Hợp đồng thuê tài sản có giá trị pháp lý như thế nào?

nguoi-con-nuoi-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

Hợp đồng thuê tài sản là gì? Hiện nay, giao kết hợp đồng dần trở thành một việc tất yếu và cần thiết trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì tồn tại rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Mỗi loại hợp đồng sẽ có những đặc điểm và chức năng riêng, một trong số đó phải kể đến hợp đồng thuê tài sản. Đây cũng được xem là một loại hợp đồng khá phổ biến và được ứng dụng nhiều. 

Tất cả những câu hỏi vừa nêu trên sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây, thông qua bài viết tìm hiểu pháp luật này Tổng đài mong muốn sẽ có thể giúp ích được cho các bạn, kịp thời cập nhật các kiến thức cũng như những thông tin pháp luật mới nhất liên quan đến hợp đồng thuê tài sản. Nếu như có bất kỳ ý kiến đóng góp nào khác, vui lòng liên hệ với Tổng đài tư vấn của chúng tôi qua số hotline 1900.633.727

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hợp đồng sử dụng khi thuê tài sản? Gọi ngay: 1900.633.727

Khái niệm về hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng có sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó thì bên cho thuê cần phải giao tài sản cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn nhất định, bên thuê sẽ có nghĩa vụ phải trả tiền thuê, hợp đồng thuê nhà ở hay hợp đồng thuê nhà để sử dụng vào các mục đích khác được thực hiện theo như quy định của Bộ luật dân sự, Luật nhà ở và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

>>> Xem thêm: Điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?

Đặc điểm pháp lý của hợp đồng thuê tài sản

– Hợp đồng thuê tài sản là loại hợp đồng có đền bù

Khoản tiền mà bên thuê tài sản cần phải trả cho bên cho thuê tài sản được xem là một khoản đền bù. Khoản tiền thuê tài sản này nhiều hay ít đó là do sự thỏa thuận giữa các bên và thường được dựa trên căn cứ về thời gian cho thuê, vật cho thuê và giá trị sử dụng của vật đó.

hop-dong-thue-tai-san

– Hợp đồng thuê tài sản chính là hợp đồng song vụ

Bên người thuê tài sản cần phải thực hiện nghĩa vụ trả lại tài sản mà mình đã thuê và tiền thuê tài sản như đã thoả thuận trước đó với bên kia. Bên thuê tài sản có quyền yêu cầu bên cho thuê giao tài sản để sử dụng.

Ngược lại thì bên cho thuê sẽ có quyền yêu cầu bên thuê sử dụng tài sản thuê đó đúng mục đích, công dụng, cũng như thời hạn, phương thức và phải trả lại tài sản thuê, tiền thuê.

>>> Hợp đồng đi thuê tài sản có những đặc điểm nào? Gọi ngay: 1900.633.727

Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản

Hợp đồng thuê tài sản thường được sử dụng vào mục đích phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt. Trong hợp đồng thuê tài sản, thì bên cho thuê chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên thuê trong một khoảng thời gian nhất định. Hết hạn của hợp đồng đó, bên thuê cần phải trả lại tài sản mà mình đã thuê. Vì vậy, đối tượng của loại hợp đồng này là tài sản là vật đặc định, không tiêu hao.

Đối tượng của hợp đồng thuê tài sản bao gồm các tư liệu sản xuất và tư liệu tiêu dùng (như bất động sản hoặc động sản), quyền sử dụng đất (đối với các cá nhân, tổ chức), đối tượng là đất đai tại các khu công nghiệp, khu chế xuất và các cơ sở sản xuất kinh doanh khác. Đất thuộc quyền sở hữu toàn dân nên nhà nước cho các doanh nghiệp thuê đất này để sản xuất, kinh doanh…

>>> Xem thêm: Khiển trách là gì? Những đối tượng nào bị áp dụng hình thức này?

