Đường ưu tiên là gì? Thứ tự đường ưu tiên theo quy định pháp luật

duong-uu-tien-la-gi

Đường ưu tiên là gì? Thứ tự đường ưu tiên như thế nào? Những hành vi nào bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông hay các biển báo giúp nhận biết đường ưu tiên ra sao? Bài viết dưới đây của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp mọi thắc mắc của các bạn về vấn đề này. Nếu có câu hỏi nào thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 1900 6174, để được nhận hỗ trợ từ Luật sư. 

>>> Luật sư giải đáp miễn phí Đường ưu tiên là gì? Gọi ngay: 1900.633.272

Đường ưu tiên là gì? 

Khi tham gia giao thông, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều biển báo ký hiệu đường ưu tiên, nhưng rất ít người hiểu rõ định nghĩa về loại đường này. Điều 3 Khoản 15 Luật giao thông đường bộ 2008, quy định: 

Đường ưu tiên là mà trên đó phương tiện tham gia giao thông đường bộ được các phương tiện giao thông đến từ hướng khác nhường đường khi đi qua nơi đường giao nhau, được cắm biển báo hiệu đường ưu tiên”. 

Theo đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện của mình phải nhường đường cho các sẽ thuộc diện ưu tiên, như: xe cứu hoả; an ninh; ngoại giao; quốc phòng;…Những nơi đường ưu tiên thường cắm biển báo ưu tiên, để các phương tiện khác thực hiện đúng quy định.  

Đi cùng với khái niệm “Đường ưu tiên”, là “Làn đường ưu tiên”. Đây cũng là định nghĩa được nhiều người quan tâm. Làn đường ưu tiên là làn đường mà các phương tiện giao thông thuộc đối tượng ưu tiên, sẽ được các phương tiện khác nhường cho làn đường đi trước khi đi cùng tham gia giao thông trên cùng làn đường. 

>>> Luật sư giải đáp miễn phí về làn đường ưu tiên? Gọi ngay: 1900.633.272

Thứ tự đường ưu tiên

Bên cạnh các quy định về đường ưu tiên, các quy định về thứ tự đường ưu tiên cũng được quy định rõ tại Điều 5 QCVN 41/2019/BGTVT​​, cụ thể như sau: 

  • Đường cao tốc 
  • Đường quốc lộ 
  • Đường đô thị 
  • Đường tỉnh 
  • Đường huyện 
  • Đường xã 
  • Đường chuyên dùng 

Trường hợp hai đường cùng thứ tự, cùng giao nhau, để xác định đâu là đường ưu tiên cần dựa vào những điều sau: 

  • Được cấp với thẩm quyền là đường ưu tiên 
  • Trong hai đường, nếu đường nào có kỹ thuật cao hơn thì là đường ưu tiên 
  • Đường có lưu lượng xe trung bình ngày và đêm lớn hơn thì là đường ưu tiên 
  • Nếu lưu lượng xe trung bình ngày đêm bằng nhau thì đường nào có nhiều xe ô tô vận tải công cộng hơn thì là đường ưu tiên. 

Trên đường ưu tiên, bắt buộc phải có biển báo đúng quy định. Việc xác định thứ tự đường ưu tiên là việc rất quan trọng, điều này nhằm giúp người tham gia giao thông nhận biết được các biển báo cảnh báo đường ưu tiên và thực hiện đúng quy định khi tham gia giao thông. 

Ngoài quy định về thứ tự đường ưu tiên, Điều 22 Bộ luật này còn quy định về thứ tự xe ưu tiên: Xe chữa cháy đang đi làm nhiệm vụ; Xe quân sự, công an đang làm nhiệm vụ khẩn cấp; Đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường; Xe đang di chuyển làm nhiệm vụ cấp cứu, khắc phục sự cố; dịch bệnh… đang trong tình trạng khẩn cấp theo luật định. 

duong-uu-tien-la-gi-1

>>>Xem thêm: Hành vi chở hàng vượt quá chiều cao bị xử phạt bao nhiêu tiền?

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông

Xuất phát từ mục đích nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông và tuân thủ những nguyên tắc pháp luật quy định. Khi tham gia giao thông, bên cạnh những hành vi người tham gia giao thông được phép, còn có những hành vi khi tham gia giao thông bị nghiêm cấm, không được phép thực hiện khi tham gia giao thông. 

