Vợ có được thừa kế thế vị không? Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị?

giay-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

Vợ có được thừa kế thế vị không cũng là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm.Bộ luật dân sự 2015 quy định cụ thể về thừa kế, theo đó thừa kế thế vị cũng được quy định cụ thể. Nhưng khi áp dụng quy định pháp luật vào thực tế vẫn còn nhiều khó khăn, và còn có rất nhiều câu hỏi thắc mắc được đặt ra về thừa kế thế vị. Ngay sau đây Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp bạn giải đáp một cách chi tiết nhất những vướng mắc nêu trên. Trong trường hợp cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để tư vấn chính xác nhất!

>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vợ có được thừa kế thế vị không? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế thế vị là gì? 

Thừa kế thế vị là quá trình chuyển giao tài sản, quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý từ người chết (người thừa kế) cho người sống sót (người thừa kế). Như vậy, thừa kế thế vị là các con (cháu/chắt) được thay vào vị trí của bố/mẹ (ông/ bà) để hưởng di sản của ông bà (hoặc cụ) trong trường hợp bố hoặc mẹ (ông/bà) chết trước hoặc chết cùng ông/bà (hoặc cụ). Người thừa kế thế vị được hưởng phần di sản mà bố/mẹ (ông/bà) được hưởng nếu còn sống, được chia đều di sản với những người thừa kế khác.

bao-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

Ngoài ra, pháp luật còn quy định trường hợp đặc biệt như cha/mẹ chết cùng thời điểm với ông/bà thì cháu thay thế vị trí của cha/mẹ nhận di sản của ông/bà. Căn cứ pháp lý Điều 652 Bộ luật dân sự năm 2015.

>>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Vợ có được thừa kế thế vị không? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự 2015 thì thừa kế thế vị bao gồm các trường hợp sau: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, thừa kế thế vị là cháu hoặc chắt khi ông bà, bố mẹ chết trước người để lại di sản, và được hưởng phần thừa kế mà ông bà, bố mẹ được hưởng nếu còn sống. Do đó, vợ sẽ không thuộc trường hợp thừa kế thế vị. 

>>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí vợ có được thừa kế thế vị không? Gọi ngay: 1900.6174

Điều kiện phát sinh thừa kế thế vị?

Các trường hợp phát sinh thừa kế thế vị cụ thể như sau:

– Căn cứ theo quy định tại điều 651 Bộ luật dân sự 2015 thì người có đủ điều kiện thừa kế thế vị bao gồm con đẻ hoặc con nuôi. Các trường hợp người thế vị của người con chết cùng lúc với bố mẹ thì không được hưởng di sản thừa kế:

  • Có thái độ ngược đãi, hành hạ dẫn tới người để lại di sản bị chết. Làm tổn thương đến sức khỏe hay danh dự nhân phẩm của người để lại di sản
  • Có nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản nhưng không thực hiện nghĩa vụ đó
  • Có những hành vi cố ý thực hiện nhằm giết hại người thừa kế khác để thụ hưởng di sản đó
  • Cố ý làm cho người để lại di sản không thể lập di chúc được hay cố ý nhằm thay đổi nội dung di chúc không đúng nguyện vọng của người để lại di sản

luat-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

  • Người thừa kế thế vị phải thuộc đời sau có quan hệ huyết thống với người đã chết
  • Người được thế vị phải chết trước hoặc cùng lúc với người đã để lại di sản
  • Thừa kế thế vị chỉ được áp dụng nếu trong trường hợp thừa kế thứ nhất của người đã chết vẫn còn. Đó có thể là con hay cháu nội/ngoại của người thừa kế thế vị

Trên đây là các điều kiện làm phát sinh thừa kế thế vị. 

>>> Xem thêm: Luật thừa kế đất đai trong gia đình được pháp luật quy định như thế nào?

Thủ tục khai nhận di sản thừa kế? 

Dưới đây là các bước khai nhận di sản thừa kế, cụ thể như sau:

Bước 1: Lập văn bản 

  • Người được hưởng di sản thừa liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.
  • Niêm yết công khai thông báo mở thủ tục khai nhận di sản thừa kế tại Ủy ban nhân dân phường/xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong thời hạn 30 ngày.
  • Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại thì người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Bước 2: Sau khi nhận lại bản niêm yết thừa kế có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường/xã. Vào ngày hẹn, tất cả người thừa kế mang theo toàn bộ bản chính các giấy tờ đã nộp cho phòng công chứng đến ký kết văn bản khai nhận. Cần phối hợp với Ủy ban nhân dân phường/xã để vấn đề được giải quyết một cách nhanh chóng

Như vậy, để khai nhận di sản thừa kế theo đúng quy định của pháp luật, cần tiến hành đầy đủ các bước nêu trên. Việc khai nhận cần trung thực, khách quan, tránh tình trạng lừa dối, khai sai sự thật. 

ky-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

>>> Thủ tục khai nhận di sản thừa kế được thực hiện như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi Vợ có được thừa kế thế vị không. Cảm ơn bạn đã tìm hiểu và tin tưởng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật của chúng tôi.  Mọi thắc về vấn đề pháp lý hoặc cần sự tư vấn từ luật sư, hãy liên hệ với số hotline 1900.6174 để được Luật sư Tổng Đài Tư Vấn hỗ trợ chi tiết và chính xác nhất.

  1900633727