Ý nghĩa của hợp đồng thuê tài sản

  • Là căn cứ pháp lý để làm phát sinh quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản của bên thuê. Thông qua hợp đồng thuê tài sản, chủ sở hữu tài sản cho thuê sẽ thực hiện quyền năng sử dụng tài sản của mình thông qua hành vi của người  đi thuê tài sản.
  • Là căn cứ hợp pháp cho các bên để có thể khai thác được một cách triệt để tư liệu sản xuất hay tư liệu tiêu dùng chưa khai thác hết tiềm năng, công suất, tránh gây lãng phí.
  • Là phương tiện pháp lý để nhằm khắc phục được tình trạng nhà sản xuất kinh doanh không có đủ tư liệu sản xuất nhưng vẫn có thể tiến hành sản xuất, kinh doanh thông qua việc sử dụng tài sản thuê đó…

>>> Hợp đồng đi thuê tài sản có ý nghĩa như thế nào? Liên hệ ngay: 1900.633.727

Chủ thể của hợp đồng thuê tài sản

Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài sản hiện nay có thể là các tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài cũng có thể là các doanh nghiệp, công dân Việt Nam, công dân nước ngoài… Dưới đây là một số các chủ thể phổ biến nhất:

– Nhà nước, các cơ quan của nhà nước: Nhà nước, cơ quan nhà nước là các chủ thể tương đối đặc biệt trong giao dịch dân sự nói chung và trong hợp đồng thuê tài sản này nói riêng. Nhà nước thường thông qua các cơ quan đại diện của mình để thực hiện vai trò chủ thể. Theo đó, Nhà nước chính là bên thuê tài sản của công dân, pháp nhân để làm trụ sở cơ quan…

– Pháp nhân Việt Nam và pháp nhân nước ngoài: Chủ yếu là các doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam. Phổ biến nhất đó là các Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 2 thành viên trở lên; Công ty cổ phần, các công ty liên doanh hay tập đoàn kinh tế…

– Cá nhân: là các công dân Việt Nam, công dân nước ngoài.

– Hộ gia đình: hộ gia đình cũng được xem là một loại chủ thể tương đối đặc biệt trong các giao dịch dân sự. Chế định về các hộ gia đình được quy định tại cụ thể tại các điều luật trong Bộ luật dân sự.

Tuy nhiên, chưa có một văn bản quy phạm pháp luật cụ thể nào quy định chi tiết về các điều kiện cần và đủ về “hộ gia đình” và theo như thực tiễn cho thấy thì những giao dịch liên quan tới hộ gia đình thường khá phức tạp, khó xử lý và gây nên khó khăn cho chính các thành viên hộ gia đình và công chứng viên khi chứng nhận các giao dịch có liên quan đến họ.

>>> Chủ thể của hợp đồng cho thuê tài sản là ai? Gọi ngay: 1900.633.727

Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê

Đây chính là một trong các nghĩa vụ của bên cho thuê tài sản.

Bên cho thuê tài sản cần phải bảo đảm được tài sản đem đi cho thuê trong tình trạng ổn định như đã thỏa thuận, phù hợp với các mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; cần phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ trường hợp những hư hỏng nhỏ mà theo tập quán thì bên thuê phải tự mình sửa chữa, nhưng vẫn phải tuân theo đúng quy định của pháp luật.

hop-dong-thue-tai-san

Trường hợp tài sản cho thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không phải là do lỗi của bên thuê thì bên thuê tài sản có quyền yêu cầu bên cho thuê thực hiện một số các biện pháp sau đây:

– Sửa chữa tài sản thuê;

– Giảm giá cho thuê;

– Đổi lại tài sản khác hoặc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bên còn lại phải bồi thường thiệt hại, nếu như tài sản thuê có khuyết tật mà bên thuê không biết hoặc tài sản thuê không thể sửa chữa được mà do đó mục đích cho thuê không đạt được.

Trường hợp bên cho thuê đã được thông báo mà không thực hiện việc sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời thì bên thuê sẽ có quyền tự mình sửa chữa tài sản thuê với mức chi phí hợp lý nhất, nhưng phải báo cho bên cho thuê và có quyền yêu cầu bên cho thuê thanh toán chi phí sửa chữa tài sản thuê đó.

