Mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất được quy định cụ thể như thế nào? Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất hay không? Với bản chất là một loại tài sản mang tính riêng biệt và có giá trị, pháp luật đất đai đặt ra yêu cầu người dân cần sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Sử dụng đất đúng mục đích là nghĩa vụ bắt buộc đối với người sử dụng đất, trường hợp muốn sử dụng sang mục đích khác phải xin phép cơ quan có thẩm quyền, trừ khi có quy định không phải xin phép. Trên thực tế, xuất phát từ lý do không muốn gặp rắc rối về thủ tục pháp lý nên có không ít trường hợp người dân sử dụng đất sai mục đích. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của Tổng Đài Tư Vấn để cập nhật những thông tin hữu ích về các vấn đề trên cùng những thủ tục có liên quan. Mọi thắc mắc của bạn đọc xin vui lòng liên hệ với Luật sư tư vấn luật đất đai qua số hotline 1900.633.727 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!
Thế nào là sử dụng đất sai mục đích?
Việc chuyển mục đích sử dụng đất được các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nhằm khai thác tối đa giá trị mà đất đai mang lại và phục vụ cho các nhu cầu của mình. Thực trạng ở nhiều địa phương cho thấy vẫn còn nhiều trường hợp sử dụng đất sai mục đích, gây không ít khó khăn cho công tác quản lý hành chính về đất đai trên địa bàn. Hiện nay, các văn bản pháp luật đất đai chưa đưa ra quy định cụ thể về khái niệm sử dụng đất sai mục đích là gì. Tuy nhiên, căn cứ vào hình thức biểu hiện bên ngoài của hành vi, thì sử dụng đất sai mục đích được hiểu là hành vi sử dụng đất không đúng với mục đích sử dụng đã được ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (còn gọi là sổ đỏ), hoặc trong các quyết định hành chính giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Về hệ quả pháp lý phát sinh khi người dân sử dụng đất sai mục đích, ở khoản 3 Điều 12 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 đã nêu rõ hành vi sử dụng đất không đúng mục đích thuộc một trong những hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật đất đai. Khi đó, tùy theo tính chất và hậu quả của hành vi gây ra mà người sử dụng đất có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt theo quy định.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan hoặc có nhu cầu tìm hiểu thêm về mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất, hãy liên hệ ngay số điện thoại 1900.633.727 để được tư vấn pháp luật đất đai miễn phí!
Mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất?
Anh Cảnh (Tiền Giang) có câu hỏi như sau:
“Kính chào Luật sư!
Gia đình tôi đã nhiều đời gắn bó với nghề trồng cây nhãn và cũng đem lại giá trị kinh tế cho gia đình ở mức ổn. Hiện tại, gia đình tôi không có nhiều thời gian để chăm sóc vườn nhãn, nên có ý định sẽ dùng một nửa diện tích đất vườn (300 mét vuông) để xây cửa hàng bán thức ăn nhanh vào buổi sáng do phần đất này nằm ở sát đường lộ có nhiều người qua lại.
Dạo gần đây, tôi có nghe thông tin trên truyền hình về việc xử phạt hành chính về đất đai liên quan đến việc sử dụng không đúng mục đích ghi trên sổ đỏ ở một số địa phương. Luật sư cho tôi hỏi đối với trường hợp gia đình cố ý không chuyển mục đích sử dụng đất tại cơ quan có thẩm quyền có được hay không? Và mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật ra sao? Chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn chính xác mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất, gọi ngay 1900.633.727
Phần trả lời của Luật sư:
Chào anh Cảnh, Tổng Đài Tư Vấn cảm ơn anh đã quan tâm và tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi! Căn cứ theo quy định mới nhất, Luật sư xin đưa ra lời giải đáp cụ thể như sau:
Liên quan đến việc phân loại đất, đất trồng nhãn thuộc đất trồng cây lâu năm (nhóm đất nông nghiệp) và khi chuyển sang đất xây cửa hàng bán thức ăn thì trở thành đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (Điều 10 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018). Do đó, việc chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp này của gia đình anh Cảnh phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bởi chuyển từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp.
