Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Cơ quan thẩm quyền cấp giấy chứng nhận

nguoi-con-nuoi-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

 

Giấy chứng nhận đầu tư là gì? Là văn bản quan trọng đảm bảo cho hoạt động đầu tư được hợp pháp tại Việt Nam, tuy nhiên vẫn có nhiều người chưa hiểu được hết về loại giấy tờ này và thủ tục, hồ sơ xin cấp. Ở Việt Nam hiện nay, hoạt động Đầu tư đang diễn ra khá sôi động và trở nên rất phổ biến trong giới kinh doanh. Đặc biệt ngày càng có thêm nhiều Hiệp định, Nghị định được ban hành giúp cho các hoạt động đầu tư ngày càng dễ dàng, nhiều đãi ngộ nhằm khuyến khích sự đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp giúp bạn về vấn đề này. Nếu trong quá trình tìm hiểu có bất kỳ thắc mắc nào. Hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí giấy chứng nhận trong đầu tư là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giấy chứng nhận đầu tư là gì?

Căn cứ theo Khoản 11 Điều 3 Luật Đầu tư năm 2020, Giấy chứng nhận đầu tư được hiểu là một loại văn bản bằng giấy hoặc bản điện tử ghi nhận lại thông tin đăng ký của nhà đầu tư về dự án đầu tư của họ.

giay-chung-nhan-dau-tu-la-gi

Ý nghĩa của loại giấy tờ này là cho phép cá nhà đầu tư (cá nhân hoặc tổ chức) có thể bắt đầu góp vốn vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trên lãnh thổ của Việt Nam.  

>>> Xem thêm: Biên bản làm việc mới nhất năm 2023 – Tư vấn chi tiết nhất

Quy trình, thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư

Căn cứ theo Điều 38 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận trong đăng ký đầu tư như sau:  

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Người có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm những loại giấy tờ sau:

  • Đơn xin đề nghị, yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận trong đầu tư;
  • CCCD/CMND của người có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận trong đầu tư;
  • Bản sao giấy phép đầu tư của đơn vị, bản dịch nếu cần (công chứng, chứng thực);
  • Các giấy tờ liên quan đến người đại diện theo pháp luật (nếu có);
  • Minh chứng về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Giải trình về nội dung công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư. 

Bước 2:  Nộp hồ sơ

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có nhu cầu xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương hoặc Cơ quan quản lý đầu tư của địa phương. 

Bước 3: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Khi tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ hay cần bổ sung, cơ quan chức năng phải thông báo đến người nộp hồ sơ để họ bổ sung.

Sau khi hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan chức năng xét duyệt hồ sơ và đưa ra quyết định cấp giấy chứng nhận đầu tư. 

Bước 4: Trả kết quả 

Sau từ 05 – 15 ngày làm việc, người nộp hồ sơ đến để hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật và nhận Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Sở Kế hoạch và đầu tư hoặc cơ quan quản lý đầu tư. 

>>> Quy trình cấp giấy chứng nhận trong đầu tư như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đầu tư là gì

Theo quy định tại Điều 60 Luật Đầu tư năm 2020, điều kiện để chủ đầu tư được cấp Giấy chứng nhận trong đầu tư bao gồm:

  • Hoạt động đầu tư ngoài nước phải phù hợp với nguyên tắc được quy định tại Điều 51 Luật Đầu tư 2020;
  • Hoạt động đầu tư không thuộc những ngành, nghề bị cấm đầu tư trong nước và nước ngoài quy định tại Điều 53; đáp ứng đủ điều kiện đầu tư ra nước ngoài đối với các ngành, nghề đầu tư ra nước ngoài có điều kiện được quy định tại Điều 54;
  • Nhà đầu tư phải có cam kết tự thu xếp ngoại tệ hoặc tự thu xếp ngoại tệ nhằm mục đích thực hiện hoạt động đầu tư ra nước ngoài của tổ chức tín dụng hợp pháp;
  • Chủ đầu tư có quyết định được phép đầu tư ra nước ngoài (Điều 59);
  • Chủ đầu tư có văn bản của cơ quan thuế xác nhận việc hoàn thành nghĩa vụ tài chính của nhà đầu tư. Thời điểm xác nhận của cơ quan thuế là không quá 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự thầu. 

>>> Để được cấp giấy chứng nhận cần những điều kiện gì? Gọi ngay: 1900.6174

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đầu tư

*Căn cứ pháp lý: Điều 39 Luật Đầu tư năm 2020 và Điều 34 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.

Theo quy định, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thuộc về:

    • Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế: đối với các dự án đầu tư xuất hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp khác;
    • Sở Kế hoạch và Đầu tư: đối với các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ trường hợp khác;
  • Cơ quan đăng ký đầu tư ở nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt phòng điều hành để thi hành dự án đầu tư: 

giay-chung-nhan-dau-tu-o-dau

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho các dự án đầu tư trong trường hợp:

  • Dự án đầu tư được thực hiện ở 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; 
  • Dự án đầu tư được thực hiện trong hoặc ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
  • Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý hoặc không thuộc phạm vi quản lý của ban quản lý. 

Tóm lại, các cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận trong đầu tư theo quy định của pháp luật bao gồm: Sở kế hoạch và đầu tư; Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế và Cơ quan đăng ký đầu tư. 

>>> Xem thêm: Biên bản vi phạm hành chính mới nhất năm 2023

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những gì?

Theo Luật Đầu tư năm 2020, bộ hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư bao gồm những loại giấy tờ sau:

  •  Đơn xin đề nghị, yêu cầu được cấp Giấy chứng nhận đầu tư;
  • CCCD/CMND của người có nhu cầu được cấp giấy chứng nhận trong đầu tư;
  • Bản sao giấy phép đầu tư của đơn vị, bản dịch nếu cần (công chứng, chứng thực);
  • Các giấy tờ liên quan đến người đại diện theo pháp luật (nếu có);
  • Minh chứng về năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Giải trình về nội dung công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.  

>>> Hồ sơ cấp giấy chứng nhận bao gồm những gì? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Những trường hợp cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

– Dự án đầu tư có yếu tố nước ngoài hoặc dự án đầu tư của người nước ngoài đầu tư vào Việt Nam;

– Tổ chức kinh tế đầu tư để thành lập tổ chức kinh tế khác; đầu tư mua cổ phần, góp vốn, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC thuộc một trong số các trường hợp: 

  • Nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ của dự án đầu tư hoặc đa số các thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  • Có tổ chức kinh tế là công ty hợp danh nắm giữ 50% vốn điều lệ;
  • Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế là các nhân nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ.

>>> Các trường hợp thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp không thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Những trường hợp không cần thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư gồm:

  • Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước;
  • Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế khi đầu tư thành lập các tổ chức kinh tế khác; đầu tư mua cổ phần, góp vốn, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác hoặc đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC không thuộc các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đã nêu ở trên (các dự án này có thể sẽ được thực hiện sau sau khi chấp thuận chủ trương đầu tư); 
  • Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần góp vốn của tổ chức kinh tế. 

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí giấy chứng nhận trong đầu tư là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Giấy chứng nhận đầu tư. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

 

  1900633727