Biên bản làm việc

văn phòng luật sư quận 5

Biên bản làm việc thường được biết đến khi xuất hiện trong các buổi họp, buổi làm việc ở những công ty, cơ quan hay một số đơn vị khác. Đây là một cụm từ khá quen thuộc và được dùng phổ biến trong thực tế cuộc sống hàng ngày.

Tuy vậy, nhưng vẫn có nhiều người chưa thể phân biệt cũng như ý nghĩa của biên bản này dùng để làm gì.

Ngay bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn xin được giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này.

>>> Đừng chần chừ, giải pháp pháp lý tốt nhất từ luật sư đang chờ bạn – đặt lịch tư vấn ngay hôm nay!

Đặt lịch tư vấn

Biên bản làm việc là gì?

Có thể hiểu là một loại văn bản được lập ra với mục đích ghi chép lại những nội dung chính hay thỏa thuận giải quyết vấn đề của các bên với nhau thông qua những buổi làm việc, cuộc họp.

Văn bản này được coi là một căn cứ chứng minh cho sự việc xảy ra có liên quan, tuy nhiên căn cứ này không có hiệu lực pháp lý, chúng chỉ được xem là tài liệu tham khảo liên quan. 

bien-ban-lam-viec

>>> Xem thêm: Đường ưu tiên là gì? Thứ tự đường ưu tiên theo quy định pháp luật

Yêu cầu đối với Biên bản làm việc

Đối với mỗi Biên bản, chúng cần đáp ứng những yêu cầu sau: 

  • Các số liệu ghi chép, sự việc, sự kiện phải được trình bày một cách cụ thể và chính xác;
  • Cần ghi rõ thời gian, thời điểm thực hiện các thỏa thuận (nếu có);
  • Phần nội dung của biên bản cần trình bày mạch lạc, rõ ràng, dễ hiểu, cụ thể từng nội dung thỏa thuận và phải sắp xếp theo trình tự diễn biến của cuộc họp, phiên làm việc;
  • Ngôn ngữ sử dụng trong sáng, không dùng các từ ngữ địa phương gây khó hiểu, dễ hiểu nhầm cho người đọc, ngắn gọn và súc tích;
  • Người đảm nhiệm vai trò lập Biên bản phải ghi chép thông tin lại một cách trung thực, khách quan, không đưa cảm xúc cá nhân hay mối quan hệ thân quen nào vào biên bản;
  • Tuân thủ các nguyên tắc về hình thức của các văn bản hành chính theo quy định của pháp luật như: quốc hiệu, tiêu ngữ, đại điểm, tên văn bản,….
  • Vào cuối phiên làm việc, người lập biên bản có trách nhiệm đọc lại biên bản một lần để các bên tham dự cùng nghe, kiểm tra và xác nhận thông tin và nội dung thỏa thuận;
  • Nếu các bên không còn ý kiến gì thì phải thực hiện thao tác ký xác nhận vào cuối biên bản. 

>>> Liên hệ ngay để được hỗ trợ pháp lý tận tâm và chuyên nghiệp từ các luật sư, giúp bạn an tâm hơn trong mọi quyết định!

Đặt lịch tư vấn

Những nội dung cần có trong Biên bản làm việc

Hiện nay, pháp luật không quy định mẫu văn bản làm việc bắt buộc phải áp dụng theo một mẫu cố định nào cả. Bạn có thể tự mình lập Biên bản, nhưng cần đảm bảo những nội dung cần có như sau:  

  • Thời gian và địa điểm lập biên bản;
  • Thành phần tham dự cuộc họp;
  • Nội dung thỏa thuận, làm việc; 
  • Thời gian kết thúc phiên làm việc;
  • Thông tin cụ thể về số trang, số bản sao, bản chính;
  • Chữ ký xác nhận của các bên. 

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

Mẫu biên bản làm việc

Mẫu Biên bản có được quy định tại Nghị định 118/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Xử lý vi phạm hành chính.  

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——————–

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

(số:…………………..)

Hôm nay, ngày …. tháng ….. năm 20…., tại trụ sở Công ty …………………., Chúng tôi gồm có:

BÊN A: CÔNG TY……………

Đại diện bởi: Ông ………………………………. Chức vụ: Giám đốc

Địa chỉ: Số ……., phường……….….., quận…….……, thành phố ……………….

Mã số thuế: ……………………

BÊN B:

1. Ông: ……………………………..

CCCD số: …………………………….. Cấp ngày: …../………./20…..

Địa chỉ TT: …………..…………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: …………………………………………………………………………

2. Ông: ……………………………..

CCCD số: …………………………….. Cấp ngày: …../…../20…………

Địa chỉ TT: ………………………………………………………………………..

Chỗ ở hiện tại: ……………………………………………………….………

Sau thời gian làm việc, nội dung được hai bên đồng ý và thống nhất cụ thể như sau:

1………………………………………………………………………….……………

…………………………………………………………………………………..……….

………………………………………………………………………………….…..…

2………………………………………………………………………………….……

……………………………………………………………………………….……….….

…………………………………………………………………………………….……..

3…………………………………………………………………………………….…

………………………………………………………………………………….…….….

………………………………………………………………………………….………..

Hai Bên cùng thống nhất phương thức thanh toán kể trên và cam kết không khiếu nại, khiếu kiện.

Biên bản làm việc thanh lý này có hiệu lực kể từ ngày ký, bao gồm 02 trang và được lập thành 04 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 02 bản làm căn cứ thực hiện.

……, ngày… tháng …. năm …..

