Biên bản vi phạm hành chính mới nhất năm 2023

van-phong-luat-su-binh-dương

Biên bản vi phạm hành chính lập khi nào? Trường hợp nào sử dụng biên bản này? Ngày nay, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã quá quen thuộc với những biên bản xử phạt vi phạm hành chính. Đối với những hành vi vi phạm hành chính, các biên bản xử phạt vi phạm sẽ được người có thẩm quyền lập ra, hay gặp nhất có lẽ là biên bản xử phạt vi phạm giao thông đường bộ. Tuy nhiên, một số bộ phận người dân vẫn chưa hiểu rõ hết về những quy định của biên bản vi phạm. 

Trong bài viết này, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp đến bạn đọc những vấn đề liên quan dến biên bản xử phạt. Trong quá trình tìm hiểu, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí biên bản xử phạt vi phạm giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp xử lý vi phạm hành chính có lập biên bản?

Căn cứ theo Điều 57 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012, cần phải  lập biên bản xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không thuộc trường hợp: 

  • Phạt cảnh cáo; 
  • Phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000 đồng, còn đối với tổ chức là 500.000 đồng. 

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

Việc xử phạt vi phạm hành chính nếu có lập biên bản phải được người có thẩm quyền xử phạt lập thành một bộ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính. Hồ sơ phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật. Hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:

  • Biên bản xử phạt vi phạm hành chính;
  • Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
  • Tài liệu, giấy tờ minh chứng liên quan;
  • Bắt buộc phải được đánh bút lục.

>>> Xem thêm: Gia hạn giấy phép lao động khi nào? Giải đáp thắc mắc nhanh chóng

Việc lập văn bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào?

Việc lập biên bản vi phạm hành chính được quy định cụ thể trong Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 sửa đổi, bổ sung năm 2020. Theo đó, việc lập biên bản quy định như sau:

  • Khi phát hiện một hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải lập tức kịp thời lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, trừ những trường hợp xử phạt không cần phải lập biên bản (khoản 1 Điều 56);
  • Việc vi phạm hành chính xảy ra trên các loại phương tiện như tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người có thẩm quyền tại thời điểm đó là chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng hay trưởng tàu có trách nhiệm thực hiện việc lập biên bản và chuyển lại cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa đáp xuống sân bay, cập bến hay dừng tại nhà ga;
  • Địa điểm lập biên bản vi phạm phải là ngay tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản được lập tại trụ sở cơ quan có thẩm quyền hay địa điểm khác thì phải nêu rõ lý do;
  • Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất là 02 bản, phải có chữ ký của người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký xác nhận. Trường hợp tổ chức có người vi phạm nhưng đại diện tổ chức vi phạm không chịu ký vào biên bản thì phải thay thế bằng chữ ký của đại diện cấp xã tại địa phương nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc ít nhất 1 người chứng kiến để xác nhận về việc cá nhân, tổ chức vi phạm nhưng không ký vào biên bản. Trường hợp nếu không có chữ ký của đại diện cơ quan có thẩm quyền cấp xã hoặc người chứng kiến thì phải nêu lý do cụ thể vào biên bản;
  • Sau khi lập xong biên bản xử phạt vi phạm hành chính thì cần được giao lại cho các cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền quản lý của người lập biên bản thì biên bản xử phạt và các tài liệu khác liên quan phải được chuyển giao lại cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời gian tối đa là 24 giờ kể từ thời điểm lập biên bản, trừ trường hợp lập biên bản vi phạm trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa,…;
  • Trường hợp biên bản xử phạt vi phạm hành chính có chứa những lỗi sai sót hoặc chưa đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc hay hành vi vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định mức phạt; 
  • Biên bản vi phạm hành chính còn có thể được soạn và gửi bằng phương thức điện tử đối với những người có thẩm quyền xử phạt đáp ứng đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật. Ngoài ra, biên bản phải được lập theo đúng trình tự, thủ tục, nội dung và hình thức như pháp luật đã quy định.

