Chuyển đổi đất rừng sang thổ cư – Hướng dẫn hồ sơ, thủ tục A-Z

dat-dat-trong-cay-lau-nam-ky-hieu-la-gi

Chuyển đổi đất rừng sang thổ cư là một trong những vấn đề được quan tâm trong lĩnh vực đất đai, đặc biệt là ở các vùng có nguồn đất rừng phong phú. Tuy nhiên, việc chuyển đổi đất này đòi hỏi phải tuân thủ đúng quy định pháp luật, thực hiện đầy đủ các thủ tục và có hồ sơ chuẩn. Trong bài viết này, Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp về vấn đề chuyển đổi đất rừng sang thổ cư và hướng dẫn chi tiết hồ sơ, thủ tục liên quan. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, miễn phí từ luật sư.

 

chuyen-doi-dat-rung-sang-tho-cu

 

Đất rừng là gì? Đất rừng bao gồm những loại đất nào?

 

> Giải đáp chi tiết về quy định đối với các loại đất rừng theo Luật đất đai mới nhất, gọi ngay 1900.633.727

Đất rừng được biết đến là loại đất được sử dụng cho mục đích trồng trọt, sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, bên cạnh đó mỗi loại rừng cũng có những chức năng khác nhau, điển hình như rừng phòng hộ có chức năng bảo vệ các nguồn nước, đất,…

Theo Điều 10 Luật Đất đai 2013, hiện nay có 03 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm:

+ Rừng đặc dụng

+ Rừng phòng hộ

+ Rừng sản xuất

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan về đất rừng. Nếu bạn muốn tìm hiểu các quy định chi tiết liên quan đến đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ và đất rừng sản xuất, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được sự giải đáp tận tình và miễn phí từ luật sư.

Chuyển đổi đất rừng sang thổ cư có được không?

 

> Giải đáp miễn phí về điều kiện chuyển mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư, liên hệ ngay 1900.633.727

Theo khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải xin phép cơ quan nhà nước bao gồm:

+ Chuyển từ đất trồng lúa sang đất sử dụng trồng cây lâu năm, trồng rừng, làm muối, nuôi trồng thủy sản;

+ Chuyển từ đất trồng cây hàng năm khác sang đất để nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

+ Chuyển đất rừng sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

+ Chuyển từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp;

+ Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao không có thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất;

+ Chuyển đất phi nông nghiệp không phải đất thổ cư sang đất thổ cư;

+ Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, sử dụng vào mục đích công không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

Theo đó, đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp, đất ở thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, người sử dụng đất có nhu cầu chuyển đổi đất rừng sang thổ cư sẽ thuộc trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp, cần phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho thắc mắc có được chuyển đổi đất rừng sang thổ cư/đất ở không. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay có bất kỳ thắc mắc nào liên quan, hãy liên hệ ngay tới hotline của Tổng đài tư vấn 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí.

>> Xem thêm: CÁC TRƯỜNG HỢP chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép

Chuyển đổi đất rừng sang đất thổ cư cần điều kiện gì?

 

> Tư vấn miễn phí về cơ quan có thẩm quyền giải quyết chuyển đổi đất rừng sang thổ cư, liên hệ ngay 1900.633.727

Điều kiện chuyển đổi đất rừng sang đất ở bao gồm:

+ Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng sang đất ở phải xin phép

Căn cứ khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp, cụ thể là chuyển đổi đất rừng sang thổ cư là trường hợp phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vì vậy, người sử dụng đất phải tuân thủ nghiêm túc vì việc xin phép tránh trường hợp vi phạm.

+ Đáp ứng trường hợp được phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Căn cứ theo Điều 52 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất phải căn cứ một trong hai trường hợp sau:

Thứ nhất, kế hoạch sử dụng đất hàng năm của UBND cấp huyện được phê duyệt;

Thứ hai, nhu cầu chuyển đổi mục đích được thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là hợp pháp.

