Muốn ly hôn nhưng thương con, có nên ly hôn không hay tiếp tục chung sống vì con? Có nên ly hôn khi con còn nhỏ không? Điều kiện và quá trình giải quyết ly hôn được quy định như thế nào? Bài viết sau đây của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp một số vấn đề về muốn ly hôn nhưng thương con chính xác, nhanh chóng nhất. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình tìm kiếm thông tin, hãy kết nối trực tiếp với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!
Muốn ly hôn nhưng thương con, có nên ly hôn không hay tiếp tục chung sống vì con?
Chị Hồng (Bắc Ninh) có câu hỏi:
“Tôi và chồng kết hôn từ năm 2017. Chúng tôi có với nhau 01 con trai năm nay cháu 05 năm tuổi. Sau khi kết hôn, chúng tôi vẫn sống với nhau hạnh phúc, anh cũng hay giúp đỡ tôi công việc nhà. Nhưng từ khi dịch bệnh bùng phát, tôi bị mất việc làm, công việc của chồng tôi cũng không được thuận lợi như trước, kinh tế gia đình lâm vào cảnh khó khăn, con cái còn đang tuổi ăn, tuổi lớn nên chi tiêu cũng tốn.
Từ đó, anh hay cáu gắt, thường xuyên rượu chè, rồi chửi bới, quát mắng và không quan tâm đến con, anh thay đổi như một con người khác hoàn toàn khác trước đây. Tôi đã khuyên nhủ rất nhiều lần và họp gia đình hai bên để khuyên nhủ anh nhưng không có chuyển biến. Tôi đã mang con đã dọn ra ngoài ở riêng. Hiện tại tôi muốn bỏ chồng nhưng thương con còn nhỏ và sợ cháu thiếu thốn tình thương của cha. Xin Luật sư tư vấn tôi nên tiếp tục hay chấm dứt cuộc hôn nhân này?”
>> Luật sư tư vấn chính xác, muốn ly hôn nhưng thương con thì có nên ly hôn không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hồng, về vấn đề hôn nhân và gia đình của chị chúng tôi đã nắm bắt được. Đối với vấn đề của chị mong muốn bỏ chồng nhưng thương con, Tổng đài tư vấn xin giải đáp như sau:
Theo tâm lý thông thường, mọi người đều có suy nghĩ rằng con cái được sống chung với cả bố và mẹ thì sẽ có được hạnh phúc. Và điều này sẽ đúng đối với trường hợp cả vợ và chồng luôn yêu thương, có và hiểu trách nhiệm và nghĩa vụ của mình khi có con và trong vấn đề chăm sóc, nuôi dưỡng con cái khôn lớn, trưởng thành.
Đặt trong trường hợp của chị, chồng chị tức là bố của con chị lại thường xuyên rượu chè, về đến nhà lại có hành vi chửi bới, quát mắng vợ, không còn quan tâm nhiều đến chị và cháu. Hai người cảm thấy bất đồng quan điểm, không khí gia đình luôn trong tình trạng căng thẳng thì cũng sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của con trai chị.
Trẻ con luôn rất nhạy cảm. Khi phải chứng kiến cảnh bố mẹ thường xuyên cãi vã thì chắc chắn con sẽ bị ảnh hưởng phần nào đến tâm lý và hành động. Hơn nữa, chị đã nhiều lần tha thứ, cam chịu với hành động của chồng, muốn ly hôn nhưng thương con nên chị còn phân vân, điều này sẽ khiến cho cháu có nhận thức rằng phụ nữ sẽ không có bất cứ quyền phản kháng nào trong gia đình, luôn là người phải cam chịu mọi nỗi lầm. Xu hướng nhận thức này là hoàn toàn sai lầm.
Khi chị đã có nhiều lần nhắc nhở, thậm chí đã họp gia đình hai bên nội ngoại để cùng khuyên nhủ như chồng chị rồi đâu vẫn quay lại đấy. Vậy chị nghĩ sau khi chị quay trở lại thì bản tính của chồng có thay đổi được không, chị có cách nào để chồng chị tự mình thay đổi được bản chất tính cách của mình không? Hãy tự mình trả lời câu hỏi đó thì chị sẽ có được câu trả lời đúng đắn nhất cho câu hỏi muốn ly hôn nhưng thương con thì nên ly hôn hay sống vì con.
Vấn đề ly hôn đã và đang là vấn đề rất phức tạp, nhất là khi đã có con. Theo tâm lý thông thường thì bố mẹ nào cũng thương con của mình nên chị đang suy nghĩ rất nhiều và rất muốn ly hôn nhưng thương con nên còn chần chừ. Nếu trong trường hợp, chị có cách giúp chồng mình thay đổi bản tính, bỏ hết rượu chè thì lúc đó hai vợ chồng hãy ngồi lại với nhau, thỏa thuận và cùng xem xét rằng có nên tiếp tục hôn nhân hay không.
Ngược lại, nếu chị không đưa ra được phương án nào để thay đổi tính cách của chồng thì chị hãy dũng cảm và đưa quyết định ly hôn để giúp mọi người xung quanh và đặc biệt là con của chị được hạnh phúc khi không phải ngày ngày chứng kiến cảnh bố mẹ mình cãi vã. Ly hôn sẽ khiến cho con, gia đình của chị và mọi người xung quanh đau buồn trong 1 thời gian ngắn, nhưng nếu chị vẫn tiếp tục mối quan hệ hôn nhân này thì mọi người sẽ phải chịu theo đó suốt khoảng thời gian tiếp theo.
Như vậy, nếu cảm thấy bản thân không đủ hạnh phúc và không còn có cách nào có thể quay lại trong cuộc hôn nhân này thì hãy tìm cách để giải quyết chúng. Đối với câu hỏi muốn ly hôn nhưng thương con, chị Hồng có thể thực hiện ly hôn với chồng theo những căn cứ chúng tôi đã nêu trên. Trong trường hợp còn bất kỳ vướng mắc nào liên quan, hãy liên hệ đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn hôn nhân gia đình nhanh chóng nhất!
Nỗi đau của những đứa trẻ khi cha mẹ ly hôn
>> Luật sư chia sẻ nỗi đau của những đứa trẻ khi cha mẹ ly hôn, liên hệ ngay 1900.6174
Thứ nhất, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 của Việt Nam thì trẻ em tù đủ 07 tuổi mà có cha, mẹ ly hôn thì Tòa sẽ triệu tập trẻ lên Tòa hỏi ý kiến, mong muốn ở với cha hay mẹ sau khi họ ly hôn. Khi đó, trẻ em chưa thể nhận thức hết được Tòa án là gì, ly hôn là gì, vẫn chưa hiểu được vấn đề nhưng vẫn được cha, mẹ đưa lên Tòa để lấy ý kiến, để làm chứng và trình bày với Tòa án những vấn đề mà chúng chưa chắc đã hiểu là có khách quan và công bằng hay không? Trong một số trường hợp, trẻ em chỉ nói theo ý kiến của cha hoặc mẹ dặn dò trước khi đến Tòa án mà không biết được rằng lời nói của mình là một trong những cơ sở để cho Tòa án đưa ra quyết định lựa chọn tước đi một quyền trực tiếp nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ đối với chính mình.
Thứ hai trong trường hợp cặp vợ chồng có nhiều con chung, buộc phải chia quyền trực tiếp nuôi con chung, thì việc ly hôn cũng làm ảnh hưởng đến tình cảm anh chị em ruột. Bởi chúng phải sống xa nhau và không có nhiều những kỷ niệm đẹp chung với nhau, sự cô đơn, sự thiếu vắng tình cảm trọn vẹn của các thành viên trong gia đình. Nếu không có đủ sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc tốt của cha mẹ đang nuôi dưỡng, còn làm mất đi sự gắn kết giữa các anh chị em ruột sau này về cả tính cách, lối sống, tâm lý của trẻ và sự phân biệt.
Thứ ba, những trẻ có cha, mẹ sau khi ly hôn, sẽ có những câu hỏi cho cha mẹ, nhưng cha mẹ không thể trả lời. Và chính những đứa trẻ này phải tự nhận thức, tự tìm hiểu và trả lời theo thời gian. Việc trẻ hỏi thể hiện việc chúng khao khát, có cả cha lẫn mẹ, và nhận được tình thương yêu, sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ, Những thiếu thốn về tinh thần này sẽ kéo dài suốt trong quá trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ mà không ai bù đắp được. Đặc biệt là, nó không thể bù đắp được bằng vật chất, tiền bạc.
Thứ tư, trong trường hợp những đứa trẻ bị một bên cha hoặc mẹ người nuôi dưỡng trực tiếp “tẩy não” chúng (nếu có). Tức là, vì nhiều lý do mà cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi con thường hay nói xấu về bên còn lại và nói xấu về gia đình họ hàng của người không ở với con khiến chúng càng xa lánh và đánh mất đi sự tôn trọng với một bên cha mẹ của mình. Hoặc có thể là cắt đứt mọi liên hệ với một bên cha hoặc mẹ của mình (người không trực tiếp nuôi dưỡng).