Theo Điều 8 Luật giao thông đường bộ, các hành vi bị nghiêm cấm khi tham gia giao thông là: 

  • Phá hoại đường; cầu; hầm; bến phà đường bộ; đèn tín hiệu; cọc tiêu; biển báo hiệu; gương; cầu; dải phân cách; hệ thống thoát nước; các công trình; thiết bị khác thuộc kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ 
  • Đua xe không đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn; tổ chức đua xe trái phép 
  •  Đào; khoan đường trái phép 
  • Lấn chiếm hoặc sử dụng trái phép đường đường bộ; đường hành lang; lòng đường; hè; phố. 
  • Điều khiển xe chạy quá tốc độ; phóng nhanh; vượt ẩu 
  • Bấm còi; rú ga liên tục; sử dụng còi xe từ phạm vi từ 22h đến 5h.  
  • Sử dụng các loại đèn xe chiếu xa trong khu đông dân cư 
  • Vận chuyển trái phép các mặt hàng bị cấm: động vật hoang dã; pháo nổ 
  • Trốn tránh trách nhiệm sau khi gây ra tai nạn 
  • Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông trong khi có khả năng 
  • Xâm phạm tài sản; tính mạng của người bị tai nạn và người gây tai nạn 
  • Lợi dụng chức vụ; quyền hạn của bản thân để trục lợi cá nhân 
  • Sản xuất; mua bán các loại phương tiện giao thông trái phép 
  • Có các hành vi vi phạm giao thông đường bộ, để lại hậu quả nghiêm trọng cho người xung quanh 

Bên cạnh đó, còn những hành vi như đe dọa hành khách trên xe, những hành vi trái pháp luật. Người tham gia giao thông phải chịu trách nhiệm cho hành vi vi phạm của mình nếu xảy ra hậu quả, bằng cách bồi thường thiệt hại hoặc những biện pháp khắc phục khác được quy định trong luật. Chủ thể tham gia giao thông nếu biết trước hành vi của mình sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, nhưng vẫn cố tình vi phạm sẽ phải chịu các tình tiết tăng nặng. 

duong-uu-tien-la-gi-2

>>> Luật sư giải đáp miễn phí về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người tham gia giao thông? Gọi ngay: 1900.633.272

Các biển báo giúp nhận biết đường ưu tiên 

Để xác định được đâu là đường ưu tiên và đường không ưu tiên, người tham gia giao thông phải nhận diện được các loại biển báo giao thông ưu tiên trên đường. 

Biển W207: Hình tam giác, viền đỏ nền vàng. Được đặt nơi đường giao nhau; đường không ưu tiên; nhường đường cho các loại xe ưu tiên theo quy định: xe chữa cháy; xe công an bộ đội làm nhiệm vụ theo quy định…Khi tham gia giao thông, đường không ưu tiên liên tiếp với số lượng lớn thì thường có biển W207. 

Biển W 208: giao nhau với đường ưu tiên, giúp thông báo sắp đến nơi có đường ưu tiên; nội thành thường không có xuất hiện nhiều loại biển này, hay đặt ở nơi đông dân cư 

Biển W 401: bắt đầu đoạn đường ưu tiên, thông báo cho các phương tiện tham gia giao thông sắp đến đoạn đường dành cho xe ưu tiên và thông báo cho các phương tiện khác nhường đường cho các loại xe ưu tiên. 

Biển S506: Hướng đường ưu tiên, Thông báo cho các phương tiện khác sắp đến giao lộ nhường đường; xác định hướng ưu tiên

Biển S.506a: Chỉ dẫn cho các phương tiện tham gia giao thông nhận biết hướng ưu tiên ở ngã tư 

Biển S.506b: Thường đặt dưới biển báo không ưu tiên, trên đường không ưu tiên. Người điều khiển phương tiện giao thông cần biết đường hướng ưu tiên sắp tới ở ngã tư. 

Bên cạnh những loại biển báo giao thông trên, còn có các loại biển báo ưu tiên phụ: W.208; R.122,…

Nhận diện được biển báo giao thông là điều quan trọng khi tham gia giao thông, giúp người điều khiển phương tiện xử lý nhanh chóng các xử lý các tình huống khi tham gia giao thông. Hạn chế những tai nạn giao thông xảy ra trên đường ưu tiên, và các hình phạt tài chính đối với người tham gia giao thông vì thiếu thông tin và kiến thức về biển báo ưu tiên.  

duong-uu-tien-la-gi-2

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các loại biển số đường ưu tiên là gì? Gọi ngay: 1900.633.272

Các trường hợp ưu tiên khác 

Ngoài các trường hợp đường ưu tiên và biển báo ưu tiên đã được quy định, còn có một số các trường hợp ưu tiên khác mà chúng ta cần nắm rõ. 

Khi qua phà, qua cầu phao: 

Các xe phải xếp hàng đúng nơi; đúng chỗ theo đúng quy định; không chen lấn; xô đẩy; để xe không đúng quy định, làm ảnh hưởng đến tình trạng giao thông, gây ùn tắc giao thông, ảnh hưởng đến người tham gia giao thông khác. Khi xuống phà, chú ý mọi người phải xuống dắt xe; nhường đường cho các loại se đặc biệt khác, như xe của người khuyết tật; xe ưu tiên người bệnh…

Xe cơ giới; xe máy phải xuống phà trước, người đi bộ xuống phà sau. Người đi bộ được lên bến trước, các phương tiện khác lên sau. 