Như vậy, về cơ bản người sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện trên để thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Để biết thêm thông tin về điều kiện chuyển đổi đất rừng sang đất ở tại từng địa phương, vui lòng liên hệ tới Tổng đài tư vấn thông qua hotline 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ miễn phí từ luật sư.

dieu-kien-chuyen-doi-dat-rung-dang-tho-cu

Chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang thổ cư thuộc thẩm quyền của cơ quan nào?

 

> Tư vấn cơ quan có thẩm quyền giải quyết chuyển đổi đất rừng sang thổ cư tại 63 tỉnh thành, liên hệ ngay 1900.633.727

Căn cứ theo Điều 20 Luật Lâm nghiệp 2017, thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác được quy định như sau:

Quốc hội quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với:

+ Rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích từ 50 ha trở lên;

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 500 ha trở lên;

+ Rừng sản xuất từ có diện tích 1.000 ha trở lên.

Thủ tướng chính phủ quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với:

+ Rừng đặc dụng có diện tích dưới 50 ha;

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới có diện tích từ 20 ha đến dưới 50 ha;

+ Rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích từ 20 ha đến dưới 500 ha;

+ Rừng sản xuất có diện tích từ 50 ha đến dưới 1.000 ha.

Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định chuyển mục đích sử dụng đối với:

+ Rừng phòng hộ đầu nguồn, rừng phòng hộ biên giới, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay và rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển có diện tích dưới 20 ha;

+ Rừng sản xuất có diện tích dưới 50 ha;

+ Rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư.

Tùy vào từng quy mô thửa đất cũng như mục đích chuyển đổi mà thẩm quyền quyết định cũng thuộc về từng cơ quan khác nhau. Để biết được trường hợp đất của mình thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan nào, bạn vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.633.727 để nhận được giải đáp chi tiết và hoàn toàn miễn phí từ luật sư.

>> Xem thêm: Cơ quan nào có thẩm quyền chuyển đổi đất rừng sản xuất năm 2023?

Thủ tục xin phép chuyển đổi đất rừng sang thổ cư

 

thu-tuc-chuyen-doi-dat-rung-sang-tho-cu

 

Hồ sơ xin phép chuyển đất rừng sang đất ở

 

> Hướng dẫn chi tiết về các giấy tờ cần chuẩn bị khi chuyển đổi đất rừng sang thổ cư MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.633.727

Khoản 1 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định hộ gia đình, cá nhân chuẩn bị 01 bộ hồ sơ xin chuyển mục đích sử dụng đất, gồm:

– Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo mẫu

– Bản gốc giấy chứng quyền sử dụng đất

– Các giấy tờ tùy thân để xuất trình khi nộp hồ sơ

Bạn cần lưu ý chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ trên để hồ sơ được tính là hợp lệ và được cán bộ tiếp nhận, xử lý. Nếu bạn gặp khó khăn trong quá trình này và cần được hỗ trợ chi tiết, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hướng dẫn tận tình, miễn phí.

Thủ tục chuyển đổi đất rừng sang thổ cư

 

> Hướng dẫn thủ tục chuyển đổi đất rừng sang thổ cư/đất ở từ A-Z MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.633.727

Thủ tục chuyển đổi đất rừng sang thổ cư bao gồm các bước sau:

Bước 1:

Nộp hồ sơ tại Bộ phận một cửa UBND cấp huyện hoặc trực tiếp nộp tại Phòng Tài nguyên và môi trường

Bước 2:

Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, cơ quan tiếp nhận trong 03 ngày làm việc phải hướng dẫn người dân bổ sung, nếu hồ sơ đã hợp lệ thì ghi vào sổ và gửi phiếu tiếp nhận cho người dân.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thực hiện các công việc sau:

– Thẩm tra hồ sơ

– Xác minh thực địa, nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất

– Hướng dẫn người dân thực hiện nghĩa vụ tài chính

– Trình cơ quan có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất

– Chỉ đạo cập nhật hồ sơ, dữ liệu về đất đai

Bước 3:

Người dân tiến hành hoàn tất nghĩa vụ tài chính khi nhận được thông báo.

Bước 4:

Cơ quan tiếp nhận trả kết quả cho người dân theo phiếu hẹn.

Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất rừng sang thổ cư. Trong quá trình thực hiện thủ tục này, nếu bạn có bất kỳ vấn đề khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí và nhanh chóng nhất.

