Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn theo quy định: Hồ sơ – Thủ tục xin cấp

bo-duoc-xoa-an-tich-con-co-ket-hon-voi-cong-an-duoc-khong

Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn (Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân) tuy không phải là một trong những giấy tờ quan trọng mà pháp luật quy định phải có khi tiến hành đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, pháp luật cũng không cấm về việc sử dụng loại giấy tờ này, trong một số trường hợp vợ chồng kết hôn vẫn có thể sử dụng giấy giới thiệu đăng ký kết hôn. Bài viết sau đây của Tổng đài tư vấn sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về giấy giới thiệu đăng ký kết hôn và thủ tục pháp lý có liên quan. Nếu bạn đọc có câu hỏi về quy định pháp luật cũng như các vấn đề liên quan, gọi ngay 1900.633.727!

>>> Luật sư tư vấn quy định về thủ tục xin cấp giấy giới thiệu đăng ký kết hôn nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.633.727

giay-gioi-thieu-dang-ky-ket-hon
Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn

Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn là gì?

>>> Quy định giấy giới thiệu đăng ký kết hôn, gọi ngay 1900.633.727

Hiện nay theo Luật hôn nhân và gia đình hiện hành và các văn bản có liên quan không có quy định cho thấy cần phải có giấy giới thiệu đăng ký kết hôn khi tiến hành đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, có thể hiểu: Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn được hiểu là văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân của người xin cấp giấy, có thể là độc thân, đã kết hôn hay đã ly hôn.

Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn thực chất là giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, được cấp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người xin cấp giấy thường trú (Căn cứ theo quy định tại Điều 21, Điều 22, Điều 23 thuộc Nghị định 123/2015 /NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch năm 2014). Bên cạnh đó, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được sử dụng phục vụ cho các thủ tục hành chính khác như: Mua, bán bất động sản; thủ tục ly hôn…

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi giấy giới thiệu đăng ký kết hôn là gì? Trường hợp bạn đọc có vướng mắc nào trong quá trình đăng ký kết hôn hãy liên hệ với Luật sư tư vấn hôn nhân và gia đình qua số điện thoại 1900.633.727

Mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn

Mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn thông dụng nhất

>> Tải ngay mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn thông dụng, mới nhất hiện nay:

giay-gioi-thieu-dang-ky-ket-hon

 

………………………….

………………………….

Số:…../UBND- XNTTHN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………, ngày…..tháng…..năm…….

 

GIẤY XÁC NHẬN TÌNH TRẠNG HÔN NHÂN

Xét đề nghị của ông/bà:……………………………………………………..về việc cấp Giấy xác tình trạng hôn nhân cho ông/bà………………………………………..

XÁC NHẬN

Họ và tên:……………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:………………………………………………………………..

Giới tính: …………….Dân tộc: …………………………Quốc tịch:…………………

Giấy tờ tùy thân :……………………………………………………………………..

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………….

Trong thời gian cư trú tại………………………………………………………………

Từ ngày……tháng………năm………, đến ngày……..tháng………năm………………

Tình trạng hôn nhân:…………………………………………………………………

Giấy này có giá trị sử dụng trong thời hạn 6 tháng, kể từ ngày cấp, được sử dụng để:……………………………………………………………………………………

NGƯỜI KÝ GIẤY XÁC NHẬN

(Ký, ghi rõ họ tên, chức vụ và đóng dấu)

Mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn dùng trong giáo xứ

>> Tải ngay mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn dùng trong giáo xứ chuẩn nhất

giay-gioi-thieu-dang-ky-ket-hon-dung-trong-giao-xu

GIÁO PHẬN …………….

Giáo hạt: ………………

Giáo xứ: ………………

GIẤY GIỚI THIỆU KẾT HÔN

(Người Công giáo đi kết hôn nơi khác)

Kính gửi: Cha Quản xứ Giáo xứ:

Giáo phận: .………………………………

Có anh/chị: ……………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày……..tháng……..năm…………………………………………………………………………..

