Hòa giải tranh chấp đất đai gồm mấy bước? Thủ tục ra sao?

văn phòng luật sư quận 5

Hòa giải tranh chấp đất đai là một bước quan trọng và thường được Nhà nước khuyến khích tiến hành. Vậy thủ tục hòa giải có bắt buộc không? Thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai được tiến hành như thế nào? Bài viết dưới đây của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp đến cho bạn đầy đủ những thông tin để hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ trình bày chi tiết về quá trình hòa giải tranh chấp đất đai và những điều cần lưu ý trong quá trình này. Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với Luật sư thông qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Thực trạng hòa giải tranh chấp đất đai?

Ngày nay, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai đang là vấn đề được người sử dụng đất rất quan tâm và thường chú trọng cụ thể vào:

Các dạng tranh chấp đất đai

Do đặc thù về điều kiện lịch sử, địa lý của Việt Nam cho nên các tranh chấp về đất đai xuất phát từ nhiều nguyên nhân và có nhiều loại tranh chấp khác nhau.

Thông thường, có 02 loại tranh chấp, đó là tranh chấp đất đai và tranh chấp liên quan đến đất đai. Tranh chấp đất đai là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai bên hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai, nghĩa là xác định xem ai được quyền sử dụng đất, được quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013.

hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Tranh chấp liên quan đến đất đai là việc tranh chấp về quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong quan hệ dân sự liên quan đến đất đai như giao dịch, di sản thừa kế, tài sản chung là quyền sử dụng đất. Tranh chấp đất đai thường có những dạng dưới đây: 

– Tranh chấp để xác định chủ thể có quyền sử dụng đất 

– Tranh chấp về ranh giới thửa đất giữa các chủ thể sử dụng đất liền kề

– Tranh chấp về lối đi chung. 

Trong các dạng tranh chấp đất đai thì tranh chấp về xác định chủ thể có quyền sử dụng đất là phức tạp, phổ biến và còn nhiều khó khăn

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai hương hỏa giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật

Sự ảnh hưởng của hoạt động quản lý đất đai đến việc giải quyết tranh chấp đất đai

Việc khắc phục sự ảnh hưởng từ hoạt động quản lý đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc cần phải làm để hướng đến nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp cũng như hiệu quả công tác quản lý đất đai trong giai đoạn tới.

Nguyên nhân dẫn đến bao gồm:

Thứ nhất, sự quản lý còn yếu kém và kéo dài của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về đất đai trong việc lưu trữ, quản lý hồ sơ. Ngoài ra, một số cơ quan tình trạng thất lạc hồ sơ về thửa đất xảy ra, lưu trữ không đầy đủ những tài liệu dẫn đến làm gián đoạn thông tin của quá trình sử dụng đất, thông tin trong hồ sơ về thửa đất bị thiếu và không chính xác vì vậy không thể cập nhật được di biến động về thửa đất.

Thực trạng này xuất phát từ cơ quan quản lý về đất đai trong những quy định, cách làm không hợp lý cụ thể: 

– Chậm hoàn thiện trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân, doanh nghiệp

– Có sự nhầm lẫn trong việc cấp sổ đỏ

– Giao đất không cụ thể trên thực địa, không rõ ranh giới, chồng lấn trong quá trình giao đất

– Không xác định đầy đủ được những thành viên trong quá trình cấp giấy giấy chứng nhận cho hộ gia đình

– Yêu cầu bắt buộc phải ghi cả tên vợ hoặc chồng trong hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân

– Cung cấp thông tin cho đương sự, cơ quan giải quyết tranh chấp không kịp thời, thiếu chính xác dẫn đến hồ sơ về thửa đất không đảm bảo độ tin cậy, gây trở ngại cho việc giải quyết  các vụ tranh chấp về đất đai nhanh chóng và chính xác.

