Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm khi việc chuyển mục đích sử dụng đất ngày càng diễn ra phổ biến trên thực tế. Ngay trong bài viết này, Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp toàn bộ vướng mắc xoay quanh việc sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi cũng như giải đáp về thủ tục thu hồi đất không đúng mục đích. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.
Sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào?
Anh Lê (An Giang) có câu hỏi như sau:
Xin chào Luật sư tư vấn! Vợ chồng tôi hiện đang có một mảnh vườn trồng cây sầu riêng với diện tích 1000 mét vuông. Do nhà ở hiện tại cũng khá nhỏ nên cũng khá bất tiện khi vợ chồng con trai và cháu về quê chơi. Do đó, vợ chồng tôi quyết định sẽ dùng 200 mét vuông đất trồng cây sầu riêng trên để xây thêm một căn nhà mới rộng hơn.
Với ý định chuyển đổi như trên và không xin phép cơ quan có thẩm quyền thì sử dụng đất sai mục đích bị xử phạt như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn và mong nhận được phản hồi sớm từ Luật sư!
>> Giải đáp chi tiết mức xử phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Lê, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng Đài Tư Vấn. Về vấn đề mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất, chúng tôi xin tư vấn như sau:
Theo thông tin anh Lê cung cấp, vợ chồng anh có ý định chuyển đổi 200 mét vuông đất trồng cây sầu riêng sang đất xây nhà ở. Có thể thấy, đây là trường hợp chuyển đổi đất nông nghiệp (đất trồng cây lâu năm) sang đất phi nông nghiệp (đất ở). Căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 thì việc chuyển mục đích sử dụng đất nêu trên phải có sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó, nếu gia đình anh không thực hiện thủ tục xin phép và sử dụng đất sai mục đích được ghi trong Giấy chứng nhận thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Về cơ sở pháp lý, mức phạt khi sử dụng đất sai mục đích đối với đất trồng lâu năm được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 91/2019.
Thứ nhất, về mức phạt tiền
Căn cứ vào diện tích đất sử dụng sai mục đích, mà pháp luật đưa ra mức phạt cụ thể khi chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn:
+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;
+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.
Trường hợp tại khu vực đô thị: Áp dụng hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt được áp dụng tại khu vực nông thôn nêu trên.
Thứ hai, về biện pháp khắc phục hậu quả
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
+ Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong việc chuyển mục đích sử dụng đất.
Do đó, đối với trường hợp gia đình anh Lê chuyển đổi 200 mét vuông (0,02 héc ta) đất trồng cây sầu riêng sang đất xây nhà ở mà không xin phép cơ quan có thẩm quyền thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. Ngoài ra, bên cạnh mức phạt tiền thì cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có thể áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả, ví dụ như buộc tháo dỡ công trình xây dựng trên đất để khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm…
Trong trường hợp này, Luật sư xin đưa ra lời khuyên gia đình anh nên tiến hành xin phép cơ quan có thẩm quyền ở địa phương, để tránh trường hợp sử dụng đất sai mục đích và gặp những rắc rối không đáng có khi bị xử phạt về hành chính.
Hy vọng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các mức phạt này hay thắc mắc sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi, hãy liên hệ ngay với luật sư qua đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí!
Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không?
Chị Trang (Tiền Giang) có thắc mắc như sau:
Thưa luật sư, tôi có một vài thắc mắc mong luật sư giải đáp. Hiện nay, một số hộ gia đình ở gần nhà tôi đang tiến hành san lấp đất trồng lúa để chuyển sang trồng cây ăn quả vì giá của một số loại trái cây đang ở mức cao. Tôi cũng có nghe thông tin thời sự có đưa tin về một số trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng không xin phép đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: căn cứ theo quy định mới nhất thì việc sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
>> Giải đáp miễn phí về các trường hợp bị thu hồi đất, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Cảm ơn chị Trang đã tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Với thắc mắc sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Về nguyên tắc sử dụng đất được quy định tại Điều 6 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, người dân cần sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Điều này dẫn đến việc sử dụng đất không đúng mục đích có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc nghiêm trọng hơn là bị thu hồi đất theo quy định.
Về vấn đề thu hồi đất trong trường hợp sử dụng đất sai mục đích, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành thu hồi đất khi hành vi vi phạm đáp ứng các điều kiện ở điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018:
+ Thứ nhất, sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
+ Thứ hai, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Theo thông tin chị Trang cung cấp, một số hộ gia đình ở gần nhà chị tiến hành san lấp đất trồng lúa để chuyển sang trồng cây ăn quả, tức có việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa. Và việc chuyển đổi mục đích sử dụng này phải được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền, bởi Nhà nước luôn quan tâm đến chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa. Do đó, nếu những hộ gia đình trên không thực hiện việc xin phép thì việc sử dụng đất sẽ sai mục đích ghi trong Giấy chứng nhận. Và điều này dẫn đến những hộ gia đình này có thể bị cơ quan có thẩm quyền ở địa phương xử phạt vi phạm hành chính, thậm chí là bị thu hồi đất nếu đáp ứng đủ các yếu tố nêu trên.
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi không. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, đừng ngần ngại nhấc máy và gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được tư vấn pháp luật miễn phí và chính xác nhất.
>> Xem thêm: Cấp sai mục đích sử dụng đất phải làm sao? Có bị thu hồi không?
Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi? Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai?
>> Thu hồi đất có được bồi thường không? Liên hệ ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí
Theo đó, vi phạm pháp luật về đất đai là những hành vi trái với quy định trong các văn bản pháp luật. Những hành vi vi phạm này do người sử dụng đất thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, làm ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý đất đai của Nhà nước cũng như quyền lợi của người sử dụng đất. Và một hệ quả pháp lý phát sinh khi vi phạm pháp luật về đất đai đó là việc thu hồi đất. Căn cứ Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 thì các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
+ Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
+ Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
+ Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
+ Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
+ Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
+ Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
+ Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
+ Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
+ Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư. Trường hợp hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng.
