Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không? Điều kiện lấy chồng bộ đội

bo-di-tu-con-co-duoc-lay-chong-bo-doi-khong

Kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh mối quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được quy định phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn này mới được công nhận là hợp pháp. Trong một số trường hợp đặc biệt như kết hôn với bộ đội thì các điều kiện kết hôn cũng sẽ có sự khác nhau và nam nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn với bộ đội riêng biệt. Vậy trong trường hợp bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không? Điều kiện kết hôn với bộ đội khác gì so với điều kiện kết hôn thông thường? Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp ngay thắc mắc này cho bạn đọc trong bài viết dưới đây. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại của Luật sư 1900.2525.05 để được hỗ trợ kịp thời!

bo-di-tu-con-co-duoc-lay-chong-bo-doi-khong
Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?

Điều kiện để được lấy chồng bộ đội

Điều kiện để được đăng ký kết hôn

>> Luật sư tư vấn chính xác nhất điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.2525.05

Kết hôn là quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi người chúng ta, kết hôn sẽ gắn kết hai cá thể lại với nhau, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên với nhau, cũng như được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình và các quy định khác có liên quan.

Tuy nhiên, không phải lúc nào nam nữ cũng được đăng ký kết hôn với nhau, mà cần đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về điều kiện kết hôn được quy định như sau:

– Nam, nữ kết hôn với nhau cần phải tuân theo các điều kiện sau đây:

– Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

– Việc kết hôn là do nam và nữ tự nguyện quyết định kết hôn;

– Nam, nữ không bị mất năng lực hành vi dân sự;

– Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn được quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Hiện nay, nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính với nhau.

Những trường hợp bị luật cấm kết hôn được quy định cụ thể như:

– Trường hợp kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo

– Trường hợp tảo hôn, bị cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở việc kết hôn

– Trường hợp người đang có vợ, đang có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác

– Chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ

– Trường hợp kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, là cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là những trường hợp cấp kết hôn

Như vậy, hiện nay pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam nữ với nhau khi thỏa mãn những điều kiện như trên. Và hiện nay nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính nhưng cũng không cấm những người cùng giới sống chúng với nhau. Tóm lại, dù bạn muốn kết hôn với bộ đội hay không thì trước hết hai bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kết hôn của pháp luật như trên.

Điều kiện để được lấy chồng bộ đội

>> Luật sư tư vấn chính xác nhất điều kiện kết hôn với bộ đội theo quy định của pháp luật, gọi ngay 1900.2525.05

Bộ đội là ngành thuộc ngành lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội . Vì vậy, đối với các chiến sĩ bộ đội họ bắt buộc phải có lý lịch trong sáng và người bạn đời của họ cũng phải có lý lịch trong sạch như vậy, có như vậy thì họ mới xứng đáng là lực lượng nòng cốt xây dựng và bảo vệ đất nước. Và việc bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội hay không cũng phải thỏa mãn các điều kiện luật định.

Người muốn kết hôn với bộ đội, cần phải đáp ứng hai điều kiện kết hôn chung của Luật hôn nhân và gia đình 2014 và phải đáp ứng điều kiện kết hôn của ngành bộ đội nói riêng:

Đối với việc kết hôn của ngành bộ này sẽ có những văn bản điều chỉnh mang tính chất nội bộ ngành, không được công khai rộng rãi. Người kết hôn với người làm trong quân đội sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời. Căn cứ vào Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 nếu thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được kết hôn với bộ đội:

– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;

– Bố mẹ hoặc chính bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan;

– Gia đình hoặc bản thân có theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;

– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);

– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).

Như vậy, trên đây là toàn bộ thông tin về điều kiện kết hôn thông thường và điều kiện kết hôn với bộ đội mà cả hai bên nam nữ cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp bạn đọc có những câu hỏi khác liên quan hoặc vấn đề bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.2525.05 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình!

Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?