Tại: ………………………………………………………………………………………………………………

Con ông: ……………………………………………………………………………………………………….

Và bà: …………………………………………………………………………………………………………..

Đã chịu phép Rửa tội ngày……….tháng……….năm………………………………………………..

Người Rửa tội: ……………………………………………………………………………………………….

Tại Giáo xứ: …………………………………………. Giáo phận: ………………………………………

Thêm sức tại Giáo xứ: ……………………………………….. Giáo phận: …………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Thuộc Giáo xứ: …………………………………. Giáo phận: ………………………………………….

Muốn Kết Hôn với anh/chị: ……………………………………………………………………………..

Sinh ngày………..tháng………..năm……………………………………………………………………..

Con ông: ……………………………………………………………………………………………………….

Và bà: …………………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Thuộc Giáo xứ của Cha……………………………………………………………………………………

Theo sự tìm hiểu ban đầu của con, anh/chị ………………..vẫn còn thong dong để kết hôn.

Xin giới thiệu đến Cha, để Cha tiến hành thủ tục điều tra Hôn Nhân.

Xin chân thành cảm ơn Cha!

……….., ngày…….tháng…năm……..

Linh mục phụ trách

(Ký tên và đóng dấu)

Trong quá trình điền thông tin mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn, nếu bạn đọc gặp vướng mắc tại bất kỳ trường thông tin nào, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.2525.05 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời, hướng dẫn viết chi tiết, chính xác nhất.

giay-gioi-thieu-dang-ky-ket-hon-moi-nhat
Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn

Hướng dẫn viết mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn

>>> Hướng dẫn viết giấy giới thiệu đăng ký kết hôn nhanh chóng, chuẩn xác nhất, gọi ngay 1900.633.727

Nhiều trường hợp người dân chưa rõ về cách viết, cách trình bày nội dung nêu trong giấy giới thiệu đăng ký kết hôn. Vì vậy, sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ hướng dẫn bạn đọc chi tiết về cách viết mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn.

– Trước hết, khi điền thông tin trên giấy giới thiệu đăng ký kết hôn bạn cần phải cung cấp đầy đủ các thông tin cá nhân cơ bản bao gồm: Họ và tên; Ngày, tháng, năm sinh; Giới tính; Dân tộc; Quốc tịch; Giấy tờ tùy thân.

– Trong mục “Nơi cư trú” bạn điền rõ địa chỉ cư trú hiện nay của người được cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

– Chỉ ghi tại mục “Trong thời gian cư trú: từ ngày…tháng…năm… đến ngày…tháng…năm…” trong trường hợp người yêu cầu đề nghị cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân trong thời gian đăng ký thường trú trước đây.

– Điền chính xác tình trạng hôn nhân hiện tại của người làm đơn tại mục “Tình trạng hôn nhân”:

Trường hợp chưa bao giờ kết hôn: Điền “Chưa đăng ký kết hôn với ai”

Trường hợp đang có vợ hoặc chồng: Điền “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông …”

Trường hợp đã từng đăng ký kết hôn với ai đó nhưng đã ly hôn và hiện tại chưa kết hôn với ai: Điền “Có đăng ký kết hôn, nhưng đã ly hôn theo Bản án/Quyết định ly hôn số…ngày…tháng…năm… của Tòa án nhân dân… và hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.

Trường hợp đã từng đăng ký kết hôn nhưng vợ/chồng đã mất và hiện tại chưa kết hôn với người mới: Điền “Có đăng ký kết hôn, nhưng vợ/chồng đã mất (Cung cấp Giấy chứng tử/Trích lục khai tử/Bản án số:…do…cấp ngày…tháng…năm…) và hiện tại chưa đăng ký kết hôn với ai”.

Trường hợp đã từng chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 và hiện tại vẫn chung sống với nhau nhưng chưa đăng ký kết hôn: Điền “Hiện tại đang có vợ/chồng là bà/ông…”.

Lưu ý:

Trường hợp đang có vợ/chồng thì cần cung cấp thêm thông tin Giấy chứng nhận kết hôn số…, do… Cấp ngày… tháng… năm…).

