Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận giải quyết như thế nào?

so-thua-ke-the-vi-la-gi

Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là gì? Tranh chấp đất đai là một trong những tranh chấp phổ biến hiện nay. Tranh chấp đất đai xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thông thường, mọi người đều nghĩ chỉ trong trường hợp không có giấy tờ về đất đai để chứng minh quyền sử dụng đất của mình mới xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải như vậy, trong nhiều trường hợp kể cả đã có đầy đủ giấy tờ về quyền sử dụng đất nhưng các bên vẫn xảy ra tranh chấp. 

Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp bạn giải quyết những thắc mắc liên quan đến vấn đềTranh chấp đất đai có Giấy chứng nhậnqua việc phân tích các quy định pháp luật liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung của bài viết và các quy định pháp luật liên quan, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay tới hotline: 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận? Gọi ngay: 1900.6174

Tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định giải thích về khái niệm tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận. Do đó, việc giải thích khái niệm này sẽ dựa vào hai khái niệm là “Tranh chấp đất đai” và “Giấy chứng nhận” đã được giải thích cụ thể tại Luật Đất đai 2013. Cụ thể như sau: 

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013, tranh chấp đất đai được hiểu là việc hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai xảy ra tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất.

mau-tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) là chứng từ pháp lý để Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng và quyền sở hữu những tài sản này. 

Như vậy, tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận được hiểu là là những tranh chấp về quyền sử dụng đất giữa các bên mà có ít nhất một bên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với thửa đất đang xảy ra tranh chấp. Khi xảy ra tranh chấp đất đai, Giấy chứng nhận có ý nghĩa vô cùng quan trong để chứng minh quyền sử dụng đất của bên được cấp Giấy chứng nhận.

>>> Xem thêm: Cơ quan giải quyết tranh chấp đất đai là cơ quan nào? Và cách viết đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai

Các cách giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 

 

Anh Hoàng ở Nam Định đặt câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư! Tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn: Tôi có mua một thửa đất có diện tích 600m2 và đã được cấp sổ đỏ. Hiện nay, tôi muốn xây nhà và các công trình khác trên đất. Sau khi đo đạc, tôi phát hiện rằng nhà hàng xóm đã lấn sang đất nhà tôi khoảng 30m2. Tôi có sang nhà hàng xóm để nói về việc này nhưng người ta lại nói rằng đó là đất nhà người ta đã dùng mấy chục năm nay rồi và không chịu trả đất cho nhà tôi.
Vậy, thưa luật sư, tôi phải làm thế nào để giải quyết vấn đề này?..

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Hiện nay, khi xảy ra tranh chấp đất đai, các bên tranh chấp có thể lựa chọn những biện pháp giải quyết tranh chấp như sau: 

Tự hòa giải

Đây là biện pháp ưu tiên hàng đầu khi các bên xảy ra tranh chấp. Bởi lẽ, khi giải quyết bằng biện pháp này, các bên có thể tự mình thực hiện trên cơ sở tự nguyện, thiện chí mà không có sự can thiệp của cơ quan có thẩm quyền. Tuy nhiên, đổi lại, biện pháp này sẽ không đảm bảo tính thực thi cao hơn. Vì, khi đưa ra thỏa thuận giải quyết tranh chấp, các bên vẫn có thể không thực hiện theo thỏa thuận đó mà không bị cưỡng chế thực hiện.

Hòa giải thông qua UBND xã

Đây là biện pháp các bên yêu cầu tổ chức hòa giải tại UBND cấp xã. Hoà giải cơ sở có thể giúp tiết kiệm chi phí và thời gian so với việc tiến hành kiện tụng tại tòa án. Quá trình hoà giải không yêu cầu nhiều thủ tục hình thức như tổ tụng. Tuy nhiên, giống như biện pháp tự hòa giải, quyết định của cơ quan hoà giải không có tính pháp lý bắt buộc như một phán quyết tại tòa án. Do đó, nếu một trong hai bên không tuân thủ hoặc không chấp hành, việc thi hành và tuân thủ có thể gặp khó khăn.