Chị Thuỳ Trang ( Đà Nẵng) có câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư!

Năm nay tôi 25 tuổi, tôi và người yêu tôi quen nhau đến nay đã được gần 5 năm. Anh là bộ đội còn tôi là một nhân viên văn phòng, do chúng tôi quen nhau cũng khá lâu nên vào đầu năm 2022 chung tôi đã tính đến việc kết hôn, hai gia đình cũng đã đến gặp và nói chuyện với nhau. Nhưng vào tháng 5 năm 2022 ba tôi lái xe gây tai nạn chết người và phải đi tù 3 năm. Tôi có nghe nói trường hợp ba tôi đi tù như vậy thì chúng tôi không được phép kết hôn, và ba mẹ bên người yêu tôi cũng ngăn cấm cho chúng tôi qua lại với nhau nữa, chúng tôi thật sự rất thương nhau và muốn kết hôn với nhau.

Như vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp tôi có thuộc một trong các trường hợp không được kết hôn với bộ đội không ạ. Tôi mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi.

Tôi xin cảm ơn Luật sư rất nhiều!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác nhất bố đi tù con có được kết hôn với bộ đội không, gọi ngay 1900.2525.05

Trả lời:

Xin chào chị Trang, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của chị. Thật sự chúng tôi rất thông cảm và thấu hiểu với câu chuyện mà chị hiện đang gặp phải và đối mặt. Sau đây chúng tôi xin được trả lời chị Trang như sau:

Do đặc thù của ngành nghề và công việc nên theo quy định trong nội bộ, khi kết hôn với bộ đội thường thì sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời, vậy “gia đình” hiểu theo nghĩa ba đời ở đây ta hiểu đó là tính từ đời ông bà, cha mẹ và bản thân người sẽ kết hôn với bộ đội đó. Hơn nữa, việc kết hôn với bộ đội nếu được thì sẽ được pháp luật cho phép, còn nếu không thì cũng sẽ không được kết hôn.

Theo đó căn cứ tại Quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 thì những trường hợp sau đây sẽ không được kết hôn với bộ đội:

Trường hợp 1: Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;

Trường hợp 2: Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hiện hành;

Trường hợp 3: Gia đình hoặc bản thân bạn theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;

Trường hợp 4: Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa ( Trung Quốc);

Trường hợp 5: Có bố, mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài ( kể cả khi đã nhập quốc tịch Việt Nam).

Như vậy, theo như chị Trang đã trình bày ở trên thì trường hợp của thị thuộc sẽ không được kết hôn. Vì theo trường hợp 2 ở trên thì ba chị hiện đang chấp hành hình phạt tù vì lái xe gây tai nạn chết người. Mặc dù, điều này không ai mong muốn nhưng đây là quy định và là điều kiện để kết hôn hôn với người là bộ đội.

Trong trường hợp chị Trang có những câu hỏi khác liên quan đến vấn đề bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.2525.05 để được tư vấn luật chính xác nhất!

neu-bo-di-tu-con-co-duoc-lay-chong-bo-doi-khong
Nếu bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?

Bố từng đi tù nhưng đã được xóa án tích con có được lấy chồng bộ đội không?

Chị Trà My ( Phan Thiết) có câu hỏi như sau:

“Tôi là Trà My, sau đây tôi có câu hỏi muốn hỏi Luật sư như sau:

Tôi và người yêu tôi có quen và yêu nhau đến nay đã 10 năm, anh hiện đang là bộ đội. Và trước đây 15 năm bố tôi có bị kết án 2 năm và đã chấp hành và đến nay đã được xoá án tích. Trước đây chúng tôi do không để ý về điều kiện để được kết hôn với bộ đội nên không chú ý đến vấn đề bố tôi đã từng đi tù.