Đặc biệt, đối với những công dân Việt Nam muốn được cấp Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn trong thời gian cư trú ở nước ngoài thì tại mục “Nơi cư trú” cần ghi rõ địa chỉ cư trú hiện tại của công dân yêu cầu tại nước ngoài.

Tiếp theo, tại mục “Trong thời gian cư trú tại:… từ ngày… tháng… năm… đến ngày… tháng… năm…” thì sẽ cung cấp chính xác địa chỉ, thời gian cư trú tại nước ngoài.

Ngoài ra, tình trạng hôn nhân của người đó sẽ được xác định theo Sổ đăng ký hộ tích, Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử do Cơ quan đại diện quản lý và áp dụng tương tự.

– Mục “Giấy này được dùng để” sẽ ghi chính xác mục đích sử dụng Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn này là gì, đặc biệt chú ý mục này sẽ không được để trống.

– Cuối cùng, ký và ghi rõ họ tên của công dân có yêu cầu cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết về viết mẫu giấy giới thiệu đăng ký kết hôn. Hy vọng, hướng dẫn của chúng tôi sẽ hữu ích và thuận tiện dành cho bạn trong quá trình làm thủ tục đăng ký kết hôn. Nếu bạn đọc còn có thắc mắc cần được giải đáp về vấn đề liên quan đến đăng kết hôn hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.633.727 để được tư vấn luật chính xác, trọn vẹn nhất.

Xin giấy giới thiệu đăng ký kết hôn cần những gì?

Anh Huy (Phú Thọ) có câu hỏi:
“Chào Luật sư, tôi đang có ý định cùng bạn gái đi đăng ký kết hôn vào cuối tháng này. hai vợ chồng tôi ở hai tỉnh thành khác nhau nên có nhiều người quen của cả hai bảo rằng do khác tỉnh nên chúng tôi phải có giấy giới thiệu đăng ký kết hôn thì mới thực hiện được thủ tục. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trường hợp của chúng tôi có đúng là cần phải có giấy giới thiệu đăng ký kết hôn hay không? Xin cảm ơn!”

 

>>> Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin cấp giấy giới thiệu đăng ký kết hôn đầy đủ nhất, gọi ngay 1900.633.727

Trả lời:

Chào anh Huy, theo như tìm hiểu về các quy định pháp luật hiện hành thì hiện tại không có văn bản nào quy định về giấy giới thiệu đăng ký kết hôn cũng như yêu cầu đây là một loại giấy tờ bắt buộc trong hồ sơ đăng ký kết hôn.

Thực tế việc kết hôn pháp luật chỉ yêu cầu bắt buộc phải có giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Có thể, người quen của anh đang có sự nhầm lẫn về loại giấy tờ này. Theo đó, khi kết hôn hai bạn cần phải xin xác nhận giấy giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của mình tại Ủy ban nhân dân nơi thường trú. Cụ thể, các bước để xin giấy xác nhận như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Hồ sơ bao gồm:

– Tờ khai xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo mẫu ban hành kèm Thông tư 04/2020/TT-BTP hướng dẫn Luật hộ tịchNghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành;

– Giấy tờ tùy thân của hai bên: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;

– Bản án/Quyết định trong trường hợp anh/chị đã ly hôn hoặc giấy chứng tử trong trường hợp vợ/chồng đã chết;

– Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân cho những nơi thường trú khác với nơi thường trú hiện nay trong trường hợp đã từng thường trú tại nhiều nơi.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị từ người có yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm xác minh tình trạng hôn nhân của người đó trong thời gian cư trú tại địa phương mình.

Bước 2: Xử lý hồ sơ xin cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện:

– Kiểm tra, xác minh tình trạng hôn nhân của người có yêu cầu xác nhận;

– Nếu người yêu cầu có đủ điều kiện sẽ cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Công chức tư pháp – hộ tịch trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân ký cấp 01 bản

Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân cho người có yêu cầu.