Khởi kiện tại Tòa án nhân dân

Có thể nói, đây là biện pháp giải quyết tranh chấp đất đai một cách triệt để nhất. Khi có bản án của Tòa án, các bên đương sự có trách nhiệm thực hiện theo phán quyết của Tòa án, nếu không sẽ bị cưỡng chế thi hành. Tuy nhiên, biện pháp này sẽ tiêu tốn rất nhiều chi phí của các bên đương sự như: chi phí đi lại, án phí, phí thuê Luật sư, … Bên cạnh đó, khi giải quyết theo thủ tục tố tụng, thời gian giải quyết sẽ là rất lâu, có thể lên đến vài năm.

>>> Các cách giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận hiện nay

Trên thực tế, khi người sử dụng đất đã có Giấy chứng nhận, những tranh chấp có thế phát sinh bao gồm những tranh chấp sau: 

– Tranh chấp về ranh giới đối với đất liền kề nhau;

– Tranh chấp khi Giấy chứng nhận bị cấp trùng diện tích;

– Tranh chấp về lối đi chung giữa thửa đất liền kề hoặc gần nhau;

– Tranh chấp đòi lại đất đã cho người khác ở nhờ;

– Tranh chấp đối với đất là tài sản chung của vợ chồng và đã được cấp Giấy chứng nhận;

– Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất.

>>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? 

 

Anh Trung ở Lào Cai đặt câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn: Khoảng 20 năm trước, tôi được Nhà nước giao cho một thửa đất ở có diện tích 730m2 và đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khoảng 15 năm trước. Sau đó (khoảng 12 năm trước), vợ chồng tôi đi làm xa nên chưa có nhu cầu sử dụng mảnh đất đó. Vì vây, tôi đã cho người em trai ở nhờ nhưng không có giấy tờ gì cả, chỉ nói bằng miệng. Hiện tại, vợ chồng tôi quay về và muốn lấy lại mảnh đất đó.
Tuy nhiên, vợ chồng người em lại không trả và bảo là đã ở đây hơn 10 năm thì đã trở thành đất của vợ chồng họ. Sau khi hòa giải ở xã không thành, tôi muốn khởi kiện lên Tòa để đòi lại đất. Vậy, tôi phải chuẩn bị những giấy tờ gì để khởi kiện? Thời gian giải quyết là bao lâu?…

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Khi các bên tranh chấp có sổ đỏ, TAND nơi có mảnh đất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo thủ tục tố tụng dân sự nếu các bên hòa giải ở cấp cơ sở không thành.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện. Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

– Đơn khởi kiện.

– Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất như: sổ đỏ hoặc những loại giấy tờ tại Điều 100 Luật Đất đai 2013.

– Biên bản hòa giải không thành có chứng nhận của UBND cấp xã và có chữ ký của các bên tranh chấp.

– Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện: căn cước công dân, chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, ….

– Các giấy tờ chứng minh khác. Ví dụ: tranh chấp có liên quan đến quan hệ thừa kế cần có giấy chứng tử của người mất, giấy chứng minh quan hệ của người mất và những người có liên quan đến tranh chấp, …

dat-tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan

Bước 2: Nộp đơn khởi kiện

* Nơi nộp: TAND cấp huyện nơi có mảnh đất đang tranh chấp. Trường hợp có yếu tố nước ngoài thì TAND cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết.

+ Hình thức nộp: Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ khởi kiện bằng một trong ba hình thức sau đây:

– Nộp trực tiếp tại trụ sởTAND có thẩm quyền;

– Gửi qua đường dịch vụ bưu chính đến trụ sở TAND có thẩm quyền;

– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của TAND có thẩm quyền (nếu có).

