Thu hồi đất rừng sản xuất có được đền bù không?

to-dat-trong-cay-lau-nam-ky-hieu-la-gi

Thu hồi đất rừng sản xuất là một trong những biện pháp của cơ quan nhà nước nhằm nhiều mục đích khác nhau chẳng hạn như vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội…. Tuy nhiên vì bất cứ lý do gì đi nữa thì vấn đề bồi thường khi Nhà nước thực hiện việc thu hồi đất rừng sản xuất như thế nào luôn là vấn đề được người dân quan tâm hàng đầu.

Tại bài viết dưới đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ đi tìm hiểu cụ thể những quy định của pháp luật liên quan đến việc thu hồi đất rừng sản xuất. Nếu trong quá trình tìm hiểu phát sinh bất cứ khó khăn nào, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.633.727 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn  miễn phí thu hồi đất rừng như thế nào? Gọi ngay: 1900.633.727

Chị Hải ở Lâm Đồng có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, gia đình tôi trước đây có được nhà nước giao cho một mảnh đất rừng sản xuất để trực tiếp sản xuất nông nghiệp. Mảnh đất trên được gia đình tôi sử dụng ổn định từ đó đến nay, không xảy ra tranh chấp và cũng được nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với mảnh đất rừng này. Gần đây tôi nghe có thông báo là chính quyền sẽ tiến hành thu hồi mảnh đất của gia đình tôi cùng với một số diện tích đất liền kề gia đình tôi để phục vụ cho phát triển kinh tế ở địa phương.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi liệu đất rừng sản xuất có bị thu hồi hay không? Nếu có thì việc bồi thường trong trường hợp này sẽ được quy định thế nào?”

Trả lời:

Chào chị Hải, cảm ơn câu hỏi của chị gửi đến với chúng tôi. Dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời cụ thể cho những thắc mắc của chị như sau:

Đất rừng sản xuất là gì?

Đất rừng sản xuất căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013 thì là một trong những loại đất thuộc vào nhóm đất nông nghiệp. Theo đó, đất rừng sản xuất là loại đất được dùng vào mục đích để sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp hoặc để nuôi trồng thủy sản.

tach-thu-hoi-dat-rung-san-xuat

Rừng sản xuất trên thực tế sẽ được phân loại thành hai đối tượng bao gồm:

– Rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm rừng tự nhiên và rừng được phục hồi bằng các biện pháp khoanh nuôi tái sinh tự nhiên

– Rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm rừng được trồng bằng nguồn vốn của ngân sách nhà nước và rừng được trồng bằng vốn của chủ rừng

>>> Xem thêm: Tách thửa đất trồng cây lâu năm cần điều kiện, thủ tục gì?

Đất rừng sản xuất có bị thu hồi không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật lâm nghiệp 2017 thì đất rừng sản xuất vẫn có thể bị Nhà nước thu hồi nếu thuộc vào một trong các trường hợp sau đây:

– Sử dụng rừng nhưng không đúng mục đích hoặc cố ý không thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật về lâm nghiệp

– Chủ rừng không bảo vệ và phát triển rừng sau 1 năm liên tục kể từ ngày được giao, được thuê rừng chỉ trừ những trường hợp được coi là bất khả kháng

– Chủ rừng trả lại rừng

– Rừng được giao, cho thuê hết hạn nhưng không được gia hạn

– Rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng

– Chủ rừng là cá nhân khi chết mà không có người thừa kế

– Các trường hợp khác theo quy định của Luật đất đai như: thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, vì mục đích phát triển kinh tế – xã hội,… (theo quy định tại điều 16 Luật đất đai 2013)

Như vậy, nhà nước sẽ tiến hành thu hồi đất rừng sản xuất nếu thuộc vào một trong những trường hợp mà chúng tôi trình bày bên trên. Do đó, áp dụng vào trường hợp cụ thể của chị Hải có thể thấy mảnh đất rừng sản xuất mà gia đình chị đang có quyền sử dụng sẽ vẫn có thể bị thu hồi để phục vụ cho việc phát triển kinh tế xã hội. 