Bước 3: Trả kết quả

Sau khi Chủ tịch Ủy ban nhân đã ký người yêu cầu nhận Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân

Như vậy, câu trả lời cho anh Huy là giấy giới thiệu đăng ký kết hôn hiện nay không phải là giấy tờ buộc phải có khi đăng ký kết hôn, do đó thông tin mà bạn được cung cấp là không chính xác. Hồ sơ mà bạn cần có là Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền được thực hiện theo các bước nêu trên.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy giới thiệu đăng ký kết hôn, nếu bạn đọc gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài 1900.633.727 để được Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đầy đủ nhất!

ho-so-cap-giay-gioi-thieu-dang-ky-ket-hon
Hồ sơ cấp giấy giới thiệu đăng ký kết hôn

Một số câu hỏi thường gặp

 

Căn cứ theo quy định Khoản 3 Điều 3 Thông tư 85/2019/TT-BTC, lệ phí hộ tịch là khoản lệ phí thuộc thẩm quyền của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, mức thu phí và lệ phí được xác định cụ thể trong Điểm c Khoản 2 Điều 5 Thông tư 85/2019/TT-BTC như sau:

Căn cứ điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương nơi phát sinh hoạt động cung cấp dịch vụ, thu phí, lệ phí, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định mức thu phí, lệ phí phù hợp.

Đối với các khoản lệ phí:

– Lệ phí hộ tịch đối với việc đăng ký hộ tịch tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, gồm: Khai sinh (bao gồm: đăng ký khai sinh không đúng hạn, đăng ký lại khai sinh, đăng ký khai sinh cho người đã có hồ sơ, giấy tờ cá nhân); khai tử (bao gồm: đăng ký khai tử không đúng hạn, đăng ký lại khai tử); kết hôn (đăng ký lại kết hôn); nhận cha, mẹ, con; thay đổi, cải chính hộ tịch cho người chưa đủ 14 tuổi cư trú ở trong nước; bổ sung hộ tịch cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước; cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác; đăng ký hộ tịch khác.

– ……

– Căn cứ điều kiện thực tế của địa phương để quy định mức thu lệ phí phù hợp.

– Miễn lệ phí hộ tịch theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật hộ tịch.

Bạn Hải Yến ở Sơn La có câu hỏi dành cho Luật sư:

“Chào luật sư cháu năm nay 17 tuổi (còn 6 tháng nữa là đủ 18 tuổi), gia đình cháu thuộc diện người dân tộc thiểu số ở vùng cao ở Sơn La. Ở trên đây đến độ tuổi này là bố mẹ sẽ bắt bọn cháu phải lấy chồng theo như nguyện vọng của bố mẹ cũng như tập quán ở nơi đây. Theo đó, bố mẹ cháu bảo cuối năm nay cháu sẽ phải kết hôn với một người mà cháu chưa biết đấy là ai. Bản thân cháu không mong muốn điều này, dù đã từ chối và khuyên bảo nhưng bố mẹ vẫn không thay đổi ý định.

Vậy Luật sư cho cháu hỏi trường hợp này theo quy định về điều kiện kết hôn thì cháu có phải kết hôn với một người mà cháu không mong muốn hay không. Cháu xin cảm ơn!”

 

>>> Luật sư tư vấn điều kiện kết hơn theo quy định mới nhất, gọi ngay 1900.633.727

Trả lời:

Cảm ơn bạn Hải Yến đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi! Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về hôn nhân và gia đình, Luật sư xin được đưa ra câu trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn như sau:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”

Trả lời:

Như vậy căn cứ theo quy định pháp luật về hôn nhân gia đình nêu trên, trường hợp của bạn Hải Yến không đáp ứng được điều kiện về kết hôn theo quy định của pháp luật hiện hành cụ thể:

Thứ nhất về độ tuổi kết hôn bạn Hải Yến chưa đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật, pháp luật nêu rõ điều kiện kết hôn phải đáp ứng độ tuổi: nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên và nữ từ đủ 18 tuổi trở lên.