Bước 3: Tòa thụ lý và giải quyết

– Trong thời hạn 03 ngày, kể từ khi tiếp nhận đơn khởi kiện, Tòa án có trách nhiệm phân công Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.

– Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận phân công, Thẩm phán ban hành quyết định xử lý đơn khởi kiện theo quy định pháp luật (thụ lý/ chuyển đơn/ trả đơn/ yêu cầu sửa đổi, bổ sung).

– Trong thời hạn 07 ngày, người khởi kiện có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí theo thông báo của Tòa án (nếu có) và nộp lại biên lai cho TAND

– Trong thời hạn 03 ngày, Thẩm phán thông báo về việc thụ lý vụ án cho các bên đương sự.

– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định thụ lý vụ án, Chánh án TAND ra quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử

* Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự theo thủ tục thông thường

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án giải quyết tranh chấp đất đai (thủ tục tố tụng dân sự) được quy định tại Khoản 1 Điều 203 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai: Đối với vụ án tranh chấp đất đai thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án là 04 tháng (kể từ ngày vụ án được thụ lý);

Thời gian gia hạn: đối với những tranh chấp đất đai phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, Chánh án TAND có quyền ra quyết định gia hạn thời gian chuẩn bị xét xử là không quá 02 tháng.

Như vậy, kể từ ngày thụ lý vụ án, trong thời hạn 06 tháng (bao gồm thời gian gia hạn), Tòa án có trách nhiệm mở phiên tòa sơ thẩm giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục tố tụng dân sự. 

Lưu ý: Trong trường hợp có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai được tính lại kể từ thời điểm có hiệu lực pháp luật của quyết định tiếp tục giải quyết vụ án tranh chấp đất đai của TAND. 

* Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án theo tục rút gọn

Thồi hạn chuẩn bị xét xử vụ án tranh chấp đất đai theo thủ tục rút gọn được quy định tại Điều 318 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau: Không quá 40 ngày, kể từ thời điểm ra quyết định thụ lý vụ án, TAND có thẩm quyền mở phiên tòa xét xử vụ án dân sự. Cụ thể như sau:

– Trong thời gian không quá 01 tháng, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án tranh chấp đất đai phải ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn

– Trong thời gian không quá 10 ngày (kể từ ngày ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn), mở phiên tòa xét xử vụ án tranh chấp đất đai.

Như vậy, trong thời hạn tối đa 8 ngày làm việc kể từ ngày TAND tiếp nhận đơn khởi kiện, người khởi kiện sẽ nhận được thông báo từ phía Tòa án về việc xử lý đơn khởi kiện (thụ lý/ trả đơn/ chuyển đơn/ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn).

Nếu nhận được thông báo thụ lý vụ án của TAND, người khởi kiện có trách nhiệm nộp tiền tạm ứng án phí theo như thông báo và nộp lại biên lai cho Tòa án. Đối với tranh chấp đất đai, thời hạn chuẩn bị đưa vụ án ra xét xử là không quá 06 tháng, kể từ ngày có quyết định thụ lý vụ án.

>>> Giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, khi xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận (hoặc Giấy tờ khác quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013), thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định nhưu sau:

– UBND cấp xã: Trước tiên, các bên tranh chấp phải yêu cầu UBND cấp xã (nơi có mảnh đất) tổ chức hòa giải cấp cơ sở;

– Tòa án nhân dân: Khi hòa giải cấp cơ sở không thành, các bên có quyền yêu cầu TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai (thông thường là TAND cấp huyện nơi có mảnh đất có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai). 

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao lâu? 