>>> Nghĩa vụ bảo đảm giá trị sử dụng của tài sản thuê là gì? Gọi ngay: 1900.633.727

Mẫu hợp đồng thuê tài sản

 

HỢP ĐỒNG THUÊ TÀI SẢN

(Số: ……………./HĐTTS)

 

Hôm nay, ngày …………. tháng …………. năm …………….., Tại …………………………………………..

Chúng tôi gồm có:

Bên cho thuê (Bên A): …………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………

Điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………….

Fax: ………………………………………………………………………………………………………………….

Mã số thuế: …………………………………………………………………………………………………………

Tài khoản số: ……………………………………………………………………………………………………….

Do ông (bà): ………………………………………………………………………………………………………..

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………… làm đại diện.

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

  1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: …………… cấp ngày ……………………… tại …………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

Cùng vợ là bà: ……………………………………………………………………………………………………

Ông (Bà): …………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày ………………………… tại ………………..

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ……………….

………………………………………………………………………………………………………………………

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).

  1. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày …………… tại ………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên: …………………………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày ………………………… tại ………………..

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện: …………………………………………………………………………………………

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày ………………………… tại …………………..

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú): ………………….

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ngày …………… do …………………… lập.

  1. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: …………………………………………………………………………………………………………

Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………………….

Quyết định thành lập số: ngày …. tháng               ……. năm …… do …………………. cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ngày ……… tháng …….. năm …….. do …………………..cấp.

Số Fax: ……………………………………………………………………………………………………………..

Số điện thoại: ………………………………………………………………………………………………………

Họ và tên người đại diện: …………………………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh nhân dân số: ………………………. cấp ngày ………………. tại ………………………………

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……… ngày ………. do ………………. lập.

 

Bên thuê (Bên B): …………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………

Fax: …………………………………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế: ………………………………………………………………………………………………………….

Tài khoản số: ………………………………………………………………………………………………………..

Do ông (bà): …………………………………………………………………………………………………………

Chức vụ: …………………………………………………………………………………………….. làm đại diện.

Hoặc có thể chọn một trong các chủ thể sau:

  1. Chủ thể là vợ chồng:

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày …………….. tại …………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

Cùng vợ là bà: …………………………………………………………………………………………………….

Ông (Bà): ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………… cấp ngày ………………………… tại ………………..

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

………………………………………………………………………………………………………………………

(Trường hợp vợ chồng có hộ khẩu thường trú khác nhau, thì ghi hộ khẩu thường trú của từng người).

  1. Chủ thể là hộ gia đình:

Họ và tên chủ hộ: ………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: …………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: …………………… cấp ngày ……………….. tại ……………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

Các thành viên của hộ gia đình:

Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………….

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………… cấp ngày ………………… tại ………………………………….

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

* Trong trường hợp các chủ thể nêu trên có đại diện thì ghi:

Họ và tên người đại diện: ………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ………………………………………………………………………………………………………….

Chứng minh nhân dân số: ………………… cấp ngày ………………… tại …………………………………

Hộ khẩu thường trú (trường hợp không có hộ khẩu thường trú thì ghi đăng ký tạm trú):

……………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ngày ………………… do …………………

lập.

  1. Chủ thể là tổ chức:

Tên tổ chức: ……………………………………………………………………………………………………….

Trụ sở: ……………………………………………………………………………………………………………..

Quyết định thành lập số: ngày ………………… tháng …… năm ……. do ………………………..… cấp.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ngày ……… tháng …….. năm …….. do …………………..cấp.

Số Fax: ………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên người đại diện: ………………………………………………………………………………………….

Chức vụ: ……………………………………………………………………………………………………………..

Sinh ngày: ……………………………………………………………………………………………………………

Chứng minh nhân dân số: ………………………. cấp ngày ………………. tại ………………………………

Theo giấy ủy quyền (trường hợp đại diện theo ủy quyền) số: ……… ngày ………. do ………………. lập.