Thứ năm, trong trường hợp những trẻ có cha mẹ ly hôn, sau đó cha hoặc mẹ của chúng tiếp tục tái hôn. Khi đó, cha mẹ ai cũng có cuộc sống riêng, gia đình riêng để quan tâm chăm sóc, và ít quan tâm chăm sóc cho những đứa con riêng của mình cả về tinh thần, thời gian và vật chất. Còn nếu những đứa trẻ này chẳng may bị hành hạ và bị hắt hủi thì đây thực sự là bất hạnh. Những đứa trẻ này rất dễ có suy nghĩ tiêu cực hoặc bỏ nhà ra đi và rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội.
Cuối cùng, khi những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn lớn lên, kịp nhận ra và hiểu được thế nào là ly hôn, khi đó đã mất đi cả một tuổi thơ có cha lẫn mẹ hồn nhiên bình thường như bao đứa trẻ khác. Khi cảm nhận được thì chỉ biết tự trách số phận mình mà không thể đổ lỗi cho cha hoặc cho mẹ. Khi đã ra ở riêng, và mỗi dịp Tết đến xuân về, ngày nghỉ, ngày lễ muốn về thăm cha mẹ, nhưng cũng phải cân nhắc là về thăm cha, hãy về thăm mẹ? còn muốn về thăm cả hai thì không được vì cha mẹ sinh sống xa cách nhau và điều kiện thời gian, xe cộ không cho phép. Không về thì mang tiếng là bất hiếu, mà về thì bên trọng, bên khinh.
Trên đây là một số những tổn thương mà con trẻ có thể gặp phải khi có cha mẹ ly hôn.
4 lời khuyên giúp vợ chồng ly hôn văn minh, không ảnh hưởng đến con
>> Luật sư tư vấn cách ly hôn văn minh, không ảnh hưởng đến con, gọi ngay 1900.6174
Một số lời khuyên giúp vợ chồng ly hôn văn minh, không ảnh hưởng đến con cái gồm:
Hãy để quá trình ly hôn diễn ra trong sự riêng tư nhất có thể
Quá trình ly hôn diễn ra trong sự riêng tư nhất có thể để ưu tiên chăm sóc sức khoẻ tinh thần, và những tổn thương tâm lý mà bạn và trẻ em có thể gánh chịu trong thời điểm khó khăn.
Khi đang trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn, bạn không nên thay đổi tình trạng hôn nhân trên tài khoản mạng xã hội cho đến khi có phán quyết cuối cùng của tòa án để tránh những ý kiến trái chiều vô tình khiến sự việc trở nên phức tạp.
Không nói xấu người cũ
Không nói xấu người cũ là một quy tắc quan trọng trong văn hoá ly hôn đối với cặp đôi hậu chia tay. Khi bạn không thể hàn gắn hoặc chung sống với nhau nữa, ai đúng ai sai đã không còn quan trọng, vì vậy hãy cư xử với nhau bằng phép lịch sự tối thiểu và văn minh.
Thỏa thuận phân chia tài sản
Một trong những vấn đề quan trọng trong vụ/việc ly hôn là vấn đề phân chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Theo đó, hai bên hãy tìm cách trao đổi và tự thoả thuận phân chia tài sản sao cho công bằng, hợp tình, hợp lý để quá trình giải quyết trong riêng tư nhất và giữ hình ảnh, sự lịch sự trong mắt của đối phương.
Việc tính toán hoặc phân chia không công bằng trong việc phân chia tài sản khi ly hôn hoặc dùng biện pháp khác để trả đũa nhau chỉ làm dẫn đến hậu quả những cuộc tranh cãi, đấu tố lâu dài.
Gìn giữ hình ảnh đẹp trong mắt con
Giữ gìn hình ảnh đẹp trong mắt con, cùng nhau nuôi dạy con cái trưởng thành là điều quan trọng và là nghĩa vụ của cha, mẹ sau khi ly hôn. Hai bên hãy thống nhất quan điểm cuộc hôn nhân của bố mẹ không thành công nhưng tình yêu thương, quan tâm của bố mẹ dành cho con không bao giờ thay đổi.
Có nên ly hôn khi con còn nhỏ không?
Anh Hồ (Đà Lạt) có câu hỏi:
“Tôi và vợ quen nhau được 01 tháng thì chúng tôi tiến đến hôn nhân. Sau 04 năm chung sống với nhau, chúng tôi có với nhau 01 con gái, cháu năm nay 27 tháng.