 

Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong được Luật sư tư vấn:
Bố mẹ tôi có 3 thửa đất ở với tổng diện tích khoảng hơn 2000m2 và đều đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Khoảng 5 năm trước, bố mẹ tôi mất, tôi đang làm ăn ở xa nhà nhưng không được anh chị em trong nhà thông báo. Đến nay, tôi về thì mới biết điều này. Hơn nữa, 03 thửa đất bố mẹ tôi để lại thì họ đã tự chia hết với nhau. Tôi có hỏi thì họ bảo là tôi đi làm ăn xa, không phụng dưỡng bố mẹ nên không được chia. Nhưng thực tế không phải vậy, mỗi tháng, tôi đều nhờ người gửi tiền cho bố mẹ chi tiêu.
Vậy, bây giờ đã khoảng gần 06 năm kế từ ngày bố mẹ tôi mất, liệu tôi có thể khởi kiện đòi lại phần thừa kế của tôi hay không? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất

Theo quy định của pháp luật đất đai, tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất được hiểu là tranh chấp về vấn đề ai có quyền sử dụng đất. 

Tại Điều 155 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về các trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện, trong đó bao gồm trường hợp: “Tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai”. 

Như vậy, đối với tranh chấp đất đai về vấn đề ai là người có quyền sử dụng đất, các bên có quyền thể khởi kiện đến TAND có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp bất kỳ lúc nào mà không bị áp dụng thời hiệu, kể từ ngày phát sinh tranh chấp đất đai về vấn đề này.

Đối với tranh chấp Hợp đồng liên quan đến đất đai

Theo quy định của Luật Đất đai 2013, hợp đồng liên quan đến đất đai bao gồm những hợp đồng liên quan đến các giao dịch về đất đai như: hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất, hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất, hợp đồng cho thuê đất, ….

Theo quy định về thời hiệu khởi kiện khởi kiện đối với những tranh chấp về hợp đồng được quy định tại Điều 429 Bộ luật Dân sự 2015, thời hiệu khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp về hợp đồng liên quan đến đất đai là 03 năm, tính từ thời điểm người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm. 

Đối với tranh chấp về thừa kế đất đai

 Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật Dân sự, thời hiệu để người thừa kế khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đối với di sản thừa kế là bất động sản là 30 năm, tính từ thời điểm mở thừa kế (từ thời điểm người để lại di sản chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết). 

Ngoài ra, đối vơi quan hệ thừa kế còn một số thời hiệu như sau: 

– Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu bác bỏ quyền thừa kế của người khác hoặc xác nhận quyền thừa kế của mình là 10 năm, tính từ thời điểm người để lại di sản chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết).

– Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, tính từ thời điểm người để lại di sản chết (hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết).

Lưu ý: TAND chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khi có yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên liên quan đến tranh chấp. Tuy nhiên, yêu cầu này phải được đưa ra trước thời điểm Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án; quyết định giải quyết tranh chấp. 

>>> Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Gọi ngay: 1900.6174

Lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao nhiêu? 

Anh Tú ở thành phố Hồ Chí Minh đặt câu hỏi như sau:
Thưa Luật sư, tôi có vấn đề như sau: Hiện tại, tôi và nhà hàng xóm có xảy ra tranh chấp đất đai về vấn đề xác định ranh giới thửa đất. Sau khi hòa giải tại UBND cấp xã không thành, tôi muốn khởi kiện đến TAND cấp huyện để giải quyết triệt để vấn đề này. Vậy, khi khởi kiện, tôi phải nộp bao nhiêu tiền án phí? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Án phí khởi kiện dân sự bao gồm án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm, án phí dân sự phúc thẩm. Cụ thể như sau: 

(1) Đối với những tranh chấp đất đai mà Tòa án chỉ xem xét về vấn đề ai có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản là các vụ án dân sự không có giá ngạch, mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm: 300.000 đồng

(2) Đối với những tranh chấp đất đai mà Tòa án phải xác định giá trị của tài sản hoặc xác định quyền sở hữu quyền sử dụng đất theo phần là những vụ án dân sự có giá ngạch, mức án phí dân sự sơ thẩm, án phí dân sự sơ thẩm đồng thời chung thẩm được quy định cụ thể như sau :

