Điều kiện để được bảo lãnh con sang Nhật như thế nào? Thủ tục bảo lãnh con sang nước Nhật gồm những giấy tờ gì? Cần phải tìm hiểu những quy định gì? Chắc hẳn đây sẽ là câu hỏi, tìm kiếm của nhiều người Việt đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Bài viết sau đây của chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin để bảo lãnh con sang Nhật Bản một cách chính xác nhất theo quy định. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua số điện thoại 1900.633.727 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
Điều kiện bảo lãnh con sang Nhật
>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện bảo lãnh con sang nước Nhật theo quy định, gọi ngay 1900.633.727
Để tiến hành các quy trình bảo lãnh con sang Nhật Bản, người bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện theo quy định như sau:
– Người bảo lãnh phải là người đang sinh sống, làm việc hoặc đang là đối tượng xuất khẩu lao động tại Nhật Bản hợp pháp và tất nhiên visa phải còn thời hạn
– Trong thời gian sinh sống tại Nhật, người bảo lãnh phải tuân thủ tốt các quy định động thuế của nhà nước, bảo hiểm, các hóa đơn khác…
– Người bảo lãnh phải chứng minh được mình có năng lực tài chính tốt để chu cấp cho con khi sang Nhật. Không có quy định cụ thể mà thông thường cục quản lý xuất nhập cảnh sẽ dựa vào tình hình thực tế của người bảo lãnh để xem xét.
– Trường hợp người bảo lãnh là du học sinh, số dư tài khoản ngân hàng phải đủ để chi trả mọi sinh hoạt cho gia đình trong thời gian ít nhất là 06 tháng.
– Thông tin về công ty người bảo lãnh đang làm việc: Đây là yếu tố để xác định khả năng ổn định tài chính của người bảo lãnh, công ty nơi người bảo lãnh đang làm việc chấp hành đầy đủ các nghĩa vụ về đóng thuế.
Như vậy, để bảo lãnh cho con sang Nhật thì người bảo lãnh cần đáp ứng những điều kiện nêu trên. Trong trường hợp còn thắc mắc khi tìm hiểu quy định, hãy liên hệ ngay đến tổng đài tư vấn qua hotline 1900.633.727 để được tư vấn luật dân sự nhanh chóng!
>> Xem thêm: Thủ tục bảo lãnh con sang Pháp đoàn tụ với gia đình như thế nào?
Quyền lợi và hạn chế khi bảo lãnh con sang Nhật
>> Luật sư tư vấn chính xác quyền lợi và hạn chế bảo lãnh con sang Nhật Bản, gọi ngay 1900.633.727
Quyền lợi
Khi bảo lãnh con sang Nhật thì sẽ được tự do đi lại, được học tập tại các trường trường senmon hay các trường đại học… và làm các hoạt động sinh hoạt hàng ngày mà không bị ngăn cấm hay giới hạn.
Hạn chế
Con mới được bảo lãnh sang Nhật không được phép đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập. Sau khi hoàn thành xong đăng ký người có visa đoàn tụ gia đình sẽ được phép đi làm thêm dưới 28h/ tuần vào thẻ lưu trú. Tuy nhiên, cần tuân thủ đúng số giờ quy định vì nếu làm quá giờ sẽ bị chịu các mức xử phạt, thậm chí là trục xuất khỏi Nhật.