Hai bên cùng thỏa thuận ký hợp đồng với những nội dung sau:

 

ĐIỀU 1: TÀI SẢN THUÊ 

Mô tả cụ thể các chi tiết về tài sản thuê và giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng, quyền thuê của Bên A đối với tài sản thuê.

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

ĐIỀU 2: THỜI HẠN THUÊ

Thời hạn thuê tài sản nêu trên là .………….., kể từ ngày                     

 

ĐIỀU 3: MỤC ĐÍCH THUÊ

Bên B sử dụng tài sản thuê nêu trên vào mục đích:

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………

 

ĐIỀU 4: GIÁ THUÊ VÀ PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN  

4.1. Giá thuê tài sản nêu trên là: .…………………………… (bằng chữ………………………………………)

4.2. Phương thức thanh toán như sau: …………………………………………………………………………

4.3. Việc giao và nhận số tiền nêu trên do hai bên tự thực hiện và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

 

ĐIỀU 5: PHƯƠNG THỨC GIAO, TRẢ LẠI TÀI SẢN THUÊ

5.1. Phương thức giao:

………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………..

5.2. Trả lại tài sản

a) Bên B phải trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thoả thuận; nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên.

b) Trong trường hợp tài sản thuê là động sản thì địa điểm trả lại tài sản thuê là nơi cư trú hoặc trụ sở của bên A, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

c) Trong trường hợp tài sản thuê là gia súc, bên B phải trả lại gia súc đã thuê và cả gia súc được sinh ra trong thời gian thuê, nếu không có thoả thuận khác. Bên A phải thanh toán chi phí chăm sóc gia súc được sinh ra cho bên B.

d) Khi bên B chậm trả tài sản thuê thì bên A có quyền yêu cầu bên B trả lại tài sản thuê và trả tiền thuê trong thời gian chậm trả và phải bồi thường thiệt hại; bên B phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê, nếu có thoả thuận.

e) Bên B phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuê trong thời gian chậm trả.

 

ĐIỀU 6: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN A

6.1. Bên A có các nghĩa vụ sau đây:

a) Giao tài sản cho bên B đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng và đúng thời điểm, địa điểm đã thỏa thuận và cung cấp những thông tin cần thiết về việc sử dụng tài sản đó;

b) Bảo đảm tài sản thuê trong tình trạng như đã thỏa thuận, phù hợp với mục đích thuê trong suốt thời gian cho thuê; phải sửa chữa những hư hỏng, khuyết tật của tài sản thuê, trừ hư hỏng nhỏ mà theo tập quán bên B phải tự sửa chữa.

c) Thanh toán chi phí sửa chữa trường hợp bên B tự sửa chữa tài sản thuê sau khi đã thông báo mà bên A không sửa chữa hoặc sửa chữa không kịp thời.

d) Bảo đảm quyền sử dụng tài sản ổn định cho bên B.

e) Thông báo cho bên B về quyền của người thứ ba (nếu có) đối với tài sản thuê.

f) Các thỏa thuận khác.

6.2. Bên A có các quyền sau đây:

a) Nhận đủ tiền thuê tài sản theo phương thức đã thỏa thuận;

b) Khi hết hạn hợp đồng, nhận lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận, nếu giá trị của tài sản thuê bị giảm sút so với tình trạng khi nhận thì bên A có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ hao mòn tự nhiên;

c) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu Bên B có một trong các hành vi sau đây:

– Không trả tiền thuê trong ba kỳ liên tiếp trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác;

– Sử dụng tài sản thuê không đúng mục đích, công dụng của tài sản;

– Làm tài sản thuê mất mát, hư hỏng;

– Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại mà không có sự đồng ý của Bên A;

  1. d) Các thỏa thuận khác.