Thứ hai, hiện nay chính sách pháp luật về đất đai thay đổi liên tục và nhanh chóng và mỗi lần thay đổi thường không có các quy định của pháp luật rõ ràng các quan hệ đất đai hình thành trên thực tế trong các thời đoạn đó, tạo ra những điểm mờ trong quan hệ về đất đai, điều này dẫn đến cách hiểu và vận dụng quy định pháp luật đất đai chưa được đồng bộ, chưa được thống nhất ở các cơ quan quản lý đất đai trên cả nước.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không?

Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, Nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở.

Thế nhưng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP như sau:

– Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì coi là chưa đáp ứng đủ điều kiện khởi kiện. Lúc này, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 192 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì Thẩm phán sẽ trả lại đơn khởi kiện.

– Đối với tranh chấp khác có liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất, tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất không phải là điều kiện để khởi kiện vụ án

Như vậy, chỉ với trường hợp tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất một trong các hình thức tranh chấp đất đai thì mới bắt buộc phải hòa giải trước khi thực hiện thủ tục khởi kiện. 

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu tranh chấp đất đai có bắt buộc phải hòa giải không? Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hướng dẫn giải quyết chi tiết nhất

Nguyên tắc hòa giải tranh chấp đất đai?

Khi tiến hành hòa giải khi tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Một là, việc hòa giải tranh chấp phải phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phải phù hợp với đạo đức xã hội và phong tục, tập quán tốt đẹp của nhân dân; tôn trọng sự tự nguyện của các bên tranh chấp; tuân theo nguyên tắc công khai, dân chủ, kết hợp với thuyết phục, phân tích có lý, có tình.

Ngoài ra việc hòa giải phải tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, không xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích công cộng và chủ động, kịp thời, kiên trì nhằm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật, những hậu quả xấu khác có thể xảy ra.

Hai là, việc hòa giải tranh chấp phải tôn trọng quyền tự do, tự cam kết và thỏa thuận của các bên; đảm bảo phù hợp đạo đức xã hội, phong tục tập quán của nhân dân; việc hòa giải phải phát huy tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong nội bộ nhân dân, quan tâm đến quyền và lợi ích hợp pháp của những đối tượng yếu thế hơn trong xã hội hoặc có những hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Ba là, không được lợi dụng việc hòa giải tranh chấp để ngăn cản các bên bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của pháp luật hoặc trốn tránh việc xử lý vi phạm hành chính, xử lý về hình sự.

Bốn là, kết quả hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã.

Ngoài ta, tại Điều 202 Luật Đất đai năm 2013 có quy định về nguyên tắc như sau: “Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

Năm là, các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp cần phải đảm bảo tính trung lập, độc lập, khách quan, công tư phân minh, rõ ràng. Khi có tranh chấp đất đai phát sinh, các bên tranh chấp thường đưa ra những lý lẽ để bảo vệ quyền, lợi ích và cho rằng phần đúng thuộc về của bản thân, mà lại không nhìn thấy cái sai của mình.

Chính vì vậy, khi tiến hành hòa giải, các thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai phải thật sự công minh, khách quan, đề cao công bằng, lẻ phải, tìm cách thuyết phục để mỗi bên hiểu được cái sai, phân định hài hòa lợi ích của các bên. Tránh trường hợp hòa giải “hình thức” hoặc hòa giải “dĩ hòa vi quý” cho xong việc.

Ngày nay, những tranh chấp đất đai phát sinh rất đa dạng và phức tạp cho nên các thành viên trong Hội đồng hòa giải cần phải nắm vững các nguyên tắc nêu trên, đồng thời không ngừng cập nhật, nâng cao kiến thức về pháp luật, xã hội để công tác hòa giải được phát huy tốt hơn.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí nguyên tắc hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hòa giải tranh chấp đất đai mấy lần?

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai được hiểu là trình tự, thủ tục mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành, qua đó giúp đỡ các bên thỏa thuận với nhau về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Việc hòa giải rất có ý nghĩa quan trọng, vừa đảm bảo tiết kiệm chi phí cho các bên, giảm bớt giai đoạn tố tụng kéo dài, vừa có thể giải quyết triệt để các mâu thuẫn giữa các bên tranh chấp. 