>> Xem thêm: Thời hạn sử dụng đất sau khi chuyển mục đích sử dụng đất thay đổi thế nào?

Chi phí chuyển đổi đất rừng sang đất thổ cư

 

>> Giải đáp chi tiết về nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất và phí khi chuyển đổi mục đích sử dụng đất, liên hệ ngay 1900.633.727 

Các khoản phí phải nộp khi chuyển đổi đất rừng sang thổ cư bao gồm:

Tiền sử dụng đất

Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2014/NĐ-CP, tiền sử dụng đất phải nộp được tính bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lệ phí trước bạ

Căn cứ Điều 5, Điều 6, khoản 1 Điều 7 Nghị định 140/2016/NĐ-CPĐiều 1 Nghị định 20/2019/NĐ-CP, lệ phí trước bạ được xác định như sau:

Lệ phí trước bạ = giá đất tại bảng giá đất x diện tích x 0,5%

Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Mức lệ phí này được thu tùy vào quy định ở từng địa phương, thông thường khoản tiền này chỉ nộp khi người dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Phí thẩm định hồ sơ

Theo điểm i khoản 1 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC, phí thẩm định được quy định bởi Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, tùy từng địa bàn mà mức phí thẩm định cũng khác nhau. Dù khá phức tạp nhưng số tiền cần phải đóng sẽ được ghi rõ trên thông báo đóng tiền, người dân chỉ cần dựa vào đó để đối chiếu.

Như vậy, về cơ bản, người sử dụng đất khi thực hiện thủ tục chuyển đổi đất rừng sang đất thổ cư cần phải nộp các khoản phí như đã kể trên, người dân cần lưu ý thông báo của cơ quan thuế và hoàn thành nghĩa vụ tài chính đúng hạn, tránh trường hợp hồ sơ không được giải quyết. Nếu bạn cần được tính toán chính xác mức phí cần phải nộp khi thực hiện chuyển đổi đất rừng sang thổ cư/đất ở, hãy gọi ngay tới hotline 1900.633.727 để nhận được sự hỗ trợ từ luật sư.

Tự ý chuyển đổi đất rừng sang thổ cư bị xử phạt như thế nào?

 

> Tư vấn mức phạt khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất CHI TIẾT, MIỄN PHÍ, gọi ngay 1900.633.727

Theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc cá nhân, hộ gia đình tự ý chuyển mục đích sử dụng đất rừng sang đất phi nông nghiệp (gồm cả đất ở) thì bị xử lý như sau:

+ Dưới 0,02 ha: từ 03 – 05 triệu đồng

+ Từ 0,02 đến dưới 0,05 ha: từ 05 – 10 triệu đồng

+ Từ 0,05 đến dưới 0,1 ha: từ 10 – 15 triệu đồng

+ Từ 0,1 đến dưới 0,5 ha: 15 – 30 triệu đồng

+ Từ 0,5 đến dưới 01 ha: từ 30 – 50 triệu đồng

+ Từ 01 đến dưới 05 ha: từ 50 – 100 triệu đồng

+ Từ 05 ha trở lên: từ 100 – 250 triệu đồng

Như vậy tùy vào diện tích đã tự ý chuyển mục đích sử dụng đất sẽ có mức xử phạt khác nhau. Nếu bạn chưa hiểu rõ về mức phạt tự ý chuyển đổi đất rừng sang đất thổ cư hay có thắc mắc khác liên quan, hãy liên hệ trực tiếp tới đường dây nóng 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật miễn phí.

Bài viết trên đây của Tổng đài tư vấn là những thông tin cơ bản về thủ tục, hồ sơ và quy định pháp luật liên quan đến việc chuyển đổi đất rừng sang thổ cư. Việc chuyển đổi này đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ đúng quy định của pháp luật để tránh rắc rối phát sinh sau này. Hi vọng bài viết đã giúp bạn có được những kiến thức cần thiết để thực hiện chuyển đổi đất rừng sang thổ cư/đất ở một cách chính xác nhất. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ ngay tới hotline 1900.633.727 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900633727