Như vậy, nếu không rơi vào trường hợp không cần lập biên bản đối với hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền xử lý vi phạm cần lập biên bản kịp thời và đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

>>> Văn bản vi phạm hành chính được pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Mẫu Biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật?

Mẫu văn bản vi phạm hành chính được quy định trong Phụ lục của Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

TÊN CƠ QUAN CHỦ QUẢN
TÊN CƠ QUAN LẬP BIÊN BẢN
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số:…/BB-VPHC …, ngày … tháng … năm …

BIÊN BẢN VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Về …………………………………………………………..

Căn cứ ………………………………………………………………………………………………………………. 

Hôm nay, hồi … giờ … ngày … tháng … năm ………., tại  ……………………………………………..

Chúng tôi gồm:…………………………………………………………………………………………………….

Với sự chứng kiến của:…………………………………………………………………………………………

Tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với:

Ông (Bà)/Tổ chức: ………………………………………………………………………………………………..

Ngày … tháng … năm sinh ………… Quốc tịch: ……………………………………………………………

Nghề nghiệp/lĩnh vực hoạt động: ……………………………………………………………………………..

Địa chỉ:………………………………………………………………………………………………………………..

Giấy CMND hoặc hộ chiếu số: ……………………………………

Cấp ngày: …………………………. Nơi cấp: …………………………………………………………………..

Đã có các hành vi vi phạm hành chính: …………………………………………………………………….

Được quy định tại………………………………………………………………………………………………..

Cá nhân/tổ chức bị thiệt hại là:………………………………………………………………………………….

Ý kiến trình bày của cá nhân/đại diện tổ chức vi phạm:

………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………….

Ý kiến trình bày của người chứng kiến:

………………………………………………………………………………………………………………………….

Ý kiến trình bày của cá nhân/tổ chức bị thiệt hại:

………………………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi yêu cầu ông (bà)/tổ chức vi phạm chấm dứt ngay hành vi vi phạm.

Các biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm xử lý vi phạm được áp dụng gồm:

………………………………………………………………………………………………………………………….

Tang vật, phương tiện, giấy tờ bị tạm giữ gồm:

………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

Biên bản lập xong hồi giờ … ngày … tháng … năm …, gồm … tờ, được lập thành … bản có nội dung, giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản.

Lý do không ký biên bản: ……………………………………………………………………………………….

Cá nhân/Tổ chức vi phạm gửi văn bản yêu cầu được giải trình đến ông/bà ……………………………………… trước ngày … tháng … năm ………. để thực hiện quyền giải trình.

 

NGƯỜI HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM
(Ký, ghi rõ họ tên) 
NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký, ghi rõ họ tên)
NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
ĐẠI DIỆN CHÍNH QUYỀN
(Ký, ghi rõ chức vụ, họ tên)
NGƯỜI BỊ THIỆT HẠI
(Ký, ghi rõ họ tên)

>>> Liên hệ luật sư đến lấy mẫu văn bản vi phạm hành chính mới nhất hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Hướng dẫn soạn thảo Mẫu biên bản vi phạm hành chính

Nội dung Mẫu biên bản vi phạm hành chính được hướng dẫn soạn thảo như sau:

Ghi tên cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản ngang với quốc hiệu, tiêu ngữ;

– Ghi tên lĩnh vực. phạm vi quản lý của nhà nước;

– Ghi địa điểm lập biên bản – nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính hoặc trụ sở cơ quan làm việc của người có thẩm quyền lập biên bản;

– Ghi đầy đủ các căn cứ, chứng từ cho việc lập biên bản như: kết quả ghi nhận, thiết bị kỹ thuật giúp phát hiện hành vi vi phạm,…;

– Trường hợp cá nhân vi phạm/ người đại diện tổ chức vi phạm nhưng trốn tránh không đến ký xác nhận thì người lập biên bản cần mời đến ít nhất 2 người chứng kiến đến để làm chứng;