Nếu gia đình anh không thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất mà lại cố ý sử dụng đất không đúng với mục đích ghi trên Giấy chứng nhận thì thuộc hành vi bị cấm trong quá trình sử dụng đất.
Theo đó, trường hợp chuyển đất trồng cây lâu năm sang đất phi nông nghiệp mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, thì có thể bị áp dụng các hình thức xử phạt hành chính về đất đai do sử dụng sai mục đích sử dụng đất được quy định ở khoản 2, khoản 3, khoản 4 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Thứ nhất, về mức phạt tiền cụ thể được căn cứ vào diện tích đất chuyển mục đích trái phép
– Diện tích dưới 0,02 héc ta: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng;
– Diện tích từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng;
– Diện tích từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta: Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng;
– Diện tích từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
– Diện tích từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Diện tích từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta: Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
– Diện tích từ 03 héc ta trở lên: Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng.
Trong trường hợp việc sử dụng đất sai mục đích do chuyển mục đích sử dụng không xin phép cơ quan có thẩm quyền được diễn ra tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng 02 lần mức phạt nêu trên.
Ngoài ra, người sử dụng đất cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính về đất đai cũng có thể áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả đối với trường hợp sử dụng sai mục đích sử dụng đất:
– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm;
– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong việc chuyển đổi và sử dụng đất không đúng mục đích.
Theo thông tin anh Cảnh cung cấp cho chúng tôi, trường hợp gia đình anh dùng một nửa diện tích đất trồng nhãn 300 mét vuông (0,03 héc ta) để xây cửa hàng bán thức ăn nhanh mà không thực hiện thủ tục xin phép tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tức đã có yếu tố cấu thành hành vi sử dụng đất sai mục đích. Lúc này, gia đình anh có thể bị áp dụng mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng do diện tích đất chuyển mục đích trái phép nằm trong khoảng từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta. Bên cạnh đó, tùy theo mức độ và hậu quả của hành vi vi phạm, mà cơ quan có thẩm quyền xử phạt có thể áp dụng thêm một số biện pháp khắc phục hậu quả mà Luật sư đã đề cập ở trên.
Có thể thấy rằng, mục đích sử dụng đất là một trong những vấn đề khá quan trọng trong quá trình sử dụng đất mà gia đình anh Cảnh và người dân cần chú ý để đảm bảo việc sử dụng đất không sai mục đích, và nhằm tránh những rủi ro về trách nhiệm pháp lý về sau. Trong trường hợp anh Cảnh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành, vui lòng nhấc máy gọi ngay số 1900.633.727 để được kết nối trực tiếp với Luật sư tư vấn và nhận được lời giải đáp chính xác nhất!
Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không?
Anh Hiệp (Đồng Tháp) có thắc mắc như sau:
“Dạ chào Luật sư tư vấn!
Gia đình tôi đang canh tác trồng lúa nhiều năm nay trên mảnh đất với diện tích 1,5 công (1500 mét vuông). Do ba mẹ chỉ có chị gái và tôi nên đã cho mỗi đứa con 250 mét vuông đất trên để xây nhà ở hoặc làm ăn. Lúc chị gái tôi tiến hành san lấp đất trồng lúa để xây cửa hàng bán tạp hóa, thì cơ quan ở địa phương có đến xem xét và quyết định xử phạt hành chính với số tiền 3.000.000 đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất. Do không am hiểu nhiều về luật pháp và mức phạt tiền cũng không nhiều, nên gia đình tôi cũng không chú tâm nhiều đến vấn đề sử dụng đất không đúng mục đích.