Về vấn đề hòa giải tranh chấp thì hiện nay vẫn không có quy định giới hạn số lần, hay có thể nói một cách khác đây là vụ việc được hòa giải đi, hòa giải lại nhiều lần. Thế nhưng, theo Luật đất đai 2013 quy định thì sau khi có biên bản hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân hoặc gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp đến UBND cấp huyện, cấp tỉnh (tùy vào thẩm quyền).

Chính vì vậy, trên thực tế nếu các bên thực sự muốn giải quyết tranh chấp thì chỉ cần tiến hành hòa giải 1 lần, nếu việc hòa giải không thành thì các bên sẽ thực hiện thủ tục để giải quyết tranh chấp ở các cấp có thẩm quyền khác.

Trên đây là giải đáp của luật sư cho câu Hòa giải khi tranh chấp đất đai mấy lần? Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

Hòa giải tranh chấp đất đai ở đâu? – Thẩm quyền hòa giải khi tranh chấp đất đai?

Căn cứ theo quy định tại Điều 203 Luật Đất đai 2013 thì thẩm quyền hòa giải tranh chấp đất đai thuộc về UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp. 

Trường hợp tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

Thứ nhất, trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong những loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

Thứ hai, trong trường hợp xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc đương sự không có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp đất đai sau đây:

– Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (chủ tịch UBND cấp huyện hoặc chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có đất tranh chấp có thẩm quyền giải quyết)

– Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thẩm quyền hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hòa giải tranh chấp đất đai trong bao lâu?

Thời gian hòa giải tranh chấp đất đai  tại UBND cấp xã theo quy định tại khoản 3 Điều 202 Luật Đất đai 2013 được thực hiện trong thời hạn không được quá 45 ngày, kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí Thời gian hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Mẫu biên bản hòa giải tranh chấp đất đai?

Việc hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận của UBND cấp xã về việc hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

UỶ BAN NHÂN DÂN            CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Xà …….                                                   Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                BIÊN BẢN

Hoà giải tranh chấp đất đai giữa ông (bà)……………. với ông (bà) ….

   Căn cứ theo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất đề ngày …. của ông (bà) ….      Địa chỉ …. …….

   Hôm nay, hồi….giờ….ngày……tháng…..năm…, tại……………, thành phần gồm có:

  1. Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai:

– Ông (bà) ………………….. Chủ tịch Hội đồng, chủ trì

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

– Ông (bà)………………………………..chức vụ…… ……..………

  1. Bên có đơn tranh chấp:

– Ông (bà)…………..chức vụ………….., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………….

  1. Người bị tranh chấp đất đai: .

– Ông (bà)……………….chức vụ……………, đơn vị……….. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND……………..

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  …………………………………………

  1. Người có quyền, lợi ích liên quan (nếu có):

– Ông (bà)………………..chức vụ……………., đơn vị…………. (nếu là tổ chức).

– Ông (bà)…………………………Số CMND………………….

Địa chỉ nơi ở hiện tại:  ………………………………………. .

Nội dung:

– Người chủ trì: Nêu rõ lý do, giới thiệu thành phần tham dự, tư cách tham dự của người tranh chấp, người bị tranh chấp và các cá nhân, tổ chức có liên quan. Công bố nội dung hoà giải, hướng dẫn các bên tham gia hoà giải, cách thức hòa giải để đảm bảo phiên hoà giải có trật tự và hiệu quả.

– Cán bộ địa chính báo cáo tóm tắt kết quả xác minh (lưu ý không nêu hướng hòa giải).

–  Ý kiến của các bên tham gia hoà giải tranh chấp đất đai: người tranh chấp, người bị tranh chấp, người có liên quan và  các thành viên Hội đồng hòa giải.

– Kết luận: Trên cơ sở các ý kiến tại phiên hòa giải kèm theo những thông tin, tài liệu thu thập được, người chủ trì kết luận: 

+ Diện tích đất đang xảy ra tranh chấp có hay không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP 

+ Những nội dung đã được thỏa thuận hoặc không thoả thuận. Trường hợp không thoả thuận được thì ghi cụ thể lý do

+ Hướng dẫn các bên tham gia gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất trong trường hợp hoà giải không thành

+ Trường hợp hòa giải thành thì ghi rõ trong Biên bản: Sau thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà các bên tranh chấp không có ý kiến bằng văn bản về nội dung khác với nội dung đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành hôm nay thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân (cấp xã) sẽ tổ chức thực hiện kết quả hòa giải thành.