– Ghi chép đầy đủ thông tin cá nhân của người đại diện theo pháp luật, chủ doanh nghiệp hay người đứng đầu của tổ chức không phải doanh nghiệp;

– Tường trình tóm tắt lại sự việc, hành vi vi phạm xảy ra như thế nào theo ngày giờ tháng năm và địa điểm xảy ra vi phạm;

– Ghi rõ điều, khoản, điều của nghị định hay luật quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi đó trong lĩnh vực cụ thể;

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

– Ghi đầy đủ họ tên, thông tin cá nhân của người bị thiệt hại; còn đối với tổ chức thì ghi thông tin của người đại diện tổ chức;

– Đưa ra đầy đủ các biện pháp ngăn chặn và đảm bảo hành vi vi phạm hành chính đã được xử lý;

– Ghi cụ thể thời hạn giải quyết vụ việc;

– Ghi đầy đủ họ tên của cá nhân vi phạm/ người đại diện của tổ chức vi phạm. Nếu cá nhân là người chưa thành niên thì phải gửi 01 biên bản xử lý vi phạm hành chính đến cha/mẹ hoặc người giám hộ;

– Ghi họ tên, chức vụ làm việc của người có thẩm quyền xử phạt;

– Nếu có trường hợp phát sinh ngoài pháp luật quy định thì phải nêu lý do rõ ràng trong văn bản. 

>>> Hướng dẫn soạn thảo Mẫu văn bản vi phạm hành chính? Gọi ngay: 1900.6174

Các nội dung liên quan đến lập biên bản vi phạm hành chính và một số vấn đề cần lưu ý

*Thủ tục, trình tự lập biên bản vi phạm hành chính: 

Bước 1: Xác định hành vi vi phạm hành chính và thẩm quyền của người lập biên bản 

Người có thẩm quyền dựa trên các căn cứ, tài liệu và đối chiếu với các quy định của pháp luật hiện hành để xác định hành vi này có phải hành vi vi phạm hành chính hay không. 

Khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính trên thuộc lĩnh vực, phạm vi mình quản lý thì người có thẩm quyền đang thi hành công vụ cần kịp thời lập biên bản, trừ những trường hợp không cần lập biên bản. Trường hợp nếu hành vi vi phạm được phát hiện nhờ các phương tiện kỹ thuật thì người có thẩm quyền phải ngay lập tức lập biên bản xử phạt.

Bước 2: Lập biên bản xử lý vi phạm hành chính

Biên bản xử lý vi phạm hành chính cần lập ra ít nhất 02 bản bao gồm các nội dung cơ bản như:

  • Thời gian, địa điểm lập biên bản;
  • Họ tên, chức vụ người lập biên bản;
  • Họ tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm/tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;
  • Thời gian, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm;
  • Biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm và việc đảm bảo đã xử lý;
  • Hiện trạng tang vật/phương tiện tạm giữ;
  • Lời khai của người vi phạm/người đại diện tổ chức;
  • Họ tên, lời khai của người chứng kiến;
  • Thời hạn giải trình;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận giải trình.

Bước 3: Ký xác nhận 

Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất là 02 bản, phải có chữ ký của người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký xác nhận. 

Trường hợp tổ chức có người vi phạm nhưng đại diện tổ chức vi phạm không chịu ký vào biên bản thì phải thay thế bằng chữ ký của đại diện cấp xã tại địa phương nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc ít nhất 1 người chứng kiến để xác nhận về việc cá nhân, tổ chức vi phạm nhưng không ký vào biên bản. Trường hợp nếu không có chữ ký của đại diện cơ quan có thẩm quyền cấp xã hoặc người chứng kiến thì phải nêu lý do cụ thể vào biên bản.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí biên bản xử phạt vi phạm giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

Bước 4: Giao biên bản 

Biên bản vi phạm hành chính sau khi lập xong thì cần được giao lại cho các cá nhân/tổ chức vi phạm hành chính 01 bản.

Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền quản lý của người lập biên bản thì biên bản xử phạt và các tài liệu khác liên quan phải được chuyển giao lại cho người có thẩm quyền xử phạt trong thời gian tối đa là 24 giờ kể từ thời điểm lập biên bản, trừ trường hợp lập biên bản vi phạm trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa,…;

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền còn phải gửi 01 bản biên bản vi phạm đến cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

* Một số vấn đề cần lưu ý: 

Thứ nhất, biên bản hành chính không chỉ là biên bản ghi nhận lại quá trình diễn biến hành vi mà còn xác định xem liệu hành vi đó có phải là hành vi vi phạm hành chính hay không và ảnh hưởng đến cả quyết định xử phạt. Do đó, biên bản vi phạm hành chính cần phải được lập, soạn thảo một cách cụ thể, rõ ràng đi với các thông tin, số liệu chính xác.

Thứ hai, không lập biên bản vi phạm đối với những trường hợp vi phạm hành chính xử phạt tại chỗ nhưng không cần lập biên bản (theo Điều 56 Luật Xử phạt vi phạm hành chính).

Thứ ba, chỉ lập biên bản vi phạm và ra quyết định xử phạt một lần đối với một hành vi. Trường hợp hành vi vi phạm đã bị lập biên bản nhưng chưa ra quyết định xử phạt mà vẫn cố tình tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm đó thì ngay lập tức người có thẩm quyền phải áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo vệ để chấm dứt được hành vi vi phạm đó. Khi ra quyết định xử phạt trong trường hợp này, người có thẩm quyền có thể áp dụng những tình tiết tiếp tục cố tình vi phạm để tăng mức phạt. 

Thứ tư, trường hợp biên bản xử phạt vi phạm hành chính có chứa những lỗi sai sót hoặc chưa đầy đủ, chính xác theo quy định của pháp luật (Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính) thì cơ quan có thẩm quyền phải có trách nhiệm tiến hành xác minh tình tiết của vụ việc hay hành vi vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định mức phạt.

Thứ năm, đối với các hành vi vi phạm có dấu hiệu vi phạm hành chính nhưng không thuộc thẩm quyền lập biên bản hoặc không thuộc lĩnh vực, phạm vi quản lý của mình thì trách nhiệm của người đang thi hành công vụ có thẩm quyền là phải lập biên bản làm việc để ghi nhận sự việc và chuyển lên người có thẩm quyền trong lĩnh vực đó.

Thứ sáu, người có thẩm quyền lập biên bản trong quá trình chuyển giao hồ sơ hay biên bản vi phạm hành chính mắc lỗi sai sót về hồ sơ hay chuyển giao biên bản không đúng thời hạn ảnh hưởng đến thời hạn ra quyết định xử phạt thì bị xử phạt theo quy định của pháp luật. 

>>> Xem thêm: Quan hệ pháp luật là gì? Yếu tố cấu thành nên quan hệ pháp luật

Tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính có phải lập biên bản ?

Theo quy định tại khoản 9 Điều 125 Luật xử phạt vi phạm hành chính, trong mọi trường hợp khi cá nhân đã bị tạm giữ phương tiện vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền đang tạm giữ phương tiện phải lập tức lập văn bản, nếu đã tạm giữ xe mà không lập biên bản thì được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

Trường hợp người thi hành công vụ tạm giữ phương tiện của người tham gia giao thông mà không lập biên bản thì người đang bị tạm giữ phương tiện có thể làm đơn khiếu nại về hành vi này theo quy định của pháp luật. 

bien-ban-vi-pham-hanh-chinh

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí biên bản xử phạt vi phạm giao thông? Gọi ngay: 1900.6174

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Biên bản vi phạm hành chính.Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 1900.6174 để được tư vấn nhanh nhất.

 

  1900633727