Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con, xin nhường quyền nuôi con 2023

mau-don-nhuong-quyen-nuoi-con

Trong quá trình ly hôn, vấn đề tranh chấp giành quyền nuôi con luôn được vợ chồng đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc, nuôi dưỡng con, nếu như bên đang trực tiếp dưỡng con không còn đủ điều kiện để tiếp tục nuôi dưỡng con nữa thì hoàn toàn có thể nhượng quyền nuôi con cho bên con lại. Theo đó, người có yêu cầu nhượng quyền nuôi con cần phải chuẩn bị hồ sơ và soạn thảo mẫu đơn nhượng quyền nuôi con theo quy định pháp lật để được cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Vậy mẫu đơn nhượng quyền nuôi con mới nhất năm 2023 là mẫu nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp cho bạn đọc mẫu đơn nhường quyền nuôi con được cập nhật mới nhất hiện nay. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

mau-don-nhuong-quyen-nuoi-con
Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con năm 2023

Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con là gì?

>> Liên hệ Luật sư cung cấp mẫu đơn nhượng quyền nuôi con chuẩn nhất năm 2023, gọi ngay 1900.6174

Hiện nay, tình trạng ly hôn diễn ra khá phổ biến kèm theo đó việc tranh chấp quyền nuôi con xảy ra thường xuyên. Khi ly hôn ai cũng muốn giành quyền nuôi con nhưng cũng có một số trường hợp mà người giành được quyền nuôi con nhưng sau đó nhận thấy mình không đủ điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con và muốn nhượng lại quyền nuôi con cho người kia. Trường hợp nếu muốn nhượng quyền nuôi con cho người kia thì cần phải có mẫu đơn nhượng quyền nuôi con.

*Vậy mẫu đơn nhượng quyền nuôi con là gì?

Trước hết, ta hiểu nhượng quyền nuôi con trong hôn nhân và gia đình thuộc trường hợp thay đổi người trực tiếp nuôi con. Theo quy định khi có phán quyết của Tòa án, người giành quyền nuôi con khi muốn nhượng quyền nuôi con cho người kia thì cần phải thực hiện thủ tục đó là “ thủ tục chuyển nhượng quyền nuôi con”.

Theo đó, mẫu đơn nhượng quyền nuôi con là hình thức văn bản được pháp luật quy định để trường hợp nếu vợ chồng sau khi ly hôn để thể hiện mong muốn nhượng quyền nuôi con cho người kia.

Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến mẫu đơn nhượng quyền nuôi con, hãy liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn soạn thảo đầy đủ và chính xác nhất!

Mẫu đơn nhường quyền nuôi con mới nhất 2023

>> Tải ngay mẫu đơn nhường quyền nuôi con mới nhất

Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con năm 2023

Nhiều người muốn nhượng quyền nuôi con cho người kia vì có thể có một số lý do dẫn đến không còn đủ khả năng để chăm sóc nuôi dưỡng con nhưng chưa biết mẫu đơn nhượng quyền nuôi con như thế nào. Dưới đây là mẫu đơn nhượng quyền nuôi con mới nhất năm 2023:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————————-

ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI NGƯỜI TRỰC TIẾP NUÔI CON SAU LY HÔN

Kính gửi: Tòa án nhân dân quận /huyện………

Tên tôi là:…………………………………….Sinh năm: ………….

Nghề nghiệp:……………………………………………………………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………….

Tạm trú:……………………………………………………………………………..

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………….

Tại bản án, quyết định:…..ngày……tháng…..năm….của Tòa án nhân dân…………………………………….

Về phần con chung:……………………………………………………………….

Hiên con chung đang ở với anh (chị)……..là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu…………………………………….

Hộ khẩu thường trú:……………………………………………………………….

Nơi ở hiện tại:………………………………………………………………………

Điện thoại liên hệ:………………………………………………………………….

Tôi xin trình bày với quý Toà sự việc như sau:

Căn cứ Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

– Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trông nom, chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lượng hành vi dân sự hoặc không có năng lực lao động và không có gia tài để tự nuôi mình theo lao lý của Luật này, Bộ luật dân sự và những luật khác có tương quan.

