhận và tư vấn luật thừa kế tại Tổng đài tư vấn sẽ được diễn ra theo các bước như sau:
– Trước tiên quý khách hàng sẽ cung cấp thông tin cũng như những băn khoăn, thắc mắc cần tư vấn cho chúng tôi. Đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý phụ trách của chúng tôi sẽ tiếp nhận và tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất cho khách hàng.
– Nếu khách hàng có nhu cầu tư vấn trực tiếp chúng tôi sẽ sắp xếp thời gian, địa điểm phù hợp với điều kiện của khách hàng để có một buổi tư vấn trọn vẹn nhất.
– Khách hàng cần chuẩn bị những tài liệu, giấy tờ, những thông tin liên quan đến vụ việc để Luật sư chúng tôi có thể nghiên cứu và tiến hành đưa ra những giải pháp, khuyến cáo một cách chính xác nhất
– Phương châm làm việc của chúng tôi là luôn phải tìm ra phương hướng giải quyết phù hợp và hiệu quả nhất cho khách hàng. Vì vậy chúng tôi xin đảm bảo mọi vấn đề sẽ được giải quyết triệt để và giao dịch sẽ chỉ kết thúc khi khách hàng thật sự hài lòng.
Trên đây là những chia sẻ của Tổng đài tư vấn liên quan đến dịch vụ tư vấn luật thừa kế. Đội ngũ Luật sư, chuyên viên của chúng tôi luôn cố gắng từng ngày để trở thành một địa chỉ đáng tin cậy, có thể hỗ trợ mọi khách hàng trên mọi miền tổ quốc trong những vấn đề pháp lý mà bạn gặp phải. Vì vậy mọi câu hỏi cũng như những băn khoăn, thắc mắc của bạn, vui lòng liên hệ trực tiếp đến đường dây nóng 1900.633.727 của chúng tôi để được sự tư vấn cũng như hỗ trợ nhanh chóng nhất.