Hiện nay hai gia đình tôi có ý định cho chúng tôi kết hôn với nhau những vẫn chưa biết bố tôi từng đi tù và hiện nay đã được xoá án tích thì tôi có được kết hôn với người yêu tôi là bộ đội hay không. Như vậy, tôi muốn hỏi trường hợp bố tôi đã từng đi tù và đã được xóa án thì tôi có được kết hôn với chồng là bộ đội hay không? Tôi xin cảm ơn!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác bố từng đi đã xóa án tích con có được kết hôn với bộ đội không, gọi ngay 1900.2525.05

Trả lời: 

Chào chị Trà My, chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ chị. Sau đây Luật sư chúng tôi xin được trả lời như sau:

Khi chị muốn kết hôn với chồng là bộ đội chị cần tìm hiểu kỹ về điều kiện kết hôn bên ngành công an của mình. Về việc bố chị đã từng đi tù và được xoá án tích thì được quy định như sau:

Căn cứ theo Điều 69 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về xóa án tích được quy định như sau:

Điều 69. Xoá án tích

1. Người bị kết án được xoá án tích theo quy định tại các điều từ Điều 70 đến Điều 73 của Bộ luật này.

Người được xoá án tích coi như chưa bị kết án.

….”Theo đó, trường hợp nếu một người được xóa án tích thì được coi như là chưa bị kết án.

Ngoài ra, căn cứ Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về đương nhiên xóa án tích như sau:

Đương nhiên được xoá án tích được áp dụng đối với người bị kết án không thuộc các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ hình sự năm 2015, khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, và thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 70 của Luật này.

Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc đã hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, và các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn được quy định sau đây:

– 01 năm trong trường hợp người vi phạm bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo theo quy định của Luật;

– 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;

– 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;

– 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.

Đối với trường hợp người bị kết án mà đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, trường hợp tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều 70 Bộ Luật Hình sự năm 2015 thì thời hạn đương nhiên được xoá án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung theo như quy định.

Người bị kết án đương nhiên được xoá án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn do pháp luật quy định

Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì phải cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, trường hợp nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 70 của Bộ luật hình sự 2015.”

Vậy, trường hợp bố của chị đã bị kết án 2 năm tù và đã chấp hành xong hình phạt và cũng đã được xoá án tích thì hiện nay bố chị đã đương nhiên được xóa án tích, và coi như bố chị chưa bị kết án (chưa từng phạm tội, không còn án tích).

Như vậy, trường hợp bố chị không phải là điều kiện cản trở việc chị hôn của chị và người yêu của chị. Anh chị có thể kết hôn với nhau khi đáp ứng các điều kiện của Luật Hôn nhân gia đình, và thỏa các điều kiện nội bộ ngành của người yêu chị.

Trong trường hợp chị My có những câu hỏi khác liên quan đến vấn đề bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.633.727 để được tư vấn nhanh chóng nhất!

Quy định về việc xét lý lịch 3 đời lấy chồng bộ đội

>> Luật sư tư vấn chính xác về việc xét lý lịch 3 đời kết hôn với bộ đội, gọi ngay 1900.2525.05

Để kết hôn được với một người là công an, bộ đội chúng ta cần phải xem xét kỹ lưỡng về điều kiện kết hôn, xem có đủ điều kiện để được kết hôn với công an, bộ đội hay không trong đó có điều kiện xét lý lịch ba đời.

Người dự định kết hôn với sĩ quan quân đội bắt buộc phải gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình, gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm những đối tượng sau:

+ Đời thứ nhất bao gồm: ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại của người muốn kết hôn với bộ đội.

+ Đời thứ hai bao gồm: cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ) của người muốn kết hôn với bộ đội.

+ Đời thứ ba bao gồm: bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha của người muốn kết hôn với bộ đội.

Trong trường hợp bạn đọc có những câu hỏi khác liên quan đến quy định xét lý lịch 3 đời lấy chồng bộ đội hoặc vấn đề bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.2525.05 để được Luật sư hỗ trợ nhanh nhất!

Thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội như thế nào?