– Từ 6.000.000 đồng trở xuống: 300.000 đồng;

– Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: 5% giá trị tài sản có tranh chấp;

– Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: 20.000.000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;

– Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 800.000.000 đồng;

– Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 2.000.000.000 đồng;

– Từ trên 4.000.000.000 đồng: 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 4.000.000.000 đồng

Lưu ý: Mức đóng tiền tạm ứng án phí: Theo quy định tại Nghị quyết số: 326/2016/UBTVQH14, việc nộp tiền tạm ứng án phí được thực hiện như sau: 

– Đối với vụ án dân sự không có giá ngạch: tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng mức án phí dân sự sơ thẩm; 

– Đối với vụ án dân sự có giá ngạch: tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm mà Tòa án dự tính theo quy định pháp luật.

Ngoài ra, sau khi Tòa án ra bản án giải quyết tranh chấp đất đai, nếu người khởi kiện được Tòa án chấp nhận yêu cầu khởi kiện thì được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp. Nếu không được chấp nhận hoặc chấp nhận một phần thì người khởi kiện phải chịu án phí toàn bộ hoặc một phần (tương đương với phần yêu cầu được chấp nhận), tiền án phí sẽ được khấu trừ vào tiền tạm ứng án phí. 

>>> Lệ phí giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận là bao nhiêu? Gọi ngay: 1900.6174

Một số câu hỏi thường gặp

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi có tranh chấp đất đai có được không? 

 

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong được tư vấn:
Hiện tại, tôi đang muốn xin chấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với nhà ở đối với thửa đất tôi đang ở. Tuy nhiên, khi tôi thực hiện thủ tục thì người chị gái tôi lại làm đơn yêu cầu không cấp sổ cho tôi vì đang có tranh chấp. Trong đơn nói rằng, đất này là đất bố mẹ để lại, phải chia thừa kế. Vậy, Luật sư cho tôi hỏi, đất đang tranh chấp có được cấp sổ đỏ hay không? Tôi chân thành cảm ơn.<

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Theo quy định tại Điều 101 Luật Đất đai 2013 quy định, đối với những thửa đất không có giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật này, điều kiện tiên quyết để được cấp Giấy chứng nhận là không có tranh chấp về đất và điều này sẽ do chính quyền địa phương xác nhận.

Việc có người nộp đơn tranh chấp ra UBND xã/ phưởng để hòa giải hoặc yêu cầu không cấp sổ đỏ sẽ là những căn cứ để phía cơ quan đăng ký đất đai không cấp Giấy chứng nhận đối với thửa đất đang có yêu cầu giải quyết tranh chấp hoặc yêu cầu không cấp sổ đỏ nêu trên.

Có được gửi hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai có giấy chứng nhận qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án được không? 

 

Anh Minh ở Phú Thọ đặt câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề như sau mong được giải đáp: Hiện tại, tôi đang có nhu cầu khởi kiện để giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, do ở xa nên tôi không tiện đi lại nhiều để nộp hồ sơ khởi kiện mà chỉ muốn đến Tòa khi mở phiên tòa xét xử thôi.
Vậy, liệu tôi có thể nộp hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án được không? Tôi chân thành cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào anh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi tư vấn đến cho chúng tôi. Đối với đề nghị của anh, chúng tôi tư vấn như sau: 

Hiện nay, pháp luật cho phép người khởi kiện nộp hồ sơ khởi kiện bằng phương thức nộp trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của TAND có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, phải đảm bảo rằng Tòa án đó đã tổ chức việc tiếp nhận hồ sơ qua Cổng thông tin điện tử. 