Do tôi sắp cưới vợ và muốn ra riêng nên đã tiến hành xây nhà trên phần đất trồng lúa mà ba mẹ cho. Trong quá trình xây nhà, cơ quan có thẩm quyền đã thông báo sẽ thu hồi phần đất mà gia đình tôi sử dụng sai mục đích. Ba mẹ tôi rất bối rối vì không rõ quyết định này của cơ quan nhà nước có đúng pháp luật hay không? Và theo quy định của pháp luật, trường hợp sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi đất không? Rất mong nhận được phản hồi từ Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn chính xác sử dụng đất sai mục đích sử dụng đất có bị thu hồi không, gọi ngay 1900.633.727
Phần trả lời của Luật sư:
Cảm ơn anh Hiệp đã gửi vướng mắc đến Luật sư! Với câu hỏi anh đặt ra, Luật sư đã xem xét theo quy định hiện hành và xin đưa ra câu trả lời như sau:
Căn cứ theo Điều 6 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, một trong những nguyên tắc sử dụng đất mà pháp đặt ra đó là người dân cần sử dụng đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất. Theo đó, trường hợp người sử dụng đất vi phạm nguyên tắc trên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (cụ thể là Nghị định 91/2019/NĐ-CP), và cũng có thể sẽ bị cơ quan có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
Liên quan đến việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai tại Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, cụ thể đối với trường hợp sử dụng đất sai mục đích, thì cơ quan nhà nước tiến hành thu hồi đất khi hành vi vi phạm đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Như thông tin anh Hiệp chia sẻ, trước đó chị gái của anh tiến hành san lấp 250 mét vuông đất trồng lúa của gia đình để xây cửa hàng bán tạp hóa, thì cơ quan có thẩm quyền quyết định xử phạt hành chính với số tiền 3.000.000 đồng do tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trái phép. Hiện nay, anh tiếp tục thực hiện xây nhà trên phần đất trồng lúa mà ba mẹ cho và bị cơ quan có thẩm quyền thông báo sẽ thu hồi phần đất mà gia đình anh sử dụng sai mục đích. Có thể thấy, quyết định thu hồi đất trong trường hợp này là có căn cứ bởi gia đình anh đã sử dụng đất trồng lúa không đúng mục đích ghi trên Giấy chứng nhận, cụ thể là hành vi tự ý chuyển đổi sang đất phi nông nghiệp trái phép (xây cửa hàng tạp hóa, nhà ở).
Do hành vi sử dụng đất không đúng mục đích đã bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính với hình thức phạt tiền, cho nên việc anh Hiệp lại tiếp tục vi phạm về sử dụng đất trồng lúa sai mục đích (xây nhà ở), thì sẽ bị Nhà nước thu hồi những phần đất mà gia đình anh có hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
Như vậy, khi người dân sử dụng đất sai mục đích thì hoàn toàn có khả năng bị cơ quan nhà nước ra quyết định thu hồi đất trong trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về việc sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục tái phạm. Trong trường hợp anh Hiệp còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất hoặc các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, hãy liên hệ ngay số điện thoại của Luật sư 1900.633.727 để được tư vấn luật cụ thể và chính xác!
Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
>> Luật sư tư vấn chính xác các trường hợp thu hồi đất do vi phạm luật đất đai theo quy định, gọi ngay 1900.633.727
Trong quá trình sử dụng đất trên thực tế, khi người sử dụng đất có những vi phạm làm ảnh hưởng đến công tác quản lý hành chính về đất đai hoặc các cơ quan có thẩm quyền có sai sót trong quá trình thực hiện các thủ tục có liên quan như giao đất, cho thuê đất. Căn cứ theo cơ sở pháp lý tại khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
– Trường hợp sử dụng đất sai mục đích sẽ bị thu hồi khi có đủ hai yếu tố:
– Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất;
– Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
– Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
– Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
– Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định mà lại thực hiện nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
– Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
– Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
– Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
– Đất trồng cây hằng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
– Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư:
– Trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án;
– Khi hết thời hạn được gia hạn mà vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất, tài sản gắn liền với đất, trừ khi do bất khả kháng.
Trên đây là lời giải đáp cụ thể của Luật sư tư vấn về các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai. Trong trường hợp bạn đọc cần biết thêm thông tin chi tiết về mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất hoặc cần tìm hiểu về thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích, hãy gọi ngay đến số máy 1900.633.727 để được tư vấn luật đất đai tận tình, kịp thời từ các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn!
Thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích
Chị Lệ (Bình Phước) có câu hỏi như sau:
“Thân chào Luật sư tư vấn!
Vợ chồng tôi được Ủy ban nhân dân địa phương giao 1000 mét vuông đất để sản xuất nông nghiệp, cụ thể là trồng cây cao su để mở rộng quy mô trên địa bàn. Cách đây một năm, với mong muốn vừa trồng trọt vừa kinh doanh để tăng thu nhập, vợ chồng tôi có xây một nhà kho nhỏ làm cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật cho người dân trong xóm. Do việc xây dựng cửa hàng kinh doanh không nằm trong mục đích mà Nhà nước đã giao đất, nên vợ chồng tôi đã bị xử phạt với số tiền khoảng vài triệu đồng.
