Lấn chiếm đất nông nghiệp xử lý như thế nào?

tien-xu-ly-lan-chiem-dat-dai

Lân chiếm đất nông nghiệp được pháp luật quy định như thế nào? Trường hợp nào được xem là  hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp? Nếu có hành vi lấn chiếm đối với đất nông nghiệp sẽ bị xử lý như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp những thắc mắc trên, đồng thời đem đến cho bạn những thông tin chính xác về vấn đề đó. Nếu cần trao đổi về bất kỳ vấn đề pháp lý nào, bạn hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 đội ngũ Luật sư và chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ sẵn sàng giải đáp và tư vấn các vấn đề của bạn.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nếu bạn đang có thắc mắc cần giải đáp. Gọi ngay 1900.6174

Lấn chiếm đất nông nghiệp là gì?

Trong quá trình sử dụng đất nông nghiệp sẽ có thể xuất hiện các vấn đề phát sinh ví dụ như việc lấn, chiếm đất, mà trong trường hợp chúng ta đang tìm hiểu là hành vi lấn, chiếm đất nông nghiệp. Vậy hãy cùng chúng tôi làm rõ Thế nào là hành vi lấn, chiếm đất đai và Đất nông nghiệp là gì, được sử dụng vào mục đích như thế nào ở nội dung sau đây nhé.

>>> Luật sư tư vấn về vấn đề đất nông nghiệp là gì ? Gọi ngay 1900.6174

Thế nào là hành vi lấn chiếm đất đai?

Hành vi này được quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019 NĐ-CP về khắc phục vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

  •  Hành vi lấn đất: có thể hiểu là hành vi mà người sử dụng đất dịch chuyển mốc giới, ranh giới thửa đất của mình nhằm mục đích mở rộng diện tích đất sang phần đất quốc phòng mà không có được sự cho phép hoặc đồng ý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
  • Hành vi chiếm đất: có thể hiểu là hành vi tự ý sử dụng đất mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tự ý sử dụng đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự cho phép; sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn tiếp tục sử dụng; sử dụng đất trên thực địa mà chưa hoàn thành các thủ tục hành chính theo quy định pháp luật

Lấn chiếm đất nông nghiệp-2

Như vậy, Lấn chiếm đất là hành vi vi phạm pháp luật đất đai. Do đó việc lấn chiếm đất sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.

>> Xem thêm: Đất nông nghiệp gồm những loại nào? Giải đáp chi tiết nhất

Đất nông nghiệp là gì?

Đất nông nghiệp là loại đất mà nhà nước giao sử dụng nhằm mục đích sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối, trồng và bảo vệ phát triển rừng. Cung ứng sản phẩm cho ngành công nghiệp và dịch vụ.

Dựa trên khoản 1 Điều 10 Luật đất đai 2013, căn cứ vào mục đích sử dụng, cách phân loại đất nông nghiệp như sau:

  • Đất trồng cây hàng năm – bao gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất rừng sản xuất;
  • Đất rừng phòng hộ;
  • Đất rừng đặc dụng;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác – bao gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại nhà khác nằm phục vụ việc trồng trọt, gồm cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp trên đất; xây dựng chuồng trại nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phục vụ mục đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng hoa, cây cảnh;

Đó là thông tin chúng tôi gửi đến bạn về Hành vi lấn, chiếm đất cùng với nội dung phân loại đất nông nghiệp. Hãy gọi đến chúng tôi qua số 1900.6174 nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào, chúng tôi sẽ nhanh chóng tư vấn giải đáp các thắc mắc của bạn.

>>> Luật sư tư vấn về đất nông nghiệp gồm những loại nào ? Gọi ngay 1900.6174

Trường hợp nào được xem là hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp

Đất trồng lúa, đất nông nghiệp là đất nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất, canh tác nông nghiệp. Hiện nay ở nước ta, hành vi lấn chiếm đất trồng lúa đất, nông nghiệp đang diễn ra phổ biến ở nhiều nơi.

Xét về khái niệm, được quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, lấn đất có thể hiểu là việc người sử dụng đất thực hiện chuyển dịch, thay đổi mốc ranh giới với phần đất khác nhằm mở rộng thêm diện tích đất của mình (Trong quá trình sử dụng đất, các hộ gia đình, cá nhân có hành vi tự ý lấn sang phần đất xung quanh, biến phần đất của cá nhân, hộ gia đình khác thành phần đất của mình).

Lấn chiếm đất nông nghiệp-3

– Theo quy định khoản 2 Điều 3 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, đối với các trường hợp sau cá nhân, tổ chức sẽ được xét vào hành vi chiếm đất:

+ Trường hợp 1: Người sử dụng đất tự ý sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép và không thuộc quyền sử dụng của mình nhưng vấn cố tình sử dụng.

+ Trường hợp 2: Người sử dụng đất tự ý sử dụng phần đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý tổ chức, cá nhân đó. Tại trường hợp này, phần đất bị chiếm là của cá nhân, tổ chức khác, nhưng bị người khác tự ý sử dụng mà không được sự cho phép.

+ Trường hợp 3: Người sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê đất đã hết thời hạn sử dụng mà không được Nhà nước gia hạn. Nghĩa là cá nhân, hộ gia đình đã hết thời hạn sử dụng đất (đất thuộc về quyền quản lý của Nhà nước), mà họ vẫn cố tình sử dụng, thì sẽ xét là hành vi chiếm đất.