>>> Đất rừng sản xuất có bị thu hồi không? Gọi ngay: 1900.633.727

Thu hồi đất rừng sản xuất, ai có thẩm quyền

Căn cứ theo quy định tại Điều 23 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định về thẩm quyền thu hồi rừng như sau:

– Về thẩm quyền của UBND cấp tỉnh:

UBND cấp tỉnh có thẩm quyền thu hồi rừng đối với tổ chức theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 23 Luật lâm nghiệp 2017

– Về thẩm quyền của UBND cấp huyện:

UBND cấp huyện có thẩm quyền thu hồi từng đối với Hộ gia đình, cá nhân; thu hồi rừng đối với cộng đồng dân cư theo quy định tại khoản 2 Điều 23 Luật Lâm nghiệp 2017

Trong trường hợp trong khu vực thu hồi rừng có cả đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 và khoản 2 Điều 23 Luật lâm nghiệp 2017 thì UBND tỉnh sẽ có thẩm quyền quyết định thu hồi rừng hoặc có thể ủy quyền cho UBND huyện trong việc quyết định thu hồi rừng.

Chính phủ quy định chi tiết việc thu hồi rừng trong các trường hợp trên.

Trong trường hợp của chị Hải do gia đình chị thuộc vào trường hợp hộ gia đình sử dụng đất nên thẩm quyền thu hồi đất sẽ thuộc vào UBND cấp huyện nơi có đất. 

>>> Thu hồi đất rừng sản xuất, ai có thẩm quyền? Gọi ngay: 1900.633.727

Thu hồi đất rừng sản xuất có được đền bù không?

Tại khoản 2 Điều 22 Luật lâm nghiệp 2017 có quy định: “2. Chủ rừng được bồi thường, hỗ trợ theo quy định của pháp luật khi Nhà nước thu hồi rừng vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng; giao rừng, cho thuê rừng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng.”

tach-thu-hoi-dat-rung-san-xuat

Như vậy, người sử dụng đất rừng sản xuất vẫn có thể được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất nếu thuộc vào một trong những trường hợp đó là:

– Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

–  Thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế, xã hội hoặc vì lợi ích của quốc gia, công cộng

– Giao rừng, cho thuê rừng nhưng không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng

Như vậy nếu rơi vào một trong số các trường hợp nêu trên thì người sử dụng đất sẽ được nhà nước bồi thường khi thu hồi đất rừng sản xuất.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật đất đai 2013 thì hộ gia đình, cá nhân là người sử dụng đất rừng sản xuất sẽ được Nhà nước bồi thường khi thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế xã hội… nếu có đủ các điều kiện sau đây:

– Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nhưng không phải đất thuê trả tiền hàng năm

– Đất đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp

– Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở Việt Nam có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được cấp.

Căn cứ vào những quy định trên, áp dụng vào trường hợp của chị Hải thì việc bồi thường khi nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng vẫn có thể được diễn ra nếu gia đình chị đáp ứng các điều kiện như chúng tôi trình bày bên trên.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn  miễn phí thu hồi đất rừng như thế nào? Gọi ngay: 1900.633.727

Đất rừng sản xuất được giao không thu tiền sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không?

Tại điểm a khoản 1 Điều 76 Luật đất đai 2013 có quy định các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng sản xuất, cụ thể:

“1. Các trường hợp không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất bao gồm:

a) Đất được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất, trừ trường hợp đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này;”

Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì hộ gia đình hoặc cá nhân được nhà nước giao đất rừng sản xuất không thu tiền sử dụng đất thì khi bị thu hồi sẽ không được bồi thường về đất nhưng sẽ được nhà nước bồi thường khoản chi phí đầu tư vào đất còn lại.

Tại Điều 77 Luật đất đai 2013 có quy định cụ thể về cách tính diện tích đất được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại như sau:

–  Diện tích đất rừng sản xuất được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức và diện tích do được nhận thừa kế

–  Đối với diện tích đất rừng sản xuất vượt hạn mức thì không được bồi thường về đất nhưng sẽ được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

–  Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật đất đai 2013 có hiệu lực thì việc bồi thường sẽ được thực hiện theo những quy định của Chính phủ ban hành.

Như vậy, trong trường hợp của chị Hải, như chị trình bày thì chị có được Nhà nước giao một mảnh đất rừng nhưng không nói rõ là có thu tiền sử dụng đất hay không. Do đó nếu gia đình chị thuộc vào trường hợp được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất như chúng tôi trình bày ở trên thì sẽ không được bồi thường về đất nhưng sẽ được xem xét bồi thường  chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất rừng sản xuất

>>> Đất rừng sản xuất được giao không thu tiền sử dụng đất thì khi Nhà nước thu hồi có được bồi thường không? Gọi ngay: 1900.633.727

Trình tự, thủ tục thu hồi rừng được thực hiện như thế nào?

