Xử lý lấn chiếm đất đai khi tranh chấp được giải quyết như thế nào?

dat-dat-trong-cay-lau-nam-ky-hieu-la-gi

Xử lý lấn chiếm đất đai trong tranh chấp được giải quyết như thế nào? Các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực đất đai hiện nay rất được nhiều người quan tâm.

Tuy nhiên, các quy định của Luật đất đai vẫn còn khó được người dân tiếp nhận, do đó thường xảy ra các hành vi xâm chiếm đất đai.

Ngay sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp những vướng mắc nêu trên. 

>>> Liên hệ luật sư giải quyết lấn chiếm đất đai? Nhanh tay đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc pháp lý, đảm bảo quyền lợi và sự an tâm cho bạn!
Đặt lịch tư vấn

Lấn chiếm đất đai là gì? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về hành vi lấn, chiếm đất thì:

– Lấn đất là việc chuyển dịch mốc giới hoặc ranh giới thửa đất để mở rộng diện tích đất mà không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép, hay không được người sử dụng đất hợp pháp diện tích đất bị lấn đó cho phép.

tien-xu-ly-lan-chiem-dat-dai

– Chiếm đất là việc sử dụng đất thuộc một trong những trường hợp cụ thể sau đây:

  • Không được cơ quan quản lý nhà nước về đất đai cho phép mà tự ý sử dụng đất;
  • Không được tổ chức, cá nhân đó cho phép mà tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác.;
  • Người sử dụng đất không chấp hành khi Sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn sử dụng đất, đã có quyết định thu hồi đất được công bố, tổ chức thực hiện (trừ trường hợp hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp sử dụng đất nông nghiệp)
  • Chưa hoàn thành các thủ tục giao đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật mà sử dụng đất trên thực địa.

Như vậy, hành vi được coi là lấn chiếm đất đai phải có dấu hiệu dịch chuyển hay thay đổi ranh giới,  mốc giới của thửa đất trên thực tế so với diện tích được quy định trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết như thế nào?

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khi xảy ra tranh chấp 

Quy trình xử lý việc lấn chiếm đất đai khi xảy ra tranh chấp cụ thể như sau:

  • Tiến hành hòa giải, thương lượng. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì làm đơn gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
  • Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì có thể thực hiện khởi kiện đến Tòa án.

Quy trình xử lý lấn chiếm đất đai về mặt dân sự

Theo Bộ luật dân sự 2015, tại các điều: 164, 166, 169, 170 thì chủ sở hữu đất đai có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người có hành vi xâm phạm quyền phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Mức xử phạt trong quy trình xử lý lấn chiếm đất đai khác nhau tùy thuộc vào từng chi tiết cụ thể cũng như số đo diện tích bị lấn chiếm.

Như vậy, quy trình xử lý lấn chiếm đất đai cũng được Bộ Luật dân sự quy định cụ thể.  

>>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai 

Đối với hành vi lấn, chiếm đất phụ thuộc vào loại đất bị lấn chiếm, diện tích, khu vực và đối tượng thực hiện hành vi thì mức phạt tiền sẽ khác nhau. Mức phạt đối với hành vi trên được pháp luật quy định tại Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:

* Hành vi lấn chiếm đất chưa sử dụng:

  • Dưới 0,05 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 02 đến 03 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 03 đến 05 triệu đồng
  • Từ 0,1 đến 0,5 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 05 đến 15 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 1 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 15 đến 30 triệu đồng
  • Từ 1 ha trở lên: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 30 đến 70 triệu đồng

Đối với vùng thành thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt ở vùng nông thôn nhưng không vượt quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đối với tổ chức

*  Lấn, chiếm đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất:

  • Dưới 0,05 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 3 đến 5 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 5 đến 10 triệu đồng
  • Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 10 đến 30 triệu đồng
  • Từ 0,5 ha đến dưới 01 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 15 đến 30 triệu đồng
  • Từ trên 01 ha trở lên: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 50 đến 120 triệu đồng

Đối với vùng thành thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt ở vùng nông thôn nhưng không vượt quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đối với tổ chức

tien-xu-ly-lan-chiem-dat-dai

* Lấn, chiếm đất nông nghiệp là đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất 

  • Dưới 0,02 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 3 đến 5 triệu đồng
  • Dưới 0,05 héc ta: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 5 đến 7 triệu đồng
  • Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 7 đến 15 triệu đồng
  • Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 15 đến 40 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 40 đến 60 triệu đồng
  • Từ 01ha trở lên: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 60 đến 150 triệu đồng