– Vợ, chồng thỏa thuận hợp tác về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ và trách nhiệm, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn so với con; trường hợp không thỏa thuận hợp tác được thì Tòa án quyết định hành động giao con cho một bên trực tiếp nuôi địa thế căn cứ vào quyền hạn về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

– Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện kèm theo để trực tiếp trông nom, chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận hợp tác khác tương thích với quyền lợi của con.

Nay bố/mẹ của cháu………..là người đang trực tiếp nuôi cháu nay đã không còn đủ điều kiện về mặt kinh tế cũng như về mặt thời gian để chăm sóc tốt cho cháu. Để đảm bảo cho cháu có được một môi trường sống tốt, có đủ điều kiện để được đi học và phát triển tốt nhất thế nên hai chúng tôi là cha/mẹ của cháu đã thoả thuận được vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là từ cha/mẹ đang là người trực tiếp nuôi cháu sang cho mẹ/cha của cháu trực tiếp nuôi dưỡng và bảo ban cháu.

Mong quý Tòa xem xét và triển khai nhu yếu trên của tôi để con tôi được hưởng các điều kiện kèm theo chăm nom tốt nhất.

Tôi xin chân thành cảm ơn !

Danh mục tài liệu kèm theo đơn:

– Bản sao chứng thực căn cước công dân (của cả hai bên);

– Bản sao xác nhận sổ hộ khẩu (của cả hai bên) nay đã được tích hợp vào căn cước công dân;

– Bản án ly hôn của Toà án;

– Bản sao xác nhận giấy khai sinh của con;

– Giấy xác nhận thu nhập của nơi làm việc.

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trong quá trình thực hiện kê khai thông tin trong mẫu đơn xin nhượng quyền nuôi con, nếu bạn đọc gặp khó khăn tại bất kỳ trường thông tin nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư hướng dẫn viết chính xác và được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đơn nhượng quyền nuôi con

>> Luật sư hướng dẫn soạn thảo mẫu đơn nhượng quyền nuôi con chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Khi điền mẫu đơn nhượng quyền nuôi con người soạn thảo cần phải chú ý một số nội dung như sau:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ của mẫu đơn;

– Tên của đơn nhượng quyền nuôi con (Đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn)

Về phần kính gửi: Người viết đơn cần phải ghi rõ thông tin Tòa án nhân dân nơi có thẩm quyền giải quyết về việc nhượng quyền nuôi con. Ví dụ như: Kính gửi: Tòa án nhân dân Huyện Y, tỉnh Z. Do cả hai bên đều đã thoả thuận được về việc thay đổi quyền nuôi con thì nơi nộp hồ sơ chính là toà án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên cư trú hoặc làm việc.

Về phần thông tin của người có yêu cầu thay đổi quyền trực tiếp nuôi con và người đang trực tiếp nuôi con. Ở phần này, người làm đơn nhượng quyền nuôi con cần trình bày rõ tất các thông tin cơ bản sau đây:

– Cần ghi đầy đủ họ và tên (phần này phải viết bằng chữ in hoa, có dấu)

– Điền thông tin về ngày tháng năm sinh của người viết đơn;

– Điền thông tin về số chứng minh nhân dân hoặc là căn cước công dân hoặc là số hộ chiếu (ghi rõ ngày cấp và nơi cấp);

– Thông tin về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của người nhượng quyền nuôi con;

– Thông tin về nơi ở hiện tại của người nhượng quyền nuôi con;

– Số điện thoại liên hệ của người nhượng quyền nuôi con.

Về phần thông tin của bản án hoặc quyết định của Tòa án đã giải quyết về vấn đề quyền nuôi con sau khi ly hôn. Cụ thể, cần điền những thông tin sau đây:

Số bản án, số quyết định. Ví dụ: Bản án số 09/2019/HNGĐ-ST ngày 09/09/2019 về Ly hôn của Tòa án nhân dân huyện Y, tỉnh X

Về phần nội dung giải quyết về quyền trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Ví dụ: về phần con chung của anh……….và chị………. theo bản án này thì cháu N là con chung của hai vợ chồng và được giao cho mẹ là chị ……… trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

Về phần thông tin về việc hiện tại con đang được ai trực tiếp nuôi dưỡng và chăm sóc như sau:

Ở phần này người nhượng quyền nuôi cần cung cấp tất cả các thông tin hiện con đang ở với ai. Ví dụ như: là hiện cháu N đang ở cùng với mẹ của cháu là chị Nguyễn Thị B là người đang trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

Thông tin về yêu cầu thay đổi quyền nuôi con

Lý do vì sao anh/chị lại muốn thay đổi quyền nuôi con. Ví dụ: Nay bố/mẹ của cháu N………..là người đang trực tiếp nuôi cháu đã không còn đủ điều kiện về mặt kinh tế cũng như về mặt thời gian để chăm sóc tốt cho cháu nữa. Để đảm bảo cho cháu có một môi trường sống tốt vậy nên hai chúng tôi là cha/mẹ của cháu N đã thoả thuận được vấn đề thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn đó là từ cha/mẹ đang là người trực tiếp nuôi cháu sang cho mẹ/cha của cháu trực tiếp nuôi dưỡng.

Người có yêu cầu phải ghi cụ thể về yêu cầu và các nguyện vọng của mình khi nhượng quyền nuôi con.

Trong trường hợp bạn đọc còn gặp khó khăn hoặc sai sót khi điền mẫu đơn xin nhường quyền nuôi con, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời, thực hiện thủ tục nhanh chóng nhất!

huong-dan-viet-mau-don-nhuong-quyen-nuoi-con
Hướng dẫn viết mẫu nhượng quyền nuôi con

Cha mẹ có được yêu cầu thay đổi người nuôi con hay không?

>> Luật sư tư vấn về quyền thay đổi người nuôi con theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định pháp luật, Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định giao con cho một trong hai người nuôi con. Tuy nhiên, trên thực tế, có nhiều người đã giành được quyền nuôi con nhưng trong quá trình sống chung với con, nhiều quyền lợi của con lại không được bảo đảm.

Vì tiên liệu được trường hợp này, nên tại khoản 2 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã quy định căn cứ để thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn gồm các trường hợp sau đây::

– Cha, mẹ có thỏa thuận về nhượng quyền nuôi con.

– Người đang trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện để chăm sóc, nuôi dưỡng, trông nom, nuôi dưỡng, giáo dục con.

– Căn cứ vào nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên, con được chọn muốn sống với cha hoặc với mẹ.

Đặc biệt, trong nhiều trường hợp cha, mẹ đều không có đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa có thể giao con cho người giám hộ theo quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Hôn nhân và Gia đình để trực tiếp nuôi dưỡng.

Như vậy, chúng ta có thể thấy, không phải mọi trường hợp đều sẽ ấn định người chăm sóc, nuôi dưỡng con cố định mà trong quá trình sống chung với con, nếu có những căn cứ nêu trên thì quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể bị thay đổi. Thậm chí, có những trường hợp cả cha lẫn mẹ đều không thể giành được quyền nuôi con.

Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quyền yêu cầu thay đổi người nuôi con theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí!

Điều kiện cần đáp ứng của người được nhường quyền nuôi con

>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện đối với người được nhượng quyền nuôi con theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Tuy là người được nhượng lại quyền nuôi con, nhưng khi được nhượng lại quyền nuôi con thì người được giao lại quyền nuôi con sau này cũng phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nuôi dưỡng con, để đảm bảo cho con được sự phát triển tốt nhất.

Điều kiện về vật chất:

Điều kiện về vật chất đây là một trong những bằng chứng quan trọng để giành quyền nuôi con, việc chứng minh khả năng tài chính và thu nhập hàng tháng là một trong những lợi thế để giành quyền nuôi con. Nếu anh/chị không đưa ra được những bằng chứng chứng minh được về điều kiện vật chất sẽ gặp nhiều bất lợi trong quá trình giải quyết.

Điều kiện về tinh thần:

Cha, mẹ phải đảm bảo được cho con môi trường nuôi dưỡng tốt nhất để con phát triển một cách toàn diện cả về mặt sức khỏe lẫn tinh thần. Ngoài ra, cả hai bên cần phải đảm bảo được quỹ thời gian để nuôi con và giáo dục con một cách tốt nhất.