Việc kinh doanh khá thuận lợi nên vợ chồng tôi tiếp tục xây thêm một nhà kho kế bên cửa hàng để chứa hàng hóa, mà không thực hiện xin phép vì nghĩ rằng cơ quan nhà nước chỉ xử phạt một lần. Kết quả là gia đình tôi nhận được thông báo sẽ bị xem xét để thu hồi đất trong thời gian tới. Luật sư xin cho tôi hỏi căn cứ và thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích được quy định như thế nào? Chân thành cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích nhanh nhất, gọi ngay 1900.633.727
Phần trả lời của Luật sư:
Chào chị Lệ! Cảm ơn chị đã sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật đất đai của Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi! Đối với thắc mắc trên, Luật sư đã phân tích, nghiên cứu và đưa ra lời giải đáp như sau:
Đối với trường hợp gia đình chị Lệ được Nhà nước giao đất để sản xuất nông nghiệp (trồng cây cao su), nhưng vợ chồng chị lại tiến hành xây cửa hàng kinh doanh bán thuốc bảo vệ thực vật và tiếp tục xây nhà kho dù trước đó đã bị xử phạt vi phạm hành chính. Do đó, gia đình chị sẽ bị thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai, cụ thể là sử dụng đất sai mục đích đã được Nhà nước giao đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm (điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018). Sau đây, Luật sư sẽ nêu rõ về căn cứ cũng như các bước trong thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích theo quy định pháp luật đất đai hiện hành.
Căn cứ thu hồi đất khi sử dụng sai mục đích
Căn cứ theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì việc thu hồi đất khi sử dụng sai mục đích sẽ phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai. Quy định này được đặt ra là hợp lý bởi việc thu hồi đất ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi của người dân trong việc canh tác, sử dụng đất phục vụ cho các nhu cầu trong cuộc sống. Do đó, việc thu hồi đất khi sử dụng sai mục đích cần dựa trên các văn bản, quyết định đã được cơ quan có thẩm quyền xem xét và xác định cụ thể vi phạm của người sử dụng đất trên thực tế, nhằm hướng đến việc đưa ra quyết định thu hồi đất được áp dụng đúng đối tượng, đúng hành vi vi phạm.
Ngoài ra, để đảm bảo về cơ sở pháp lý khi thu hồi đất sử dụng sai mục đích theo đúng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì nhất thiết phải căn cứ vào các văn bản của cơ quan có thẩm quyền trong việc xác định các hành vi vi phạm cũng như mức độ, hậu quả mà hành vi đó gây ra.
Như vậy, đối với trường hợp sử dụng đất sai mục đích của gia đình chị Lệ, thì việc thu hồi đất sẽ căn cứ vào các văn bản, quyết định xác định hành vi vi phạm về tự ý xây dựng cửa hàng kinh doanh, nhà kho trên diện tích đất được Nhà nước giao để sản xuất nông nghiệp cũng như liên quan đến việc xử phạt hành chính mà cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng ở lần vi phạm đầu tiên.
Thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích
Theo cơ sở pháp lý ở Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP, thì thủ tục thu hồi đất sử dụng không đúng mục đích được quy định cụ thể gồm các bước sau đây:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính về đất đai
Trường hợp vi phạm cần phải thu hồi đất: Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Trường hợp vi phạm không bị xử phạt vi phạm hành chính: Biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của Ủy ban nhân dân cấp xã làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập như sau:
Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định;
Người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa trong trường hợp cần thiết
Để phục vụ cho quá trình thu hồi đất, cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thanh tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo thu hồi đất
Theo đó, Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền (đối với trường hợp thu hồi đất của hộ gia đình, cá nhân là Ủy ban nhân dân cấp huyện) có trách nhiệm sau:
Thông báo việc thu hồi đất đến người sử dụng đất kết hợp với việc đăng trên trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện;
Tiếp theo, thực hiện chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định.