Thứ hai việc kết hôn không xuất phát từ mong muốn, ý chí tự nguyện của bạn mà do bố mẹ bắt kết hôn.

Nếu như chưa đủ điều kiện kết hôn mà vẫn kết hôn thì theo quy định: trường hợp kết hôn với người chưa đủ tuổi thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 5 triệu đồng; đối với người tổ chức tảo hôn cho người khác thì có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trên đây là câu trả lời của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn Hải Yến, trường hợp bạn đọc còn thắc mắc khác hãy gửi câu hỏi đến cho chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp thông qua số điện thoại 1900.633.727 để nhận câu trả lời trong thời gian sớm nhất!

Bạn Như Quỳnh (Hà Tĩnh) có câu hỏi gửi đến Luật sư:

“Chào Luật sư, năm nay tôi 23 tuổi, bạn trai của tôi 25 tuổi. Tôi và bạn trai đã quen biết nhau được 5 năm, hiện tại sau quá trình tìm hiểu và nói chuyện với hai bên gia đình thì chúng tôi quyết định sẽ tiến tới hôn nhân, cụ thể, vào tháng 2/2023 sắp tới, chúng tôi sẽ tổ chức đám cưới. Để chính thức được công nhận là vợ chồng thì theo quy định chúng tôi phải đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. chính vì thế, tôi muốn hỏi Luật sư: để đăng ký kết hôn cần phải có những giấy tờ gì?

Mong Luật sư dành thời gian trả lời cho câu hỏi của tôi!”

 

>>> Luật sư hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đăng ký kết hôn nhanh chóng, đầy đủ gọi ngay 1900.633.727

Trả lời:

Cảm ơn chị Như Quỳnh đã gửi câu hỏi đến cho Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Căn cứ theo quy định pháp luật về hồ sơ, trình tự thủ tục đăng ký kết hôn, Luật sư xin được đưa ra câu trả lời đối với câu hỏi của chị như sau:

Nam, nữ có quyền kết hôn khi đủ điều kiện kết hôn theo quy định pháp luật hiện hành. Cơ quan có thẩm quyền để bạn lựa chọn đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã hoặc Ủy ban nhân dân huyện nơi một trong hai bên cư trú theo Luật Hộ tịch năm 2014.

Theo quy định tại Điều 18, Điều 38 Luật Hộ tịch năm 2014khoản 1 Điều 2, Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì giấy tờ mà các bên cần chuẩn bị khi đăng ký kết hôn là:

– Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu;

– Giấy tờ tùy thân như: Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu của hai bên;

– Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (đối với công dân Việt Nam giấy xác nhận tình trạng hôn nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hai bên nam nữ trường trú cấp )/Giấy tờ chứng minh tình trạng hôn nhân (đối với người nước ngoài);

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên, các bên có thể tới Ủy ban nhân dân có thẩm quyền để thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn. Việc lựa chọn nơi đăng ký kết hôn có thể do thỏa thuận hai bên, có thể là nơi vợ hoặc chồng cư trú để phù hợp, thuận tiện nhất cho cả hai.

Vừa rồi là câu trả lời của Tổng Đài Tư Vấn cho câu hỏi của khách hàng về đăng ký kết hôn cần giấy tờ gì? Trường hợp bạn có vướng mắc trong quá trình tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn, hãy liên hệ 1900.633.727 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí!

Theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2015, cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên.

Đối với trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài, công dân Việt Nam đang cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài thì cơ quan có thẩm quyền thực hiện đăng ký kết hôn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam (Căn cứ theo quy định tại Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014).

 

Bài viết trên đây của Tổng Đài Tư Vấn là nội dung về giấy giới thiệu đăng ký kết hôn cùng những thủ tục pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nội dung, nếu bạn đọc gặp bất kỳ vướng mắc hoặc có những câu hỏi khác liên quan, hãy nhấc máy lên và liên hệ đến số hotline 1900.633.727 để được tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ Luật sư, chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm!

  1900633727