Hiện tại, tôi cảm thấy cuộc hôn nhân này quá chán nản và không còn tình cảm với gia đình. Theo tôi tìm hiểu, pháp luật Việt Nam về hôn nhân và gia đình quy định thì con dưới 36 tháng tuổi thì không đủ điều kiện để ly hôn. Điều này khiến tôi rất lo lắng vì vợ tôi chưa có công việc ổn định, con còn nhỏ mà hay quát mắng con nên tôi muốn giành quyền nuôi con để giúp con để cháu có cuộc sống tốt đẹp hơn.
Hiện, tôi rất muốn ly hôn nhưng thương con còn nhỏ. Vậy, khi ly hôn thì phần trăm tôi giành được quyền nuôi cháu có cao không?
>> Luật sư tư vấn chính xác có nên ly hôn khi con còn nhỏ không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hồ! Đối với vấn đề của anh mong muốn bỏ vợ nhưng thương con còn nhỏ, Luật sư tư vấn như sau:
Về điều kiện ly hôn:
Khi làm đơn ly hôn thuận tình thì vợ chồng anh cần phải thỏa thuận với nhau về những vấn đề sau đây:
– Quan hệ hôn nhân: Khi ly hôn thì cả vợ và chồng phải cùng nhau đồng ý chấm dứt quan hệ hôn nhân của mình.
– Về con chung: Khi ly hôn, hai vợ chồng cần thỏa thuận trước với nhau về việc sau khi ly hôn thì ai sẽ là người trực tiếp nuôi dưỡng, giáo dục con đến khi con trưởng thành.
– Về tài sản chung: Tài sản chung của hai vợ chồng là bao nhiêu, gồm những tài sản nào,… phân chia như thế nào?
– Về công nợ chung: Hai vợ chồng cùng xem xét lại vấn đề công nợ (có nợ chung hay không, nếu có thì số nợ đó là bao nhiêu, sau khi ly hôn thì ai có nghĩa vụ phải trả nợ,…).
Trong trường hợp của anh , con của anh đã được 27 tháng tuổi tức là cháu đang dưới 36 tháng nên quyền nuôi con sẽ do mẹ trực tiếp nuôi. Tuy nhiên, nếu trước đó vợ chồng có thỏa thuận trước về quyền nuôi con thì khi tiến hành ly hôn, tòa án sẽ đồng ý với quyết định thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp cả hai bên không thỏa thuận về vấn đề con chung được thì quyền nuôi con sẽ được quyết định hoàn toàn bởi tòa án.
Về vấn đề anh Hồ muốn giành quyền nuôi con vì vợ không có đủ điều kiện kinh tế, tinh thần, tình cảm để trực tiếp nuôi con thì anh có thể đưa ra bằng chứng để chứng minh những sự việc trên là đúng sự thật, rồi gửi lên tòa, Tòa án sẽ căn cứ vào bằng chứng đó để ra quyết định nuôi con cho anh.
Trên đây là giải đáp của Tổng đài tư vấn về vấn đề giành quyền nuôi con khi con chưa đủ 36 tháng tuổi, nếu anh còn bất kỳ câu hỏi nào khác có liên quan, hãy liên hệ Luật sư của chúng tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!
Điều kiện và quá trình giải quyết ly hôn được quy định như thế nào?
Chị Hòa (Thanh Hóa) có câu hỏi:
“Tôi và chồng kết hôn được 07 năm, chúng tôi có 02 người con chung. Trước khi kết hôn, chồng tôi là một người hòa đồng, biết quan tâm và chia sẻ với người khác và làm việc chăm chỉ. Tuy nhiên, sau khi kết hôn anh thay đổi hoàn toàn, luôn đánh đập và có những lời lẽ xúc phạm tôi.
Hơn nữa, tôi phát hiện ra, anh còn cá cược bóng đá; thua cược chồng tôi về nhà đòi tiền để trả nợ, nhưng gia đình tôi cũng không khá giả gì. Lương của tôi đủ để chi trả sinh hoạt trong gia đình, cộng thêm lương của anh để chi trả tiền học phí và sinh hoạt của các con, một phần lương của hai vợ chồng dùng để tiết kiệm.
Sau khi dùng hết tiền tiết kiệm vẫn chưa trả hết nợ, anh đòi tiền và đánh đập vợ con. Rất nhiều lần tôi đã tha thứ cho anh, có lần tôi đem con bỏ về nhà ngoại, anh có đến xin lỗi và hứa sẽ sửa đổi nhưng khi tôi về nhà thì anh vẫn chứng nào tật nấy. Hiện tại, tôi rất muốn ly hôn với chồng nhưng tôi vẫn thương hai con còn nhỏ? Nếu tôi muốn ly hôn thì tôi phải làm thế nào? Và tôi cần những điều kiện gì và quá trình giải quyết ly hôn như thế nào?”