>> Xem thêm: Thủ tục bảo lãnh con sang Đức, đón con sang đoàn tụ ở Đức 2023
Thủ tục bảo lãnh con sang Nhật
Chị Dung (Thanh Hóa) có gửi câu hỏi:
“Tôi và chồng kết hôn được 10 năm và có một con. Tuy nhiên mục đích hôn nhân không đạt được nên tôi và chồng đã ly hôn. Sau khi ly hôn tôi được sang Nhật Bản lao động và làm việc. Sau quá trình sinh sống chồng tôi có tiết kiệm được một khoản tiền khá ổn, vì thế mong muốn được bảo lãnh con sang nước Nhật sinh sống và học tập. Nhờ luật sư tư vấn về thủ tục bảo lãnh được thực hiện như thế nào? Xin chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện bảo lãnh con sang Nhật Bản nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.633.727
Trả lời:
Xin chào chị Dung! Với câu hỏi thủ tục để bảo lãnh con sang nước Nhật Bản, Luật sư trả lời như sau:
Bước 1: Chị cần chuẩn bị hồ sơ
Để có thể tiến hành các quy trình về bảo lãnh con sang Nhật thì người bảo lãnh cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau theo quy định Nhật Bản:
– Mẫu đơn đăng ký viết bằng tiếng Nhật và tiếng Anh để điền thông tin dễ dàng hơn
– Ảnh chụp của người được bảo lãnh không quá 03 tháng. Lưu ý: người dưới 16 tuổi không cần phải nộp ảnh
– 01 bản photo Hộ chiếu, bản gốc còn hiệu lực;
– 01 bản photo thẻ tư cách lưu trú của chị;
– 01 bản giấy xác nhận tư cách lưu trú xin tại nơi mà đang lưu trú tại Nhật Bản;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ nhân thân của chị và chứng minh quan hệ với con (sổ hộ khẩu, bản sao giấy khai sinh hoặc các giấy tờ có liên quan);
– Chứng minh công việc tại Nhật Bản: Giấy tờ xác nhận chứng minh công việc tại công ty để xác định quá trình làm việc hoặc nếu đang kinh doanh thì nộp giấy chứng nhận bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
– Bảng tổng hợp lương đối với người chưa làm việc đủ 12 tháng tại Nhật Bản;
– Giấy xác nhận thuế: 01 bản. Xin tại Tòa thị chính thành phố, quận hay cửa tiếp dân
– 01 bản xác nhận số dư hiện tại trong tài khoản ngân hàng;
– 01 phong bì có dán sẵn tem và ghi rõ địa chỉ người gửi và người nhận;
– Đơn xin tư cách lưu trú cho con (người được bảo lãnh).
Bước 2: Nộp hồ sơ
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, người bảo lãnh đang ở Nhật Bản sẽ nộp hồ sơ tại Cục xuất nhập cảnh hoặc văn phòng quản lý xuất nhập cảnh ở tỉnh, thành phố nơi đang sinh sống tại Nhật.
Sau khi hồ sơ được xem xét đầy đủ và duyệt thì sẽ được trả về theo đường bưu điện đến đúng địa chỉ mà chị đã chuẩn bị theo phong bì thư trước đó. Sau khi chị gửi các giấy tờ này về cho con chị ở Việt Nam thì con chị ở Việt Nam sẽ chuẩn bị đầy đủ hồ sơ giấy tờ và nộp đơn xin visa tại Nhật Bản ở 1 trong 2 nơi sau đây:
– Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có địa chỉ tại: số 27 Liễu Giai, quận Ba Đình, Hà Nội; Điện thoại: 024 3846 3000
– Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh có địa chỉ: số 261 Điện Biên Phủ, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại: 028 3933 3510
Bước 3: Nhận kết quả
Thời gian nhận kết quả sẽ tùy thuộc vào hồ sơ của chị chuẩn bị và phụ thuộc vào quá trình xem xét từ phía Đại sứ quán rằng chị có đáp ứng được các điều kiện để bảo lãnh con sang Nhật hay không. Sau khi xét duyệt phía Đại sứ quán sẽ trả kết quả đồng ý hay từ chối đối với yêu cầu của chị
Như vậy, thủ tục để bảo lãnh con sang nước Nhật không quá phức tạp, tuy nhiên quá trình để chuẩn bị những giấy tờ nêu trên cũng tốn khá nhiều thời gian. Do đó khi xin visa bảo lãnh cho con sang Nhật Bản, cả hai phía người bảo lãnh và người được bảo lãnh cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ và rõ ràng thì cơ quan có thẩm quyền mới xem xét và xét duyệt một cách nhanh chóng. Vậy nên, để đảm bảo cho quá trình làm thủ tục bảo lãnh cho con được nhanh chóng, chị cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ và thực hiện theo các bước như luật sư đã nêu trên.
Trên đây là nội dung về thủ tục để bảo lãnh con sang nước Nhật Bản theo quy định mới nhất. Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, nếu chị còn gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.633.727 để được Luật sư tư vấn pháp luật miễn phí!
Sau khi bảo lãnh con sang Nhật, bố mẹ cần làm gì?
Anh Hòa hiện đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản có câu hỏi gửi đến Luật sư như sau:
“Hiện nay, tôi và vợ cùng đang sinh sống và làm việc tại Nhật Bản. Do sinh sống xa nhà và nhớ con nên vợ chồng tôi quyết định sẽ bảo lãnh con qua Nhật để gia đình đoàn tụ. Luật sư cho tôi hỏi, sau khi con tôi được bảo lãnh thì cần phải làm những thủ tục gì cho con. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn!”