Điều kiện về sức khoẻ của cha, mẹ

Cuối cùng, người trực tiếp chăm sóc con phải có một sức khỏe ổn định, đảm bảo để nuôi dưỡng, chăm sóc con được tốt nhất.

Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến điều kiện để được nhượng quyền nuôi con theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí!

Quy trình nhượng quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Như vậy để nhượng quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau ly hôn cần thực hiện theo các bước như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ nhượng quyền nuôi con

Các bên cần phải chuẩn bị hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ sau:

– Thứ nhất, đơn đề nghị thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn;

– Thứ hai, quyết định, bản án ly hôn của toà án đã có hiệu lực pháp luật;

– Thứ ba, Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hạn;

– Thứ năm, sổ hộ khẩu ( nay đã được tích hợp vào căn cước công dân);

– Thứ sau, Giấy khai sinh của con.

Bước 2: Nộp hồ sơ nhưng quyền nuôi con lên Tòa án có thẩm quyền giải quyết

Khi cả hai bên đã thoả thuận được về việc thay đổi quyền nuôi con khi nhượng quyền nuôi con thì nơi nộp hồ sơ là Toà án nhân dân cấp huyện nơi mà một trong hai bên cư trú, làm việc.

Bước 3: Nộp án phí, lệ phí nhượng quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Một trong hai bên sẽ đi nộp án phí, lệ phí về nhượng quyền nuôi con sau khi có giấy thông báo của toà án về việc nộp án phí, lệ phí. Ngoài ra, Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14, án phí và lệ phí trong thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn là 300.000 đồng.

Bước 4: Thời gian giải quyết nhượng quyền, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn

Như vậy thông thường thời gian giải quyết trong thủ tục thay đổi quyền trực tiếp nuôi con sau ly hôn khi mà cả hai bên đã thoả thuận được sẽ là khoảng 02 tháng đến 03 tháng.

Trong quá trình nhượng quyền nuôi con, thay đổi quyền nuôi con sau khi ly hôn, nếu bạn đọc còn gặp bất kỳ khó khăn nào về các thủ tục hành chính có liên quan, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua tổng đài,  hãy liên hệ ngay tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề nhanh chóng nhất!

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau ly hôn phải thực hiện nghĩa vụ như thế nào?

>> Luật sư tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi con sau ly hôn chính xác nhất, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 82 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định như sau:

– Khi không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như sau

– Khi cha, mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi con.

– Nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ phải cấp dưỡng cho con theo Điều 116 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

– Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con sẽ có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở quyền năm non con.

Trong trường hợp, nếu cha, mẹ không trực tiếp nuôi con mà lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, thăm non, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người có hành hành vi lạm dụng thăm non gây ảnh hưởng xấu đến con.

Trong trường hợp bạn đọc có bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quyền và nghĩa vụ của một bên không trực tiếp nuôi dưỡng con cái theo quy định của pháp luật, hãy liên hệ với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn pháp luật miễn phí!

Mẫu đơn nhượng quyền nuôi con lấy ở đâu?

>> Liên hệ Luật sư soạn thảo mẫu đơn nhượng quyền nuôi con chuẩn, được Tòa án công nhận, gọi ngay 1900.6174

Hiện nay, trên các trang mạng, văn phòng luật sư chuyên tư vấn liên quan đến ly hôn cung cấp các đường link và hướng dẫn cách tải mẫu đơn về nhượng quyền nuôi con. Tuy nhiên, có rất nhiều mẫu đơn không đáp ứng về điều kiện và nội dung và hình thức được Tòa án chấp nhận. Ngoài ra, để hạn chế sai sót, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn cung cấp mẫu đơn nhượng quyền nuôi con với mong muốn bạn đọc có thể lựa chọn đúng mẫu trong trường hợp của mình, tiết kiệm thời gian khi thực hiện thủ tục pháp lý.

Nếu trong quá trình tìm kiếm mẫu đơn nhượng quyền nuôi con chuẩn, mới cập nhật 2023, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174, Luật sư của chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn mẫu đơn chuẩn nhất 2023 và hướng dẫn điền mẫu đơn chính xác nhất!

  1900633727