Đó là các trường hợp về hành vi lấn, chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp theo quy định của pháp luật. Về cơ bản, hành vi lấn chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp cũng có cách thức giống với các hành vi lấn chiếm đất thông thường khác. Người sử dụng đất nếu thuộc các đối tượng, nội dung như đã phân tích phía trên sẽ bị xét vào hành vi lấn, chiếm đất và bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây chúng tôi vừa phân tích các Trường hợp bị coi là có hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp. Nếu bạn còn những câu hỏi nào muốn đặt ra cho chúng tôi, xin hãy liên hệ đến hotline 1900.6174  để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng nhất.

>>> Luật sư tư vấn thế nào gọi là lấn chiếm đất nông nghiệp ? Gọi ngay 1900.6174

Lấn chiếm đất nông nghiệp bị xử lý như thế nào?

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP hành vi lấn chiếm đất nông nghiệp bị xử lý như sau:

Cụ thể, tại khoản 4, khoản 5 Điều 14 Nghị định 91/2019/NĐ-CP:

* Với trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp, tại khu vực nông thôn (trừ trường hợp quy định tại khoản 6 Điều này) hình thức và mức xử phạt như sau:

  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm dưới 0,05 héc ta sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta sẽ bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta sẽ bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng;
  • Nếu diện tích đất lấn, chiếm từ 01 héc ta trở lên sẽ bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng.

* Với trường hợp lấn, chiếm đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với hành vi vi phạm ở khu vực nông thôn và mức phạt tối đa không được quá 500.000.000 đồng đối với cá nhân, không được quá 1.000.000.000 đồng đối với tổ chức

Lấn chiếm đất nông nghiệp-4

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2019/NĐ-CP mức phạt tiền nêu trên là mức phạt đối với cá nhân. Với cùng hành vi vi phạm đó thì đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Phía trên là thông tin chúng tôi gửi đến bạn về quy định xử lý đối với hành vi lấn chiếm đối với đất nông nghiệp. Nếu bạn còn có những thắc mắc nào, hãy gọi đến chúng tôi qua số 1900.6174  để nhận được sự tư vấn kịp thời và cụ thể nhất.

>>Xem thêm: Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp – Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi

Đất nông nghiệp bị lấn chiếm có được chuyển nhượng hay không?

Như chúng tôi đã phân tích, việc lấn, chiếm đất trồng lúa, đất nông nghiệp là những hành vi đã và đang diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta. Vấn đề được đặt ra và có rất nhiều người quan tâm là đối với đất trồng lúa, đất nông nghiệp bị lấn chiếm, người sử dụng đất có được thực hiện việc chuyển nhượng hay không.

Để trả lời vấn đề này, chúng ta căn cứ theo các quy định cụ thể của Luật đất đai 2013. Cụ thể, tại quy định của Điều 188 Luật đất đai 2013, khi thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (mua bán đất đai), người sử dụng đất phải đảm bảo các điều kiện cụ thể sau:

  • Cá nhân, tổ chức, hộ gia đình nếu tiến hành chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần phải có Giấy chứng nhận, trừ các trường hợp đặc biệt đã được pháp luật quy định. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để xác minh quyền sử dụng đất hợp pháp của người sử dụng đất.
  • Đất được chuyển nhượng phải là đất không có tranh chấp. Xem xét trường hợp lấn, chiếm đất nông nghiệp, thì phần đất bị lấn, chiếm đó là phần đất thuộc quyền quản lý, sử dụng của chủ thể khác. Vậy nên, trong trường hợp này, ta có thể xét hoạt động chuyển nhượng được diễn ra với đất đang có tranh chấp.
  • Muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cần phải đảm bảo quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án. Nếu tài sản thuộc diện kê biên nhằm đảm bảo việc thi hành án, đồng nghĩa với việc tài sản này đã có liên quan đến hoạt động pháp lý khác, bị điều chỉnh bởi các quan hệ pháp luật có liên quan này. Vậy nên, khi tài sản là đất đai đang được đưa vào kê biên thi hành án, chủ thể sử dụng đất sẽ không thể thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
  • Muốn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần phải đảm bảo đất của mình đang trong thời hạn sử dụng đất.

Từ các điều kiện về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, ta tiếp tục xét vào thực tiễn của đất lấn, chiếm. Về cơ bản, đất nông nghiệp lấn, chiếm là đất có được do hoạt động xâm lấn, sử dụng đất trái phép, không thuộc quyền sử dụng đất của mình. Vì thế, đối với đất lấn, chiếm, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sẽ không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trồng lúa, đất nông nghiệp. Và một điều hiển nhiên là đất nông nghiệp có được do lấn chiếm sẽ được xét vào diện đất có tranh chấp. Vậy nên, đất nông nghiệp được lấn chiếm không đảm bảo những điều kiện theo quy định của Luật đất đai 2013 và người sử dụng đất sẽ không được thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Đồng thời, theo quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật đất đai 2013, lấn, chiếm, hủy hoại đất chính là một trong những hành vi bị cấm liên quan đến đất đai.

Qua những nội dung được phân tích ở trên, chúng ta có thể khẳng định rằng việc mua bán đất lấn, chiếm chính là hành vi vi phạm pháp luật.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí nếu bạn đang có thắc mắc cần giải đáp. Gọi ngay 1900.6174

Đó là toàn bộ bài viết của Tổng đài tư vấn liên quan đến việc Lấn chiếm đất nông nghiệp. Hy vọng bài viết đã đem lại cho bạn những thông tin bổ ích và đầy đủ nhất. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy nhấc máy và kết nối ngay đến với chúng tôi qua đường dây nóng 1900.6174  để được hỗ trợ nhanh chóng nhất. Xin cảm ơn quý bạn đọc đã xem hết bài viết của chúng tôi.

  1900633727