Khi qua phà, cầu phao cần tuân thủ thứ tự ưu tiên sau: 

  • Xe thư báo
  • Thực phẩm tươi sống 
  • Xe chở khách công cộng 

Nếu 2 xe ưu tiên cùng ở bến phà, thì xe nào đến bến trước thì được ưu tiên đi trước. 

Nhường đường tại nơi giao nhau:

  • Nơi giao nhau không có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến, ưu tiên phải nhường đường cho xe đi từ bên phải 
  • Nơi giao có biển báo hiệu đi theo vòng xuyến,  nhường đường cho xe đi bên trái 
  • Nơi giao nhau giữa đường ưu tiên và đường không ưu tiên, thì xe đi từ đường không ưu tiên nhường đường cho xe ưu tiên. 

+) Đường bộ giao nhau cùng với đường sắt, phương tiện giao thông đường sắt được ưu tiên đi trước 

+) Nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật sáng, người tham gia giao thông đường bộ phải dừng lại phía phần đường của mình, khi đèn tín hiệu đã tắt mới được đi qua.

+) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng đường sắt, khi đèn tín hiệu màu đỏ đã bật người tham gia giao thông đường bộ phải dừng ngay lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất. 

+) Tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt không có đèn tín hiệu, người tham gia giao thông đường bộ phải quan sát cả hai phía, khi thấy chắc chắn không có phương tiện đường sắt đang đi tới mới được đi qua, nếu thấy có phương tiện đường sắt đang đi tới thì phải dừng lại và giữ khoảng cách tối thiểu 5 mét tính từ ray gần nhất và chỉ khi phương tiện đường sắt đã đi qua mới được đi.

+)  Khi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, người điều khiển phương tiện phải bằng mọi cách nhanh nhất đặt báo hiệu trên đường sắt cách tối thiểu 500 mét về hai phía để báo cho người điều khiển phương tiện đường sắt và báo cho người quản lý đường sắt, nhà ga nơi gần nhất, đồng thời phải bằng mọi biện pháp nhanh chóng đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

+)  Những người có mặt tại nơi phương tiện tham gia giao thông đường bộ bị hư hỏng có trách nhiệm giúp đỡ người điều khiển phương tiện đưa phương tiện ra khỏi phạm vi an toàn đường sắt.

Người vi phạm những trường hợp ưu tiên khác vẫn phải chịu trách nhiệm và hình phạt như những trường hợp ưu tiên được quy định ở trên, nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng. 

>>>Luật sư giải đáp miễn phí về các trường hợp xe ưu tiên? Gọi ngay: 1900.633.272

Mức phạt đối với lỗi không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên  

Các phương tiện được xem là ưu tiên đã được quy định rõ ở Điều 21, đây là các phương tiện được đặc cách khi tham gia giao thông. Nếu những phương tiện khác, khi tham gia giao thông cố tình vi phạm , không nhường đường cho các loại xe ưu tiên này, sẽ bị xử lý theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, theo đó phương tiện là ô tô sẽ có mức phạt cao hơn các loại phương tiện khác. Cụ thể các mức phạt đối với từng loại phương tiện như sau: 

+) Nếu phương tiện vi phạm là ô tô, mức phạt tối đa là 800.000 đến 1.000.000 đồng

+) Nếu là phương tiện xe máy, từ 300.000 đến 400.000 đồng 

+) Nếu máy chuyên dùng, xe kéo, mức phạt từ 400.000 đến 600.000 đồng 

+) Xe đạp, bao gồm tất cả các loại xe đạp (xe đạp điện) từ 80.000 đến 100.000 đồng 

Các hình phạt trên đối với xe ô tô; xe máy; xe máy chuyên dùng; xe kéo còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng nếu để xảy ra tai nạn giao thông. 

Đường ưu tiên và các loại biển báo đường ưu tiên, là công cụ hữu ích và quan trọng đối với tất cả mọi người khi tham gia giao thông. Ngoài việc giúp người điều khiển phương tiện giao thông dễ dàng nhận biết đường ưu tiên, các loại biển báo còn giúp tránh xảy ra những tai nạn không đáng có, giúp mọi người tránh được những trường hợp gây ách tắc giao thông. Khi tham gia giao thông phải tuân thủ đầy đủ những quy định để đảm bảo an toàn và trật tự. 

>>>Xem thêm: Mẫu đơn bãi nại tai nạn giao thông được pháp luật quy định như thế nào?

 Trên đây là toàn bộ những quy định, giải thích về đường ưu tiên là gì? Các loại đường ưu tiên cũng như phương tiện được ưu tiên và hình phạt đối với người vi phạm quy định về đường ưu tiên. Nếu các bạn có thắc mắc thêm về vấn đề trên, hãy liên hệ với Tổng Đài Tư Vấn qua số hotline 1900 6174, để nhận được hỗ trợ và tư vấn từ phía Luật sư. 

  1900633727