Trả lời:
Cảm ơn anh Hòa đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn! Về thủ tục cần làm sau khi bảo lãnh con sang nước Nhật Bản, Luật sư tư vấn như sau:
Sau khi anh đã đáp ứng được những điều kiện để được bảo lãnh con sang nước Nhật thì anh cần phải tiến hành làm thủ tục nhập hộ tịch cho con và một số thủ tục khác liên quan đến việc nhập học của con. Cụ thể:
Thủ tục nhập hộ tịch
>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục nhập hộ tịch nhanh chóng, chính xác nhất, gọi ngay 1900.633.727
Sau khi bảo lãnh con sang Nhật thì bố/mẹ cần làm ngay các thủ tục nhập hộ tịch cho con theo bố/mẹ (người chủ hộ). Trong trường hợp bé dưới 15 tuổi thì thủ tục nêu trên bố mẹ có thể tự làm mà không cần dẫn con theo. Cần lưu ý khi đi làm thủ tục bố/mẹ cần mang theo tất cả các loại giấy tờ của con như hộ chiếu, thẻ lưu trú, giấy khai sinh của con và các giấy tờ của bố/mẹ như sổ ngân hàng để nhận tiền trợ cấp hàng tháng, thẻ lưu trú,… Khi đến làm thủ tục tại quận/ thành phố, mọi thông tin chi tiết cũng như thứ tự làm các giấy tờ sẽ được hướng dẫn chi tiết. Tuy nhiên, có một số thủ tục cần làm như sau:
– Thủ tục nhập hộ tịch cho con 入籍届(にゅうせきとどけ)
– Đăng ký trợ cấp y tế đối với trẻ 子ども医療費助成 (こどもいりょうひじょせい)
– Đăng ký nhận trợ cấp hàng tháng dành cho trẻ 児童手当(じどうてあて)
– Trợ cấp hàng tháng dành cho trẻ sẽ được cấp từ tháng tiếp theo thời điểm đăng ký. Khoản trợ cấp này sẽ được chuyển vào tài khoản của chủ hộ hoặc người có thu nhập cao hơn trong gia đình.
– Đăng ký làm thẻ bảo hiểm dành cho con 健康保険証(けんこうほけんしょう)
– Nếu cả hai bố mẹ đều theo bảo hiểm quốc dân 国民健康保険(こくみんけんこうほけん)thì đăng ký thẻ bảo hiểm cho con tại quận/ thành phố cùng với các thủ tục ở trên.
– Nếu bố/mẹ theo diện bảo hiểm xã hội cần hỏi công ty nơi bố/mẹ làm việc để được hướng dẫn cụ thể.
– Về lịch tiêm phòng, lịch khám sức khỏe định kỳ của con
Sau khi đăng ký trợ cấp y tế, con của bạn sẽ được phát sổ mẹ con 母子手帳(ぼしてちょう trong đó có ghi chi tiết lịch tiêm phòng và lịch khám sức khoẻ định kỳ.
Thủ tục nhập học
>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thực hiện thủ tục nhập học nhanh nhất, gọi ngay 1900.633.727
Tuỳ vào độ tuổi của con mà anh cần có những lưu ý liên quan đến việc nhập học cho con cũng khác nhau. Mỗi trường khác nhau mà thủ tục sẽ khác nhau, vì thế những hướng dẫn liên quan đến việc xin học hoặc nhập học cho con anh có thể hỏi tại quận/ thành phố, tuy nhiên anh cần tìm hiểu thêm thông tin trước khi con sang để thuận tiện hơn.
Ngoài ra, khác với Việt Nam, ở Nhật khai sẽ giảng năm học mới vào tháng 4, vì vậy cũng cần lưu ý thời điểm đưa con sang cũng như tính độ tuổi con vào lớp theo mốc thời gian tháng 4 này.
Bài viết trên đây là toàn bộ nội dung Luật sư Tổng Đài Tư Vấn giải đáp về vấn đề bảo lãnh con sang Nhật và một số thủ tục pháp lý liên quan. Hy vọng với những thông tin này có thể giúp anh chị nhiều trong quá trình làm thủ tục và quy trình đăng ký. Mọi thắc mắc liên quan đến các hồ sơ sau khi bảo lãnh cho con sang Nhật, hãy liên hệ ngay cho chúng tôi qua số điện thoại 1900.633.727 để được luật sư giải đáp nhanh chóng!