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất
Sau khi đã hoàn thành xong thủ tục thông báo thu hồi đất đến người dân, thì cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức và thực hiện thu hồi đất theo đúng quy định.
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Việc tổ chức cưỡng chế thu hồi đất đối với người sử dụng đất được quy định như sau:
Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người;
Bố trí kinh phí thực hiện cưỡng chế thu hồi đất.
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận
Sau khi đã tiến hành thu hồi đất, cơ quan tài nguyên và môi trường cần thực hiện những công việc sau:
– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính;
– Thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.
Trên đây là lời giải đáp của Luật sư về căn cứ cũng như nội dung cụ thể các bước trong thủ tục thu hồi đất khi sử dụng đất sai mục đích. Nếu chị Lệ còn bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất hoặc vấn đề về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, hãy liên hệ ngay đường dây nóng 1900.633.727 để được Luật sư của chúng tôi giải đáp kịp thời theo đúng pháp luật!
Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất/cưỡng chế sử dụng đất sai mục đích
Chị Thy (Kiên Giang) có thắc mắc như sau:
“Thưa Luật sư!
Do vợ chồng tôi đã sống ly thân hơn nửa năm nay nên tôi có ý định mua một mảnh đất xây nhà riêng để ở. Qua lời giới thiệu, tôi cũng đã mua được một mảnh vườn trồng xoài của một người bạn. Trên mảnh đất, bạn tôi đã xây một căn nhà nhỏ cách đây không lâu và có thông báo với tôi rằng đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính khi xây dựng căn nhà này. Vì là bạn bè thân thiết và mảnh đất trên cũng đã xây nhà rất thuận tiện để vào ở liền, nên tôi quyết định nhận chuyển nhượng mảnh vườn trên.
Vì diện tích nhà khá nhỏ và con trai tôi cũng muốn về ở với mẹ, nên tôi đã tiến hành xây thêm một căn nhà mới nằm sát với căn nhà hiện tại tôi đang ở. Nhưng không may, trong quá trình xây dựng nhà, thì cơ quan có thẩm quyền có đến kiểm ra và sau đó có thông báo về việc thu hồi đất do việc sử dụng mảnh vườn trên đã tiếp diễn hai lần vi phạm.
Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp không chấp hành quyết định thu hồi đất, thì điều kiện cũng như trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được quy định ra sao? Kính mong được Luật sư giải đáp giúp!”
>> Luật sư tư vấn trình tự, thủ tục cưỡng chế sử dụng đất sai mục đích nhanh nhất, gọi ngay 1900.633.727
Phần trả lời của Luật sư:
Chân thành cảm ơn chị Thy đã để lại câu hỏi cho chúng tôi. Sau khi xem xét và đánh giá thì Luật sư xin đưa ra lời giải đáp chi tiết về những điều kiện cưỡng chế thu hồi đất; thẩm quyền, thủ tục thực hiện cũng như thời gian thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất ngay trong phần trình bày dưới đây:
Điều kiện cưỡng chế thu hồi đất
Có thể nói, cưỡng chế thu hồi đất là một trong những biện pháp hữu hiệu được Nhà nước áp dụng khi người sử dụng đất không chấp hành thực hiện quyết định thu hồi đất đã có hiệu lực mà cơ quan có thẩm quyền đã ban hành. Cụ thể, cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất được thực hiện khi có đủ các điều kiện được liệt kê tại khoản 2 Điều 71 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018:
– Người có đất thu hồi không chấp hành quyết định thu hồi đất sau khi Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng đã vận động, thuyết phục;
– Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã được niêm yết công khai tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, địa điểm sinh hoạt chung của khu dân cư nơi có đất thu hồi;
– Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đã có hiệu lực thi hành;
– Người bị cưỡng chế đã nhận được quyết định cưỡng chế thu hồi đất có hiệu lực thi hành. Trường hợp từ chối không nhận quyết định cưỡng chế hoặc vắng mặt khi giao quyết định trên thì Ủy ban nhân dân cấp xã tiến hành lập biên bản.
Do đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ tổ chức và thực hiện cưỡng chế thu hồi đất đối với người sử dụng đất có đất bị thu hồi khi có đầy đủ 04 điều kiện quan trọng nêu trên.