Hiện hay thủ tục thu hồi đất rừng sẽ được thực hiện theo quy định tại Điều 69 Luật đất đai 2013, cụ thể bao gồm các bước sau đây:

Bước 1: Ra thông báo thu hồi

UBND cấp có thẩm quyền tiến hành ra thông báo thu hồi đất rừng. Thông báo phải được gửi đến từ chủ thể có đất bị thu hồi, họp phổ  biến đến người dân trong khu vực có đất thu hồi và phải tiến hành thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết tại trụ sở UBND xã hoặc địa điểm sinh hoạt của khu dân cư nơi có đất bị thu hồi.

Bước 2: Tiến hành kiểm đếm, đo đạc, điều tra

UBND xã sẽ tiến hành phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện việc thu hồi đất, điều tra, đo đạc, kiểm đếm, khảo sát.

Người sử dụng đất có đất bị thu hồi sẽ phối hợp với cơ quan có thẩm quyền tiến hành thực hiện điều tra, khảo sát, đo đạc xác định lại diện tích đất đồng thời tiến hành thống kê nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ hoặc tái định cư.

Nếu trong vòng 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục nhưng chủ thể có đất bị thu hồi không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch UBND huyện sẽ ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Nếu người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch UBND huyện sẽ ban hành quyết định cưỡng chế và tổ chức thực hiện cưỡng chế theo quy định.

Bước 3: Lập cũng như thẩm định các phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

Việc tổ chức lấy ý kiến sẽ phải lập thành biên bản và có xác nhận của đại diện UBND xã, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc ở cấp xã và đại diện những người có đất bị thu hồi.

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình UBND cấp có thẩm quyền quyết định.

dat-rung-thu-hoi-dat-rung-san-xuat

>>> Xem thêm: Lấn chiếm đất nông nghiệp xử lý như thế nào?

Bước 4: UBND cấp có thẩm quyền quyết định việc thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư

UBND cấp có thẩm quyền sẽ quyết định thu hồi đất và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng một ngày.

Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường và giải phóng mặt bằng sẽ phối hợp với UBND xã để phổ biến và công khai quyết định tại trụ sở UBND xác hoặc các địa điểm sinh hoạt chung của khu có đất bị thu hồi sau đó gửi quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đến từng người có đất bị thu hồi.

Bước 5: Tiến hành thực hiện bồi thường, bố trí tái định cư theo phương án đã được duyệt

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày quyết định thu hồi đất có hiệu lực thi hành thì cơ quan, tổ chức có trách nhiệm bồi thường sẽ phải tiến hành chi trả tiền bồi thường cũng như hỗ trợ cho người có đất thu hồi theo quy định tại Điều 93 Luật đất đai 2013.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn  miễn phí thu hồi đất rừng như thế nào? Gọi ngay: 1900.633.727

Thu hồi đất rừng sản xuất giá đền bù

Về giá bồi thường đất rừng sản xuất được quy định kèm theo Nghị định số 96/2019/NĐ-CP cụ thể như sau:

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng trung du và miền núi phía Bắc tối thiểu sẽ là 2.000đ trên 1 m2 và tối đa là 45.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu sẽ là 9.000đ trên 1 m2  và tối đa là 82.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Bắc Trung bộ tối thiểu sẽ là 1.500đ trên 1 m2  và tối đa là 30.000đ  trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng duyên hải Nam Trung bộ tối thiểu sẽ là 1.000đ trên 1 m2  và tối đa là 60.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng đồng bằng sông Hồng tối thiểu sẽ là 9.000đ trên 1 m2  và tối đa là 82.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Tây Nguyên tối thiểu sẽ là 1.500đ trên 1 m2  và tối đa là 50.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở khu vực vùng Đông Nam bộ tối thiểu sẽ là 8.000đ trên 1 m2  và tối đa là 90.000đ trên 1 m2

– Giá đất rừng sản xuất ở đồng bằng sông Cửu Long ở các xã đồng bằng tối thiểu là 8.000đ trên 1 m2  và tối đa là 142.000đ trên 1 m2

Như vậy, giá bồi thường đất rừng sản xuất đối với từng khu vực sẽ có sự khác nhau cơ bản, do đó việc chênh lệch về giá bồi thường ở mỗi địa phương là điều không thể tránh khỏi.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn  miễn phí thu hồi đất rừng như thế nào? Gọi ngay: 1900.633.727

Trên đây là những nội dung mà Tổng Đài Tư Vấn cung cấp đến các bạn về vấn đề thu hồi đất rừng sản xuất. Nếu các bạn còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, đừng ngần ngại hãy nhấc máy và kết nối ngay đến số hotline 1900.633.727 để được nhanh chóng tư vấn và hỗ trợ. 

 

  1900633727