Thừa kế thế vị là gì? Thừa kế thế vị trong trường hợp nào?

so-thua-ke-the-vi-la-gi

Thừa kế thế vị là gì? Quyền thừa kế di sản của công dân được pháp luật quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015. Theo đó, thừa kế thế vị cũng được bảo vệ, hạn chế bị xâm phạm. Pháp luật quy định như thế nào về thừa kế thế vị? Ngay sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất những vướng mắc nêu trên. Trong trường hợp cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để tư vấn chính xác nhất!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thừa kế thế vị là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế thế vị là gì? 

Thừa kế thế vị là quá trình chuyển giao tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý từ người chết (người thừa kế) cho người sống sót (người thừa kế). Như vậy, thừa kế thế vị là các con (cháu/chắt) được thay vào vị trí của bố/mẹ (ông/ bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông/bà) chết trước hoặc chết cùng ông/bà (hoặc cụ). Người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố/mẹ (ông/bà) được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

ky-thua-ke-the-vi-la-gi

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt như cha/mẹ chết cùng thời điểm với ông/bà thì cháu thay thế vị trí của cha/mẹ nhận di sản của ông/bà. Căn cứ pháp lý Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào? 

Thừa kế thế vị khi nào? 

Quyền thừa kế thế vị được pháp luật quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015, theo đó thừa kế thế vị khi: 

– phải có giấy tờ xác minh huyết thống với người đã chết bằng hình thức như xét nghiệm ADN đối với con riêng 

– Phải có giấy tờ xác nhận quyền nuôi con của cơ quan địa phương đối với trường hợp là con nuôi. Trong trường hợp này, nếu chứng minh được việc nhận nuôi là hợp pháp thì có quyền hưởng thừa kế thế vị như con đẻ. 

– Việc hưởng thừa kế thế vị bao nhiêu tài sản phải tùy thuộc vào di sản của người chết, số người hưởng thừa kế theo pháp luật và phần di sản được định đoạt theo di chúc.

>>> Thừa kế thế vị khi nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế thế vị trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015 thì thừa kế thế vị bao gồm các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Cháu thế vị cha/mẹ để hưởng phần di sản của ông/bà để lại

– Giữa ông/bà- Bố mẹ- Cháu đều có quan hệ huyết thống thì cháu sẽ được thế vị nếu đáp ứng các điều kiện của thừa kế thế vị

– Quan hệ giữa các đời đều là nuôi dưỡng thì đương nhiên không đặt ra thừa kế thế vị

– Có cả quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa các đời thì:

  • Đời thứ nhất và đời thứ hai là quan hệ nuôi dưỡng, đời thứ hai và đời thứ ba là quan hệ huyết thống thì đối với trường hợp này được thừa kế thế vị
  • Đời thứ nhất và đời thứ hai là quan hệ huyết thống, đời thứ hai và đời thứ ba là quan hệ nuôi dưỡng thì đối với trường hợp này được thừa kế thế vị nếu được người để lại di sản coi như cháu ruột.

luat-thua-ke-the-vi-la-gi

– Trường hợp 2:  Chắt thế vị cha/mẹ để hưởng di sản của cụ để lại 

Trường hợp ông/bà chết trước người để lại di sản (cụ), và cả cha/mẹ cũng chết trước người để lại di sản nhưng chết sau ông/bà thì chắt được hưởng phần di sản của cha/mẹ được hưởng trong trường hợp còn sống vào thời điểm người để lại di sản chết. 

  • Ông/bà và cha/mẹ chết trước hoặc chết cùng thời điểm với cụ thì chắt được hưởng phần di sản của cha mẹ được hưởng trong trường hợp còn sống vào thời điểm mở thừa kế
  • Ông/bà chết trước cụ, cha/mẹ chết sau ông/bà nhưng chết cùng thời điểm cụ chết thì trong trường này chắt được hưởng di sản của cha/mẹ được hưởng trong trường hợp còn sống

>>>Xem thêm: Thừa kế thế vị và thừa kế chuyển tiếp là gì? – Phân biệt thế nào?

Quyền và nghĩa vụ tài sản khi hưởng thừa kế thế vị? 

Nghĩa vụ tài sản khi thừa kế thế vị là trách nhiệm của người thừa kế đối với phần di sản được hưởng. 

Căn cứ theo quy định tại Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại thì nghĩa vụ cụ thể như sau:

  1. Người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản của mình do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
  2. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại trong trường hợp di sản chưa được chia
  3. Mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong trường hợp di sản đã được chia

4. Phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân trong trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc

Nghĩa vụ tài sản thừa kế vị bao gồm các nghĩa vụ sau: Nghĩa vụtrả nợ, đòi nợ, đóng thuế. Nghĩa vụ đòi bồi thường thiệt hại về tài sản, tính mạng, sức khoẻ. Nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng người bị khuyết tật, mất năng lực hành vi dân sự theo di nguyện của ông bà để lại…

Nếu cha mẹ chết, con cái, cháu chắt sau khi nhận thừa kế bắt buộc hoàn thành nghĩa vụ trên. Bất kì hành vi gian dối nào nhằm lẩn tránh trách nhiệm này nếu bị phát hiện, sẽ bị tước quyền thừa kế hoặc xử phạt hành chính, hình sự căn cứ vào mức độ hậu quả để lại.

don-thua-ke-the-vi-la-gi

>>> Quyền và nghĩa vụ tài sản khi hưởng thừa kế thế vị? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ lời tư vấn của đội ngũ luật sư Tổng Đài Tư Vấn về thừa kế thế vị là gì? Mọi thắc về vấn đề pháp lý hoặc cần sự tư vấn từ luật sư, tôi khuyến nghị liên hệ với số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất. Luật sư sẽ giúp bạn giải quyết các thắc mắc và cung cấp thông tin pháp lý liên quan đến vấn đề của bạn!

 

  1900633727