Thẩm quyền giải quyết cưỡng chế thu hồi đất
Do liên quan đến chức trách quản lý hành chính về đất đai ở địa phương nên thẩm quyền giải quyết cưỡng chế thu hồi đất thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện. Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất và tổ chức thực hiện quyết định cưỡng chế. Ngoài ra, tại khoản 3 Điều 65 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP cũng đã quy định chi tiết về thẩm quyền trên như sau:
Sau khi vận động, thuyết phục mà người có đất thu hồi không thực hiện quyết định thu hồi đất, thì Phòng Tài nguyên và Môi trường tiến hành trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lực lượng thực hiện cưỡng chế thi hành quyết định cưỡng chế đối với trường hợp đã được vận động, thuyết phục mà cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế không chấp nhận thi hành quyết định cưỡng chế theo quy định.
Thủ tục thực hiện
Trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất được pháp luật quy định tại khoản 4 Điều 71 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, cụ thể được thực hiện qua các bước sau đây:
Bước 1: Thành lập Ban thực hiện cưỡng chế
Với mục đích tham mưu trong quá trình cưỡng chế thu hồi đất, thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Ban thực hiện cưỡng chế.
Theo đó, Ban thực hiện cưỡng chế được thành lập để thực hiện một số chức năng như sau:
Chủ trì lập phương án cưỡng chế và dự toán kinh phí cho hoạt động cưỡng chế trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền phê duyệt;
Thực hiện cưỡng chế theo phương án đã được phê duyệt;
Bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng;
Bảo quản tài sản trong trường hợp trên đất thu hồi có tài sản.
Bước 2: Vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế
Ban thực hiện cưỡng chế tổ chức và thực hiện vận động, thuyết phục, đối thoại với người bị cưỡng chế và có hai trường hợp xảy ra như sau:
Nếu người bị cưỡng chế chấp hành thì tiến hành lập biên bản ghi nhận sự chấp hành. Việc bàn giao đất được thực hiện chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày lập biên bản;
Nếu người bị cưỡng chế không chấp hành quyết định cưỡng chế thì tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.
Bước 3: Tổ chức thực hiện cưỡng chế
Khi đã tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định của pháp luật, Ban thực hiện cưỡng chế sẽ có quyền buộc người bị cưỡng chế và những người có liên quan phải ra khỏi khu đất cưỡng chế, tự chuyển tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế.
Nếu những chủ thể nêu trên không chấp hành việc di chuyển người cùng tài sản ra khỏi khu đất cưỡng chế, thì Ban thực hiện cưỡng chế có trách nhiệm trực tiếp thực hiện việc này.
Trong trường hợp người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản: Ban thực hiện cưỡng chế phải lập biên bản, tổ chức thực hiện bảo quản tài sản theo quy định và tiến hành thông báo cho người có tài sản nhận lại tài sản.
Thời gian thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất mất bao lâu?
Có thể thấy rằng, thời gian thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất là một vấn đề mà người dân khá quan tâm khi rơi vào hoàn cảnh bị cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế thu hồi đất do sử dụng đất sai mục đích, bởi họ là chủ thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ quyết định cưỡng chế. Hiện tại, các văn bản pháp luật đất đai chưa đưa ra quy định cụ thể về thời gian thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất sẽ mất bao lâu.
Tuy nhiên, trên thực tế thì chúng ta có thể xác định được khoảng thời gian trên thông qua thông tin mà cơ quan có thẩm quyền ghi trong Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất được ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BTNMT, sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 09/2021/TT-BTNMT. Cụ thể, tại Điều 1 Quyết định về việc cưỡng chế thu hồi đất đã thể hiện rõ “Thời gian thực hiện cưỡng chế thu hồi đất từ ngày …tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…”. Như vậy, thời gian thi hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất sẽ được quy định không giống nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành cưỡng chế thu hồi đất, và nội dung này sẽ được ghi rõ trong Quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Với những thông tin pháp lý hữu ích được chia sẻ từ Luật sư về trình tự, thủ tục thực hiện cưỡng chế thu hồi đất cùng những vấn đề có liên quan, thì chị Thy đã phần nào nắm rõ về nội dung các bước trong thủ tục trên để chấp hành theo đúng quy định. Nếu chị còn gặp bất kỳ vướng mắc nào cần được hỗ trợ về mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất hoặc cần Luật sư hỗ trợ cưỡng chế sử dụng đất sai mục đích, hãy gọi ngay đến Tổng Đài Tư Vấn 1900.633.727 để được Luật sư giải đáp chi tiết và nhanh chóng!