Đối với vùng thành thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt ở vùng nông thôn nhưng không vượt quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đối với tổ chức

* Lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, trừ trường hợp lấn, chiếm đất thuộc hành lang bảo vệ an toàn công trình và đất công trình có hành lang bảo vệ, đất trụ sở làm việc và cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức:

  • Dưới 0,05 héc ta: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 10 đến 20 triệu đồng

Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 20 đến 40 triệu đồng

  • Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 40 đến 100 triệu đồng
  • Từ 0,5 đến dưới 01 ha: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 100 đến 200 triệu đồng
  • Từ 01ha trở lên: Vùng nông thôn mức phạt sẽ từ 200 đến 500 triệu đồng

Đối với vùng thành thị thì mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt ở vùng nông thôn nhưng không vượt quá 500 triệu đồng đối với cá nhân, 1 tỷ đối với tổ chức

* Biện pháp khắc phục hậu quả:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm;

Trừ 02 trường hợp sau:

+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất và các trường hợp người đang sử dụng đất vi phạm được tạm thời sử dụng cho đến khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

+ Buộc thực hiện tiếp thủ tục giao đất, thuê đất theo quy định đối với trường hợp sử dụng đất khi chưa thực hiện xong thủ tục giao đất, thuê đất.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

>>> Xử phạt hành chính đối với hành vi lấn chiếm đất đai? Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!
Đặt lịch tư vấn

Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất đai 

Căn cứ tại Điều 228 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) thì hành vi lấn chiếm đất đai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm các quy định về sử dụng đất đai trong các trường hợp cụ thể như sau:

– Lấn chiếm đất, chuyển quyền sử dụng đất hoặc sử dụng đất trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi này, đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm khi phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây :

+ Có tổ chức;

+ Phạm tội 02 lần trở lên;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

dat-xu-ly-lan-chiem-dat-dai

>>> Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi lấn chiếm đất đai? Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!
Đặt lịch tư vấn

Trên đây là toàn bộ thông tin mà đội ngũ Luật sư Tổng Đài Tư Vấn cung cấp đến bạn đọc về xử lý lấn chiếm đất đai. 

Chat Zalo
Đặt Lịch

    PHIẾU ĐẶT LỊCH

    Bạn vui lòng lựa chọn Hình thức tư vấn, lĩnh vực  mức ưu tiên tư vấn phù hợp với nhu cầu của mình. Xin lưu ý Chi phí tư vấn sẽ thay đổi tùy theo lựa chọn của bạn. Hệ thống sẽ lựa chọn luật sư chuyên môn phù hợp với yêu cầu của bạn.








    Bạn vui lòng quét mã để thanh toán phí tư vấn, sau đó xác nhận bằng cách tích Tôi đã thanh toán thành công và nhấn Đặt lịch tư vấn. Lưu ý: Lịch tư vấn chỉ được xác nhận khi thanh toán thành công. Trong vòng 05 phút, chúng tôi sẽ liên hệ để xác nhận và kết nối bạn với đội ngũ luật sư tư vấn. Ngoài ra, tất cả buổi tư vấn đều được giám sát chuyên môn, đảm bảo đúng định hướng và áp dụng thực tế hiệu quả. Bạn có thể ghi âm, ghi hình để theo dõi và triển khai công việc.

    Chấp nhận các ngân hàng và ví điện tử

    Napas247 | Momo | ZaloPay | Viettel Money | VNPay

    Đọc thêm lợi ích của Luật sư tư vấn

    • Giúp bạn hiểu rõ và tuân thủ luật: Luật sư giúp bạn nắm vững các quy định, tránh vi phạm không đáng có và các vấn đề rủi ro pháp lý có nguy cơ gặp phải.

    • Tiết kiệm thời gian và nhiều chi phí: Luật sư sẽ giúp xử lý nhanh chóng các vấn đề pháp lý, giảm thiểu chi phí so với tự tìm hiểu hoặc xử lý sai sót trong các vụ việc, vụ án.

    • Tư vấn chiến lược và giải pháp đúng: Luật sư sẽ đưa ra các giải pháp, phương án pháp lý phù hợp để giải quyết vụ việc, vụ án với đúng mục tiêu và mong muốn của bạn.

    • Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bạn: Luật sư có thể đại diện bạn và hỗ trợ bạn trong các giao dịch, tranh chấp, đảm bảo quyền lợi của bạn được bảo vệ tối đa. Việc thuê luật sư và chi phí thuê luật sư bạn có thể trao đổi trực tiếp với luật sư trong quá trình tư vấn.

    Bạn cần thanh toán trước khi gửi phiếu đặt lịch