ĐẠI DIỆN BÊN A

(Ký và ghi rõ họ tên)

………………………

ĐẠI DIỆN BÊN B

(Ký và ghi rõ họ tên)

……………………..

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

Mục đích của biên bản làm việc là gì?

Mục đích của biên bản phải được lập ra đó là để ghi chép lại diễn biến, các ý kiến được nêu ra hay những thỏa thuận, đàm phán giữa các bên và cả kết quả của phiên làm việc.

Điều này xác nhận sự đồng ý của các bên trong trường hợp tổ chức, doanh nghiệp ra quy định mới hay thay đổi các điều lệ, quy chế.

bien-ban-lam-viec-o-dau

Hơn nữa, biên bản còn là một căn cứ buộc quyền và nghĩa vụ của các bên sau này khi hiện thực hóa thỏa thuận đã đạt được trong buổi làm việc trên thực tế công việc. 

>>> Xem thêm: Nhà nước cho thuê đất trong trường hợp nào? Tư vấn chi tiết nhất

Quy định về biên bản làm việc

Trong các phiên họp, phiên làm việc ở các công ty, cơ quan thì biên bản cần thiết được sử dụng để ghi nhận những sự kiện thực tế xảy ra, làm cơ sở để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ và đảm bảo tính chặt chẽ về thủ tục.

Ngoài ra, biên bản còn là cơ sở thực tiễn để cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền ban hành nghị quyết, quyết định,… trong quá trình điều hành thực hiện nhiệm vụ quản lý. 

Mẫu Biên bản không được quy định, cần tuân thủ bắt buộc theo duy nhất một mẫu nào. Tuy nhiên, các nội dung cơ bản trong một Biên bản bao gồm: 

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ;
  • Tên của biên bản;
  • Thời gian, địa điểm ngày lập biên bản;
  • Thành phần tham dự;
  • Nội dung công việc, thỏa thuận;
  • Ký xác nhận.

>>> Đặt lịch tư vấn với luật sư của chúng tôi và trải nghiệm dịch vụ pháp lý uy tín, nơi mọi vấn đề của bạn sẽ được giải quyết hiệu quả và nhanh chóng!

Đặt lịch tư vấn

Hướng dẫn viết biên bản nhanh chóng và chính xác nhất

Biên bản làm việc cần được lập như sau: 

  •  Tên biên bản

Phải nêu rõ, cụ thể, ngắn gọn và phải nêu được vấn đề chính cần giải quyết của phiên làm việc.

Ví dụ: Biên bản về việc xây dựng nhà ở hay Biên bản về việc thay đổi quy chế,…

  •  Thông tin các bên

Cần ghi đầy đủ và chính xác các thông tin cá nhân, thông tin liên hệ của các bên. Các thông tin bảo gồm: Họ và tên, nghề nghiệp/chức vụ, số CCCD/ hộ chiếu, số điện thoại, địa chỉ.

Nếu trường hợp thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thì biên bản cần ghi rõ họ tên, chức vụ và người đại diện của các tập thể lao động,…

  •  Nội dung làm việc

Các nội dung thống nhất, diễn biến của phiên làm việc nên được ghi chép lại theo trình tự diễn ra trên thực tế. Các nội dung quan trọng hay những lời thoại đặc biệt quan trọng cần được tường thuật lại nguyên văn và trình bày rõ ràng, dễ hiểu. 

Nếu có nhiều phương án hay ý kiện được đưa ra để giải quyết vấn đề trong phiên làm việc thì đều cần được ghi vào biên bản, nhất định không thể thiếu được phương án mà các bên đã chốt và đồng ý thỏa thuận. 

Bên cạnh đó, các ý kiến đóng góp của những người có liên quan cũng cần phải ghi vào biên bản.

  • Về chữ ký   

Biên bản cần có đầy đủ chữ ký của các bên tham gia thỏa thuận, giải quyết công việc. 

Trường hợp có bên không đồng ý với thỏa thuận và không ký xác nhận vào biên bản thì người lập biên bản cũng cần phải ghi lại nguyên nhân, lý do của họ khi không đồng ý. 

>>> Chỉ một cuộc hẹn với luật sư, mọi vấn đề pháp lý sẽ được giải quyết triệt để, tiết kiệm thời gian và chi phí cho bạn!

Đặt lịch tư vấn

Cần lưu ý những gì khi viết biên bản làm việc

Để đảm bảo giá trị của biên bản, người có trách nhiệm lập biên bản cần nắm vững những lưu ý sau: 

  • Nội dung và phạm vi thỏa thuận, trao đổi công việc đang làm phải hợp pháp, đúng với quy định của pháp luật;
  • Cần ghi chép thông tin đầy đủ, cụ thể và chính xác, đặc biệt lưu ý những vấn đề trọng tâm. Nếu đại diện của các bên có ý kiến cũng cần ghi chép lại nguyên văn lời nói đó để những người không tham dự có đọc được thì vẫn có thể hiểu sự việc dễ dàng;
  • Xác định và ghi rõ sự thỏa thuận, thống nhất giữa các bên và thời gian, thời điểm thực hiện thỏa thuận;
  • Cần có chữ ký xác nhận của các bên. Chữ ký này ghi nhận sự đồng ý với quyết định của các bên tham dự phiên làm việc và là căn cứ ràng buộc trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ của các bên. 

bien-ban-lam-viec-hi

>>> Hãy để các luật sư của chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp luật, mang lại sự an tâm và bảo vệ quyền lợi tối đa!

Đặt lịch tư vấn

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Biên bản làm việc.

Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình.

Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 0977.523.155 để được tư vấn nhanh nhất.

 

Chat Zalo
Đặt Lịch