>> Luật sư tư vấn điều kiện ly hôn và quá trình giải quyết ly hôn theo quy định pháp luật, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hòa, về vấn đề của chị, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Thứ nhất, về thủ tục giải quyết ly hôn
Thời hạn giải quyết đơn ly hôn: kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ ly hôn, nếu hồ sơ hợp lệ thì trong thời hạn là 05 ngày, tòa án sẽ tiến hành thụ lý vụ án ly hôn và thông báo cho anh về án phí ly hôn (300.000 đồng).
Kể từ ngày nhận được thông báo đơn ly hôn đã được thụ lý, trong thời hạn 15 ngày, hai vợ chồng anh có trách nhiệm nộp án phí cho cơ quan thi hành án.
Thông thường, mỗi vụ ly hôn sẽ có thời hạn giải quyết là 04 tháng để tiến hành chuẩn bị xét xử. Trong thời gian 04 tháng này, tòa án sẽ mở phiên hòa giải để tiến hành hòa giải cho hai vợ chồng anh. Trong trường hợp hai vợ chồng hòa giải không thành công, tòa án sẽ bắt đầu tiến hành xử lý vụ án ly hôn theo quy định của pháp luật. Tính từ ngày phiên tòa hòa giải không thành, trong thời hạn là 07 ngày, tòa án sẽ ra quyết định và công nhận việc ly hôn của vợ chồng anh.
Thứ hai, về việc phân chia tài sản chung khi ly hôn
Về vấn đề tài sản chung của vợ chồng (Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014):
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định của pháp luật; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
2. Trường hợp tài sản chung của vợ chồng nhưng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung của vợ chồng.
Bên cạnh đó, tài sản chung của vợ chồng được quy định như sau (Khoản 2 Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014):
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau:
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi xét đến hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi ông sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
Ngoài ra, tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Như vậy, tài sản chung của vợ chồng là tài sản của vợ và chồng cùng nhau tạo ra do quá trình lao động, sản xuất kinh doanh. Tài sản chung của vợ chồng cũng sẽ thuộc sự sở hữu của cả hai người và được dùng để đảm bảo nhu cầu của gia đình, phục nhu nhu cầu sinh hoạt của các thành viên. Trước khi đến tòa án giải quyết, vợ chồng anh có thể tự thương lượng phân chia tài sản chung. Trong trường hợp hai bên không thể tự giải quyết được thì anh tất cả sẽ được tòa án ra quyết định giải quyết về vấn đề tài sản.
Trên đây là tư vấn của Luật sư về điều kiện ly hôn và quá trình giải quyết thủ tục ly hôn theo quy định của pháp luật. Trong quá trình tham khảo nội dung, nếu chị Hòa còn bất kỳ vướng mắc nào khác có liên quan, hãy liên hệ ngay đến tổng đài 1900.6174 để được tư vấn pháp luật nhanh chóng, cụ thể nhất!
Luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn tại Tổng Đài Tư Vấn
>> Liên hệ Luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Tổng đài tư vấn của chúng tôi tư vấn và giải quyết các vấn đề có liên quan đến hôn nhân và gia đình:
– Tổng đài sở hữu đội ngũ Luật sư có 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn trên thực tế sẽ giúp đỡ các bạn bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp tối đa khi phân chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
– Luật sư tại Tổng đài chúng tôi sẽ giải quyết vấn đề giành quyền ly hôn sao cho phù hợp nhất với quyền và lợi ích hợp pháp của con
– Chúng tôi cam kết tư vấn tận tình, giúp giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng
– Khi giải quyết vấn đề, các luật sư sẽ đưa ra căn cứ bằng pháp luật để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình huống đang gặp phải.
Như vậy, trong trường hợp bạn cần Luật sư giải đáp về vấn đề muốn ly hôn nhưng thương con thì có nên ly hôn không hoặc Luật sư hỗ trợ về giải quyết ly hôn, hãy liên hệ với Luật sư qua tổng đài 1900.6174
Trên đây là những chia sẻ của Tổng Đài Tư Vấn về ly hôn nhưng vẫn thương con. Mọi thông tin chia sẻ trong bài viết đều trên cơ sở quy định của pháp luật và hy vọng chúng sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin pháp lý hữu ích. Mọi ý kiến thắc mắc vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900.6174 để được tư vấn hỗ trợ nhanh và chính xác nhất.