 

ĐIỀU 7: NGHĨA VỤ VÀ QUYỀN CỦA BÊN B  

7.1. Bên B có các nghĩa vụ sau đây:

a) Bảo quản tài sản thuê như tài sản của chính mình, phải bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ, không được thay đổi tình trạng tài sản, cho thuê lại tài sản nếu không có sự đồng ý của bên A; nếu làm mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường;

b) Sử dụng tài sản thuê đúng công dụng, mục đích của tài sản;

c) Trả đủ tiền thuê tài sản đúng thời hạn theo phương thức đã thỏa thuận;

d) Trả lại tài sản thuê trong tình trạng như khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên hoặc theo đúng như tình trạng đã thỏa thuận; bên B phải trả tiền phạt vi phạm do chậm trả tài sản thuê nếu có thỏa thuận; bên B phải chịu rủi ro xảy ra đối với tài sản thuế trong thời gian chậm trả;

e) Các thỏa thuận khác.

7.2. Bên B có các quyền sau đây:

a) Nhận tài sản thuê theo đúng thỏa thuận;

b) Yêu cầu bên A sửa chữa, giảm giá thuê hoặc hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại trong trường hợp bên A chậm giao tài sản;

c) Cho thuê lại tài sản đã thuê, nếu được bên A đồng ý;

d) Yêu cầu bên A sửa chữa tài sản, giảm giá thuê, đổi tài sản khác trong trường hợp tài sản thuê bị giảm sút giá trị sử dụng mà không do lỗi của bên B;

e) Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu:

– Bên A chậm giao tài sản hoặc giao tài sản thuê không đúng chất lượng như thỏa thuận;

– Bên A chậm giao tài sản theo thỏa thuận gây thiệt hại cho bên B;

– Bên A giao tài sản thuê không đúng số lượng, chất lượng, chủng loại, tình trạng như thỏa thuận;

– Tài sản thuê không thể sửa chữa, do đó mục đích thuê không đạt được hoặc tài sản thuê có khuyết tật mà bên B không biết;

– Có tranh chấp về quyền sở hữu đối với tài sản thuê mà bên B không được sử dụng tài sản ổn định;

– Yêu cầu bên A phải thanh toán chi phí hợp lý về việc sửa chữa hoặc làm tăng giá trị tài sản thuê (nếu có thỏa thuận);

  1. f) Các thỏa thuận khác.

 

ĐIỀU 8: VIỆC NỘP LỆ PHÍ CÔNG CHỨNG

Lệ phí công chứng liên quan đến việc thuê tài sản theo hợp đồng này do bên ….. chịu trách nhiệm nộp.

 

ĐIỀU 9: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện hợp đồng mà phát sinh tranh chấp, các bên cùng nhau thương lượng giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được, thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.  

 

ĐIỀU 10: HIỆU LỰC CỦA HỢP ĐỒNG

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ………………………. đến ngày ……… tháng …….. năm ……..

Hợp đồng được lập thành ………. (………..) bản, mỗi bên giữ một bản và có giá trị như nhau.

 

                   ĐẠI DIỆN BÊN A                                        ĐẠI DIỆN BÊN B

                          Chức vụ                                                     Chức vụ

                 (Ký tên, đóng dấu)                                       (Ký tên, đóng dấu)

 

 

Ghi chú:

(1) Trường hợp các bên không thỏa thuận hoặc không thể xác định được theo mục đích thuê thì hợp đồng thuê hết thời hạn khi bên thuê đã đạt được mục đích thuê;

(2) Ghi rõ:

– Thỏa thuận về việc giao, trả tài sản thuê;

– Yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu tài sản thuê bị giảm sút (nếu có);

– Địa điểm trả lại tài sản thuê là động sản;

– Các điều kiện nếu bên B chậm trả lại tài sản thuê;

hop-dong-thue-tai-san

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về hợp đồng sử dụng khi thuê tài sản? Gọi ngay: 1900.633.727

Vừa rồi là toàn bộ kiến thức pháp luật liên quan đến loại hợp đồng thuê tài sản đã được chúng tôi tích cực tìm hiểu và nghiên cứu để cung cấp thông tin mới nhất đến với các bạn. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa các câu hỏi cũng như các ý kiến đóng góp. Đừng quên liên hệ với chúng tôi qua số hotline của Tổng Đài Tư Vấn 1900.633.727 để được tư vấn, giúp đỡ một cách nhanh nhất. 

  1900633727