Luật thừa kế đất đai trong gia đình được quy định như thế nào? Để tìm hiểu về vấn đề này và luật thừa kế có những quy định như thế nào đặc biệt là về thừa kế đất đai thì mời bạn theo dõi bài viết về luật thừa kế đất đai trong gia đình qua bài viết sau đây. Nếu trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay cho Tổng đài tư vấn qua tới hotline: 1900.633.727 để được hỗ trợ kịp thời.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về luật thừa kế, gọi ngay 1900.633.727
Thừa kế là gì?
Thừa kế là việc chuyển dịch tài sản của người chết cho người còn sống, tài sản được chuyển đổi là di sản do người chết để lại, điều này được nêu tại Bộ luật dân sự. Việc thừa kế được chia làm hai loại là thừa kế dựa trên pháp luật và thừa kế theo di chúc của người chết, theo đó thừa kế theo pháp luật lại là việc phân chia di sản cho người còn sống theo hàng thừa kế và theo điều kiện trình tự của pháp luật.
>>>Xem thêm: Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật?
Quy định của pháp luật về quyền thừa kế
Quyền thừa kế được pháp luật quy định như sau: theo điều 609 Bộ luật dân sự 2015 thì:
- Mọi cá nhân có tài sản có quyền lập di chúc để quyết định tài sản của mình sẽ để lại tài sản của mình cho người còn sống theo pháp luật hoặc theo di chúc
- Người thừa kế không là cá nhân có quyền hưởng di sản theo di chúc
Theo đó, người thừa kế có thể hưởng thừa kế đất đai theo di chúc hoặc theo pháp luật hoặc vừa thừa kế theo di chúc và theo pháp luật.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về quy định của pháp luật về quyền thừa kế, gọi ngay 1900.633.727
Quy định Luật thừa kế đất đai trong gia đình
Quy định về thừa kế đất đai trong gia đình thường gồm những vấn đề liên quan đến di chúc, theo đó di chúc có nội dung quy định về những người có quyền thừa kế đất đai hoặc có điều kiện thừa kế bao gồm các nội dung về:
- Hình thức của di chúc
- Tính hợp pháp của di chúc
- Cách phân chia thừa kế theo di chúc.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về luật thừa kế đất đai trong gia đình, gọi ngay 1900.633.727
Thừa kế đất đai trong gia đình theo di chúc
Thừa kế đất đai trong gia đình theo di chúc là việc di sản là đất đai được để lại dưới sự phân chia theo nội dung của di chúc, để thực hiện việc này thì di chúc cần đảm bảo các nội dung như sau.
Hình thức của di chúc
Di chúc thường có hai hình thức bao gồm di chúc bằng miệng và di chúc bằng văn bản, theo đó theo Bộ luật dân sự tại Điều 628 thì di chúc bằng văn bản là:
- Di chúc bằng văn bản mà không có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng
- Di chúc bằng văn bản có công chứng, chứng thực.
Ngoài ra việc lập di chúc bằng miệng được nêu trong pháp luật như sau, tại Điều 629 Bộ luật dân sự 2015 thì trong trường hợp tính mạng của một người đang bị cái chết đe dọa và không thể thực hiện việc lập di chúc bằng văn bản thì có thể lập di chúc bằng miệng, tuy nhiên nếu sau 3 tháng, mà người lập di chúc còn sống thì di chúc sẽ bị hủy bỏ nếu người đó còn sống minh mẫn sáng suốt.
Khi nào di chúc hợp pháp?
Luật thừa kế đất đai trong gia đình tại Điều 630 có quy định: Di chúc hợp pháp đối với việc thừa kế đất đai cần có các điều kiện sau:
- Di chúc phải được lập bởi người có sức khỏe bình thường, minh mẫn về trí tuệ, và không rơi vào trường hợp bắt buộc hay miễn cưỡng phải lập di chúc do bị đe dọa hay áp đặt bởi người khác, người lập di chúc phải tự do tự nguyện.
- Di chúc được xem là hợp pháp phải được trình bày rõ ràng khoa học, gồm đầy đủ các nội dung hình thức của một văn bản thông thường. Những điều khoản, điều kiện trong di chúc là các điều được pháp luật công nhận và không trái với pháp luật hay thuần phong mỹ tục.