Đối với phương thức này, anh cần phải chuẩn bị hồ sơ đơn khởi kiện bằng bản mềm rồi gửi trực tiếp qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Về cơ bản, việc áp dụng phương thức này để nộp hồ sơ khởi kiện sẽ không mất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí đi lại khi nộp hồ sơ khởi kiện. Sau khi nhận được hồ sơ khởi kiện của anh trên Cổng thông tin điện tử, Tòa án sẽ in hồ sơ khởi kiện thành bản cứng để bổ sung vào sổ nhận đơn khởi kiện và thông báo lại cho anh biết về việc xử lý hồ sơ khởi kiện (chuyển hồ sơ/ trả hồ sơ/ thụ lý hồ sơ khởi kiện).

Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Theo quy định về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận tại Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, các trường hợp sau đây không được cấp Giấy chứng nhận:

– Người sử dụng đất là tổ chức, cộng đồng dân cư được cơ quan có thẩm quyền giao đất để quản lý theo quy định tại Điều 8 của Luật Đất đai 2013. 

– Người đang quản lý, sử dụng đất nông nghiệp mà thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn nơi có mảnh đất đó.

lan-tranh-chap-dat-dai-co-giay-chung-nhan

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các khu nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận theo quy định tại Luật Đất đai 2013.

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của Nhà nước.

– Tổ chức, UBND cấp xã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích xây dựng công trình công cộng gồm đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, dầu, khí; đường dây truyền tải điện, truyền dẫn thông tin; khu vui chơi giải trí ngoài trời; nghĩa trang, nghĩa địa không nhằm mục đích kinh doanh.

>>> Các trường hợp không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? Gọi ngay: 1900.6174

Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất có giấy tờ chứng nhận

Tranh chấp đất đai là một vấn đề phức tạp và nhạy cảm trong xã hội. Để giải quyết tranh chấp này, việc nhờ sự tư vấn của luật sư là cần thiết và có nhiều lợi ích.

Do đó, khi xảy ra tranh chấp đất đai, Quý khách hàng có thể yên tâm lựa chọn sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn và hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai tại Luật Thiên Mã chúng tôi với những lý do sau đây:

Thứ nhất, với đội ngũ Luật sư kiến thức chuyên môn về pháp lý liên quan đến tranh chấp đất đai. Họ hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan, cũng như các quy trình pháp lý để giải quyết tranh chấp. Nhờ vào kiến thức này, luật sư có khả năng phân tích và áp dụng các điều khoản pháp lý để bảo vệ lợi ích của khách hàng.

Thứ hai, đội ngũ luật sư tại Luật Thiên Mã là những Luật sư giàu kinh nghiệm trong việc xử lí tranh chấp đất đai và tham gia các vụ án lớn về tranh chấp đất đai. Do đó, biết cách tiếp cận theo từng trường hợp riêng biệt. Luật sư có khả năng xây dựng chiến lược phù hợp để bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong khi duy trì mối quan hệ tốt đẹp giữa các bên liên quan.

Thứ ba, chúng tôi có thể đại diện cho khách hàng trong các phiên tòa hoặc đàm phán để hỗ trợ khách hàng đưa ra quan điểm một cách hiệu quả trước toà án hoặc các bên liên quan.

Cuối cùng, đội ngũ luật sư của chúng tôi sẽ đưa ra những rủi ro pháp lý cho khách hàng. Luật sư có thể xem xét các tài liệu liên quan, kiểm tra tính hợp pháp của giao dịch và đưa ra ý kiến ​​pháp lý để ngăn chặn các tranh chấp tiềm ẩn.

Nhìn chung, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất có vai trò nhưng một chứng từ công nhận quyền sử dụng đất của các bên mà không thể ngăn chặn tranh chấp xảy ra. Đối với tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các bên có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp. 

>>> Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp đất có giấy tờ chứng nhận? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là một số nội dung tư vấn của Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề Tranh chấp đất đai có Giấy chứng nhậnvà những câu hỏi liên quan đến vấn đề này. Trong quá trình tìm hiểu bài viết và các vấn đề pháp lý có liên quan, nếu có bất kỳ câu hỏi nào, hãy nhấc máy và gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời.

  1900633727