   Biên bản đã được đọc lại cho những người có tên nêu trên nghe và ký xác nhận; Biên bản được lập thành … giao cho người tranh chấp, người bị tranh chấp mỗi người một bản và lưu tại UBND … một bản.

         Người chủ trì                                                                   Người ghi biên bản

(ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)                                                        (ký, ghi rõ họ tên)   

Các bên tranh chấp đất đai     Các thành viên Hội đồng hòa giải      

    (Ký, ghi rõ họ tên)                                   (Ký, ghi rõ họ tên)

Các bên có liên quan

    (Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là Mẫu biên bản hòa giải khi tranh chấp đất đai? Nếu anh, chị và các bạn còn thắc mắc về vấn đề này hay cần được giải đáp thêm những vấn đề có liên quan, hãy nhấc máy và gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 được luật sư tư vấn miễn phí và nhanh chóng và kịp thời nhất!

>>> Xem thêm: Hướng dẫn sang tên sổ đỏ không chính chủ, không tìm được chủ cũ

Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai?

Khi tiến hành hòa giải khi tranh chấp đất đai cần tiến hành qua các bước sau:

Bước 1: Sau khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, UBND cấp xã phải thực hiện các công việc sau:

Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân xảy ra tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về những vấn đề như nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất và hiện trạng sử dụng đất

Thành lập Hội đồng hòa giải để thực hiện hòa giải. Thành phần Hội đồng gồm:

– Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND là Chủ tịch Hội đồng hòa giải

– Đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn

– Tổ trưởng tổ dân phố của khu vực đô thị

– Trưởng thôn, ấp của khu vực nông thôn

– Người có uy tín trong dòng họ, ở nơi sinh sống hoặc ở nơi làm việc

– Người có trình độ pháp lý, có kiến thức xã hội

– Già làng, chức sắc tôn giáo, người biết/ chứng kiến rõ vụ việc tranh chấp

– Đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn và biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất tranh chấp đó

– Cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn.

– Tùy từng trường hợp cụ thể, thì có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;

hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

Tổ chức cuộc họp hòa giải cần phải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên của Hội đồng hòa giải tranh chấp và những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Việc hòa giải khi tranh chấp đất đai chỉ được tiến hành khi các bên xảy ra tranh chấp đều có mặt tại phiên họp. Trong trường hợp một trong các bên vắng mặt tại phiên họp hòa giải đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 2: Lập biên bản hòa giải thành hoặc biên bản hòa giải không thành tranh chấp đất đai: 

Căn cứ theo Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 148/2020/NĐ-CP về trường hợp hòa giải:

Trường hợp 1: Hòa giải tranh chấp đất đai thành:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải tranh chấp thành, nếu các bên có ý kiến bằng văn bản khác với nội dung mà trước đó đã thống nhất trong biên bản hòa giải thành thì Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền tổ chức lại cuộc họp Hội đồng hòa giải để xem xét giải quyết đối với ý kiến bổ sung và phải lập biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành.

Trong trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi chủ sử dụng đất, hiện trạng về ranh giới sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải thành đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp theo quy định. 

Trường hợp 2: Hòa giải tranh chấp đất đai không thành:

Nếu hòa giải khi tranh chấp đất đai không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên có sự thay đổi về ý kiến liên quan đến kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn cho các bên thực hiện gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

hoa-giai-tranh-chap-dat-dai

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thủ tục hòa giải khi tranh chấp đất đai. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về hòa giải tranh chấp đất đai. Qua bài viết trên đây, chúng tôi mong sẽ đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc nào, hãy liên hệ đến chung tôi qua số hotline 1900.6174 để được hỗ trợ.

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900252505