Chị Ngọc (Bình Định) có câu hỏi như sau:

“Xin chào Luật sư,

Tôi và người yêu tôi yêu nha đã được gần 4 năm. Tôi hiện là cô giáo mầm non và chồng tôi là trong quân đội. Được sự đồng ý của hai bên gia đình chúng tôi dự định sẽ đăng ký kết hôn và tôi cũng đã đủ điều kiện để kết hôn với bộ đội.

Tôi muốn hỏi Luật sư, trường hợp tôi muốn kết hôn với chồng quân đội thì tôi cần chuẩn bị những hồ sơ gì và thủ tục đăng ký như thế nào. Tôi mong được luật sư giải đáp.”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.2525.05

Trả lời:

Xin chào chị Ngọc ,chúng tôi đã nhận được câu hỏi từ chị, sau đây xin được trả lời như sau:

Hồ sơ đăng ký kết hôn với chồng quân đội

>> Luật sư hỗ trợ soạn hảo hồ sơ kết hôn với chồng bộ đội đầy đủ, nhanh chóng nhất gọi ngay 1900.2525.05

Về hồ sơ để kết hôn với chồng quân đội chị Ngọc cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:

Khi đăng ký kết hôn, anh chị phải nộp các loại giấy tờ sau:

Tờ khai theo mẫu quy định về đăng ký kết hôn với chồng quân đội;

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị (Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày được xác nhận);

Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh của nam, nữ. Lưu ý, tất cả những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;

Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó nam, nữ đã từng kết hôn và ly hôn.

Thủ tục đăng ký kết hôn với chồng quân đội

Thủ tục đăng ký kết hôn của chị Ngọc và chồng được thực hiện như sau:

Bước 1: Người muốn đăng ký kết hôn cần nộp đơn xin tìm hiểu gửi đến phòng tổ chức, cán bộ của đơn vị. Sau đó, phòng sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch xem xét về điều kiện kết hôn.

Những đối tượng kết hôn với sĩ quan quân đội đều phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời. Việc tiến hành thẩm tra ở đây sẽ do Phòng Tổ chức cán bộ cơ quan, đơn vị nơi sĩ quan quân đội đó đang công tác tiến hành thực hiện thẩm tra lý lịch ba đời.

Sau khi thẩm định lý lịch kết thúc, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định nam, nữ có đủ điều kiện đáp ứng việc đồng ý kết hôn hay không.

Trường hợp 1: Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ về việc nam, nữ đủ điều kiện kết hôn với nhau.

Trường hợp 2: Nếu không đồng ý thì cũng sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ.

Bước 2: Nếu sau khi thẩm tra, anh chị đáp ứng được các điều kiện, thì anh chị sẽ thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình.

Sau khi anh chị đã chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để tiến hành đăng ký kết hôn.

Bước 3: Nhận kết quả

Ngay sau khi nhận được đầy đủ giấy tờ, nếu xét thấy anh chị đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, bên công chức tư pháp – hộ tịch sẽ ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch theo quy định pháp luật.

Hai bên nam, nữ sẽ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo cho chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ kết hôn (Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết là không quá 05 ngày làm việc).

Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký kết hôn mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy chứng nhận kết hôn sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại như từ đầu.

Trong quá trình thực hiện kết hôn với chồng bộ đội, nếu chị Ngọc bất kỳ vướng mắc nào khác cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.2525.05 để được hỗ trợ kịp thời!

Như vậy, bài viết trên của Tổng Đài Tư Vấn là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề bố đi tù con có được kết hôn với bộ đội không và một số vấn đề, thủ tục pháp lý liên quan. Hy vọng nội dung trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định pháp luật về điều kiện kết hôn thông thường và trong một số trường hợp đặc biệt. Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng, hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay đến số điện thoại của Luật sư 1900.2525.05, Luật sư luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn cho bạn trong thời gian sớm nhất!

  1900633727