Luật sư tư vấn và hỗ trợ về quyền sử dụng đất đúng quy định
Qua nhiều năm thực hiện và cung cấp các dịch vụ pháp lý cho quý khách hàng, đội ngũ Luật sư chúng tôi nhận thấy rằng lợi ích mà người dân có được từ đất đai là rất lớn và kèm theo đó là những vấn đề pháp lý liên quan đến loại tài sản “đặc biệt” cũng khá phức tạp bởi chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật. Do đó, khi gặp bất kỳ khó khăn, vướng mắc cần được hỗ trợ, các bạn hãy gọi ngay cho Luật sư tư vấn và hỗ trợ về quyền sử dụng đất đúng quy định qua số máy quen thuộc 1900.633.727. Các Luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đất đai luôn sẵn sàng tiếp nhận và tư vấn, giải đáp tận tình, tận tâm nhất nhằm giúp cho khách hàng gỡ rối một cách dễ dàng những vấn đề liên quan đến quyền sử dụng đất mà mình đang gặp phải.
Hiện nay, để hỗ trợ quý khách hàng thực hiện quyền sử dụng đất đúng quy định của pháp luật, chúng tôi thực hiện cung cấp dịch vụ tư vấn về một số lĩnh vực cơ bản như sau:
– Tư vấn về các nguyên tắc sử dụng đất mà người dân cần tuân thủ trong quá trình sử dụng đất;
– Tư vấn về mục đích sử dụng đất hợp pháp cho từng loại đất được pháp luật quy định;
– Tư vấn về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất đối với từng loại đất;
– Tư vấn về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất khi thực hiện các thủ tục hoặc các giao dịch liên quan đến đất đai;
– Tư vấn về những hành vi bị nghiêm cấm theo pháp luật đất đai mà người sử dụng đất cần chú ý để tránh những rắc rối về trách nhiệm pháp lý;
– Tư vấn về những trường hợp người sử dụng đất phải thực hiện xin phép cơ quan có thẩm quyền khi chuyển mục đích sử dụng đất hoặc thực hiện đăng ký biến động trong trường hợp không phải xin phép;
– Tư vấn chính xác mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất
– Tư vấn về các trường hợp Nhà nước thu hồi đất do người sử dụng đất có vi phạm pháp luật về đất đai;
– Tư vấn, hỗ trợ về các vấn đề phát sinh trong quá trình sử dụng đất theo yêu cầu của khách hàng.
Với kim chỉ nam vì sự hài lòng của khách hàng về chất lượng của dịch vụ tư vấn pháp luật, chúng tôi luôn cố gắng nỗ lực từng ngày để giúp quý khách hàng giải quyết có hiệu quả các tình huống phát sinh trên thực tế về quyền sử dụng đất, để từ đó thực hiện theo đúng pháp luật và đảm bảo được lợi ích chính đáng của mình. Vì vậy, các bạn hãy liên hệ ngay đến số điện thoại của Luật sư chúng tôi 1900.633.727 để nhận được lời giải đáp cùng sự hỗ trợ kịp thời về những vấn đề mà mình gặp phải!
Chúng tôi mong rằng những chia sẻ trong bài viết trên đã phần nào giúp các bạn hiểu rõ hơn quy định của pháp luật hiện hành về mức phạt khi sử dụng sai mục đích sử dụng đất. Nếu các bạn đang có nhu cầu được tư vấn về pháp luật đất đai hoặc cần hỗ trợ về các thủ tục pháp lý có liên quan, thì Tổng Đài Tư Vấn 1900.633.727 là địa chỉ đáng tin cậy nhất mà các bạn cần. Luật sư sẽ tiếp nhận vướng mắc và tận tình hỗ trợ, giải quyết trọn vẹn nhất vấn đề của các bạn!