Cách chia thừa kế nhà đất theo di chúc.
Việc phân chia thừa kế đất đai khi có di chúc được nêu tại Khoản 2 Điều 626 Bộ luật dân sự 2015 như sau: Việc phân định, phân chia di sản cho từng người thừa kế do người lập di chúc có quyền quyết định, vì thế người thừa kế được hưởng và chia phần tài sản bao nhiêu phụ thuộc vào nội dung của di chúc nếu nó hợp pháp. Tuy nhiên người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.
Lưu ý: Khoản 1 Điều 644 Bộ luật dân sự thì:
- Những người vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của người thừa kế theo pháp luật nếu được chia theo pháp luật trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc được cho hưởng phần di sản ít hơn 2 phần 3:
- Con chưa thành niên, ba, mẹ, chồng
- Con thành niên mà không có khả năng lao động
Con chưa thành niên, ba, mẹ, vợ, chồng và con thành niên nhưng không có khả năng lao động của người lập di chúc thì được hưởng 2 phần ba di sản thừa kế của người thừa kế theo pháp luật nếu không được người lập di chúc cho hưởng di sản bằng hoặc ít hơn suất đó. Quy định người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc trên đây không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thừa kế đất đai trong gia đình theo di chúc, gọi ngay 1900.633.727
Thừa kế đất đai trong gia đình theo pháp luật
Thừa kế đất đai trong gia đình theo pháp luật là khi di sản để lại không được phân chia bằng di chúc do không có di chúc để lại theo đó việc phân chia sẽ được dựa trên các quy định về pháp luật thừa kế để quyết định người có điều kiện thừa kế và thừa kế được bao nhiêu tài sản.
Khi nào di chúc chia theo pháp luật
Khi nào thì di chúc được chia theo pháp luật, căn cứ theo Khoản 1 Điều 650 của Bộ luật Dân sự 2015 thì tài sản đất đai được chia theo pháp luật nếu thuộc các trường hợp như:
- Không có di chúc để lại
- Di chúc để lại không hợp pháp, không được công nhận từ pháp luật
- Người được thừa kế trong di chúc đã chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc, cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
- Người được chỉ định thừa kế theo di chúc nhưng không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận
Ngoài những trường hợp trên thì thừa kế theo pháp luật với di sản là nhà đất cũng được áp dụng trong các trường hợp sau:
- Phần di sản là nhà đất không được định đoạt trong di chúc
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật
Theo pháp luật quy định tại các Điều 649 và 651 của Bộ luật dân sự 2015 thì người được hưởng thừa kế theo pháp luật là những người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế.
- Diện thừa kế được hiểu là: những người có quan hệ về hôn nhân, gia đình, huyết thống, nuôi dưỡng đối với người để lại tài sản.
Lưu ý: về quan hệ nuôi dưỡng là bao gồm các quan hệ về cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi.
- Hàng thừa kế được hiểu dựa trên thứ tự được nêu tại Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại”
Lưu ý: Những người ở hàng thừa kế sau sẽ được hưởng di sản thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do người ở hàng thừa kế đó đã chết. không có quyền hưởng nhận di sản, bị truất quyền hoặc do từ chối nhận di sản (quy định nêu tại Khoản 3 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015)
Nhà đất được chia theo phần bằng nhau.
Tài sản về nhà đất có được chia bằng nhau hay không, theo Khoản 2 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì: “Những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau”
Vì thế nếu tài sản là nhà đất được chia theo thừa kế theo pháp luật thì người thừa kế ở cùng hàng thừa kế sẽ được phân chia di sản bằng nhau.
>>>Luật sư tư vấn miễn phí về thừa kế đất đia trong gia đình theo pháp luật, gọi ngay 1900.633.727
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề về “Luật thừa kế đất đai trong gia đình” đã được chúng tôi tổng hợp và thông tin đến bạn đọc thông qua bài viết trên, nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề liên quan đến thừa kế nói chung đặc biệt là về thừa kế đất đai bạn có thể vui lòng liên hệ đến tổng đài tư vấn của chúng tôi qua số hotline 1900.633.727 để được hỗ trợ giải đáp thắc mắc một cách nhanh chóng và chi tiết nhất.