Trên đây là quy định của Nhà nước về các trường hợp thu hồi đất. Mọi vướng mắc của bạn về các trường hợp này hay không hiểu rõ sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để có được lời giải đáp chính xác và miễn phí từ luật sư.
Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất? Căn cứ, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích
Trong quá trình sử dụng đất, trường hợp người dân đã có hành vi sử dụng đất sai mục đích thì việc nắm rõ những căn cứ cũng như trình tự thủ tục thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền là điều khá cần thiết. Bởi điều này giúp họ có thể chấp hành nghiêm chỉnh những quyết định từ cơ quan có thẩm quyền và bảo đảm được quyền lợi chính đáng của mình khi bị thu hồi đất.
Căn cứ thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích
> Giải đáp chi tiết các căn cứ thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích, liên hệ ngay 1900.6174
Về cơ sở pháp lý, căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 thì việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai (trong đó có việc sử dụng đất không đúng mục đích) phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Có thể thấy rằng, văn bản và quyết định của cơ quan có thẩm quyền xác định rõ hành vi sử dụng đất không đúng mục đích sẽ là cơ sở vững chắc giúp cho việc thu hồi đất được thực hiện đúng đối tượng vi phạm và tạo sự minh bạch, công khai trong hoạt động thu hồi đất.
Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích
>> Giải đáp các trường hợp bị cưỡng chế thu hồi đất NHANH CHÓNG, liên hệ ngay 1900.6174
Theo đó, thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích được quy định cụ thể tại Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung 2017, 2019, 2020, cụ thể bao gồm:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính về đất đai để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
+ Thứ nhất, nếu vi phạm cần phải thu hồi đất thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
+ Thứ hai, nếu vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính, thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập như sau:
Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định;
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết
Trong trường hợp cần thiết theo quy định, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thanh tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thực hiện thông báo thu hồi đất theo quy định
Cụ thể, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm sau đây:
+ Thứ nhất, thông báo việc thu hồi đất đến người sử dụng đất kết hợp với việc đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
+ Thứ hai, tiến hành thực hiện chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định.
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất theo quy định
Cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức và thực hiện thu hồi đất của người sử dụng đất theo đúng các bước mà pháp luật quy định.
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với người sử dụng đất được thực hiện trong trường hợp người có đất không thực hiện quyết định thu hồi mà cơ quan có thẩm quyền đã ban hành.
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận
Cơ quan tài nguyên và môi trường sẽ thực hiện những việc sau:
+ Thứ nhất, thực hiện chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
+ Thứ hai, tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý trong trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật.
Với những chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đã hiểu rõ các căn cứ và trình tự các bước cụ thể trong thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích trên thực tế. Nếu trong quá trình tìm hiểu, các bạn còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên, hãy gọi ngay tới số hotline của đội ngũ luật sư chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn pháp luật cụ thể, chính xác và dễ hiểu!
Thủ tục cưỡng chế thu hồi đất
Anh Dương (Cần Thơ) có thắc mắc như sau:
Xin chào Luật sư tư vấn! Cách đây 01 năm, cơ quan Nhà nước ở địa phương có ra quyết định thu hồi đất của gia đình chị gái tôi do có hành vi sử dụng sai mục đích đất nông nghiệp. Trong quá trình thi hành, do không nhất trí với các nội dung trong quyết định nên gia đình chị tôi có những hành vi cản trở nhất định làm cho cơ quan Nhà nước gặp khó khăn trong việc thu hồi đất. Hiện tại, để bảo đảm tiến độ của kế hoạch thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai trên địa bàn, cơ quan có thẩm quyền muốn tổ chức cưỡng chế để thu hồi diện tích đất trên.
Vậy luật sư cho tôi xin hỏi trong trường hợp này thì thủ tục cưỡng chế thu hồi đất được thực hiện như thế nào? Trân trọng cảm ơn Luật sư!
>> Giải đáp miễn phí về điều kiện, trình tự, thủ tục cưỡng chế thu hồi đất, liên hệ ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Dương, cảm ơn anh đã quan tâm và để lại câu hỏi cho Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Sau khi xem xét và phân tích, Luật sư xin gửi đến anh lời giải đáp như sau:
Căn cứ theo Điều 71 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Trước khi thực hiện việc cưỡng chế thu hồi đất, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Bước 2: Ban thực hiện cưỡng chế vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế
Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức và thực hiện vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế, cụ thể như sau:
Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì tiến hành lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản;
Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Bước 3: Buộc chủ thể bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế
Theo đó, ban thực hiện cưỡng chế sẽ có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Còn trường hợp những chủ thể nêu trên không thực hiện việc di chuyển người cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế, thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm thực hiện việc này.
Trong trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản, thì Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định và tiến hành thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Trên đây là nội dung chi tiết của các bước trong thủ tục cưỡng chế thu hồi đất mà Luật sư xin chia sẻ đến anh Dương và các bạn đọc. Trong trường hợp anh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề trên, hãy liên hệ ngay với luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chính xác và tận tình nhất!
Bài viết trên là toàn bộ giải đáp của Tổng đài tư vấn cho câu hỏi sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi. Hy vọng thông qua những chia sẻ của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các quy định, thông tin liên quan đến việc thu hồi đất cũng như cưỡng chế thu hồi đất. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến các thủ tục đăng ký sang tên sổ đỏ, ký giáp ranh khi sang tên hay các tranh chấp liên quan đến việc ký giáp ranh, hãy nhấc máy gọi đến đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |