Giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không? Có bị khai trừ khỏi Đảng?

giao-vien-sinh-con-thu-3-co-bi-ky-luat-khong

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không? Hiện nay, Nhà nước vẫn luôn quy định chính sách về dân số đối với người dân đó là chỉ nên sinh tối đa 2 con. Tuy nhiên, một phần còn phụ thuộc vào mong muốn đủ nếp đủ tẻ của các gia đình nên vẫn sinh nhiều hơn 2 con đặc biệt trường hợp hộ gia đình đó có người làm giáo viên. Chính vì vậy, trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến quy định sinh con thứ 3 mới nhất đối với giáo viên. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

giao-vien-sinh-con-thu-3-co-bi-ky-luat-khong
Giáo viên sinh con có bị kỷ luật không? Hình thức xử lý như thế nào?

Quy định của pháp luật về tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức?

>> Luật sư tư vấn quy định sinh con thứ 3 mới nhất đối với giáo viên, gọi ngay 1900.6174

Đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức là một trong các hoạt động giúp bảo đảm được cán bộ, công chức, viên chức xác định được kiến thức, trình độ của tại thời điểm vừa qua, nhìn nhận lại những mặt ưu điểm và hạn chế cần khắc phục. Để đảm bảo sự công bằng, khách quan khi đánh giá, xếp loại chất lượng, tại Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau: việc đánh giá phải bảo đảm khách quan, trung thực, căn cứ vào chức trách, nhiệm vụ được giao,…Khi tiến hành đánh giá phải tuân thủ theo các tiêu chí chung như sau:

1. Tiêu chí chính trị, tư tưởng:

– Chấp hành đúng chủ trương, đường lối chính trị của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

– Kiên định với lập trường, có quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng;

– Đặt lợi ích của quốc gia, dân tộc trước các lợi ích riêng;

– Có tinh thần học tập, nghiên cứu, vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;

2. Tiêu chí đạo đức

– Không thực hiện hành vi tham nhũng, quan liêu, hách dịch;

– Lối sống trung thực, giản dị;

– Đoàn kết trong đơn vị, có tinh thần xây dựng, cơ quan trong sạch, vững mạnh;

– Không thực hiện hành vi dung túng cho người thân lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi hay thực hiện hành vi trái pháp luật.

3. Tác phong làm việc

– Có tinh thần, trách nhiệm trong công việc, luôn đổi mới, sáng tạo, linh hoạt khi thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình;

– Phương pháp làm việc dân chủ, đúng nguyên tắc, khoa học;

– Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ với đồng nghiệp, lãnh đạo;

– Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.

4. Kỷ luật nơi làm việc

– Chấp hành theo sự phân công của tổ chức tham gia;

– Chấp hành các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;

– Thực hiện việc kê khai, công khai tài sản, thu nhập theo đúng quy định;

– Báo cáo đầy đủ, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.

5. Kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao

– Đối với cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo, quản lý:

+ Luôn quán triệt, thể chế hóa và thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Duy trì kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan; không để xảy ra các vụ, việc vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật phải xử lý; phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Lãnh đạo, tổ chức kiểm tra, thanh tra, giám sát, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; chỉ đạo, thực hiện công tác cải cách hành chính, công chức tại cơ quan, tổ chức, đơn vị;

+ Xây dựng chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của cơ quan được giao quản lý, phụ trách, trong đó xác định rõ kết quả thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ, lượng hóa bằng sản phẩm cụ thể.

– Đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:

+ Hoàn thành nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc được giao; bảo đảm đúng tiến độ, chất lượng thực hiện nhiệm vụ;

+ Phục vụ nhân dân, doanh nghiệp đối với những vị trí tiếp xúc trực tiếp hoặc trực tiếp giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp với thái độ chuyên nghiệp, nhiệt tình.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay tới số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được tư vấn pháp luật dân sự miễn phí!

Những trường hợp nào không vi phạm quy định sinh con thứ ba?

>> Luật sư tư vấn chính xác các trường hợp vi phạm quy định sinh con thứ 3, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP thì không phải mọi trường hợp sinh con thứ ba đều vi phạm, theo đó, nếu thuộc vào một trong số những trường hợp sau đây thì cán bộ, công chức, viên chức vẫn được sinh con thứ ba mà không vi phạm:

1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu có ít nhất một người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà thuộc trường hợp sinh từ ba con trở lên.

3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh từ hai con trở lên.

4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi.

5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận.

6. Cặp vợ chồng đã có con riêng (con đẻ):

– Sinh một con hoặc hai con, nếu một trong hai người đã có con riêng (con đẻ);

– Sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh, nếu cả hai người đã có con riêng (con đẻ). Quy định này không áp dụng cho trường hợp hai người đã từng có hai con chung trở lên và các con hiện đang còn sống.

7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh.

Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề trường hợp vi phạm sinh con thứ 3 hoặc giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, hãy nhấc điện thoại lên và gọi ngay tới số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được tư vấn pháp luật dân sự miễn phí!

Giáo viên có bị cấm sinh con thứ 3 hay không?

Chị Ngọc Anh (TP Hồ Chí Minh) đưa ra câu hỏi:

“Xin chào Luật sư công ty Luật TNHH Thiên Mã, tôi có vấn đề thắc mắc mong được Luật sư hỗ trợ như sau:

Tôi là Mai Huỳnh Ngọc Anh, tôi đang là giáo viên dạy cấp ba trường trung học phổ thông Hoàng Hiệp tại quận 2 Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang mang thai, tôi đã sinh được 2 con, nghĩa là đây là lần sinh con thứ 3 của tôi, theo như tôi được biết, việc sinh con thứ ba sẽ bị kỷ luật, cho tôi hỏi việc này có đúng hay không? Mong được phía luật sư hỗ trợ giải đáp!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác giáo viên có được sinh con thứ 3 hay không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Ngọc Anh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và liên hệ đến tổng đài tư vấn của chúng tôi! Chúng tôi xin giải đáp vấn đề của chị như sau:

Trước đây, để bảo đảm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, cha mẹ có đủ điều kiện vật chất và tinh thần để chăm sóc con được tốt nhất cho các con của mình, Nhà nước chỉ khuyến khích các cặp vợ chồng nên sinh từ một đến hai con.

Hiện nay, tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm quy định pháp luật về dân số.

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 được sửa đổi, bổ sung 2008 thì mỗi cặp vợ chồng sinh từ một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Theo đó, nếu giáo viên sinh con thứ 3 không thuộc vào trường hợp đặc biệt thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách theo quy định Nghị định 112/2020/NĐ-CP.

Tuy nhiên, quy định này ngoại lệ đối với các trường hợp theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP như sinh lần đầu mà sinh ba con trở lên, đã có một con đẻ, sinh lần hai sinh đôi trở lên,…

Ngoài ra, nếu trong hợp đồng làm việc đã ký của giáo viên có điều khoản quy định thì giáo viên sẽ phải chịu kỷ luật theo hợp đồng đã ký thì giáo viên vẫn phải chấp hành đúng theo quy định này. Tuy nhiên, nếu giáo viên là Đảng viên, trong trường hợp sinh con thứ ba thì căn cứ theo quy định tại Quy định số 102-QĐ/TW năm 2017 về xử phạt hành vi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình với các mức:

– Khiển trách: Sinh con thứ ba;

– Cảnh cáo hoặc cách chức (nếu có chức vụ): Sinh con thứ 3 đã bị khiển trách mà tái phạm hoặc sinh con thứ 4 hoặc gây ra hậu quả nghiêm trọng;

– Khai trừ khỏi Đảng: Sinh con thứ 5 trở lên hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định.

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp chị sinh con thứ 3 thì chị có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách nếu không rơi vào trường hợp ngoại lệ được phép sinh con thứ ba. Ngoài ra, nếu trong hợp đồng chị đã giao kết với công ty có điều khoản cấm sinh con thứ ba thì chị còn có thể bị xử lý theo thỏa thuận trong hợp đồng.

Trong trường hợp chị Ngọc Anh còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, hãy gọi ngay tới số điện thoại của Luật sư của chúng tôi 1900.6174 để được tư vấn pháp luật!

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không?

Chị Thủy Ngân (TP Hồ Chí Minh) đưa ra câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư Tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có vấn đề mong được phía Luật sư hỗ trợ tư vấn như sau:

Tôi là Huỳnh Mai Thủy Ngân, tôi đang là giáo viên trường mầm non Vành Khuyên tại Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang mang thai sinh con thứ ba. Tôi hiện là Đảng viên, cho tôi hỏi đối với trường hợp của tôi có thể bị xử lý kỷ luật như thế nào? Thời hạn kỷ luật ra sao? Tôi có bị khai trừ ra khỏi Đảng hay không?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác trường hợp giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Quy định xử lý kỷ luật đối với giáo viên sinh con thứ 3

Chào chị Thủy Ngân, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của chị đối với vấn đề quy định về xử lý kỷ luật đối với giáo viên sinh con thứ 3 như sau:

Căn cứ theo quy định tại khoản 9 Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP thì sẽ áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức vi phạm quy định pháp luật về dân số. Cụ thể, chị vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 10 Pháp lệnh dân số 2003 được sửa đổi, bổ sung 2008 quy định về trường hợp mỗi cặp vợ chồng sinh từ một hoặc hai con trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định. Theo đó, chị sẽ bị kỷ luật khiển trách nếu chị không rơi vào trường hợp ngoại lệ khi sinh con thứ ba theo quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 18/2011/NĐ-CP như vợ chồng đã có một con đẻ, sinh con lần thứ hai nhưng sinh từ hai con; hay trường hợp vợ chồng sinh con thứ nhất nhưng sinh từ ba con,…

Thời hạn xử lý kỷ luật đối với giáo viên sinh con thứ 3

Vấn đề thứ hai về thời hạn xử lý kỷ luật đối với giáo viên sinh con thứ ba trong trường hợp của chị chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại khoản 8 Điều 2 Luật cán bộ, công chức và viên chức sửa đổi 2019 thì đối với trường hợp kỷ luật khiển trách thì không thực hiện việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm vào chức vụ cao hơn trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực. Theo đó, đối với trường hợp chị vi phạm thì thời hạn xử lý kỷ luật luật của chị không quá 12 tháng. Ngoài ra, nếu chị có thỏa thuận việc xử lý kỷ luật đối với trường học của mình thì thời hạn này căn cứ theo quy định đã thỏa thuận.

Trong trường hợp chị Ngân còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!

nam-2023-giao-vien-sinh-con-thu-3-co-bi-ky-luat-khong
Năm 2023, Giáo viên sinh con thứ ba có bị kỷ luật không? Có bị khai trừ khỏi Đảng không?

Giáo viên sinh con thứ 3 có bị khai trừ khỏi Đảng không?

>> Luật sư tư vấn về hình thức kỷ luật khai trừ khỏi Đảng đối với giáo viên sinh con thứ 3, gọi ngay 1900.6174

Đối với trường hợp khai trừ khỏi Đảng khi giáo viên là Đảng viên sinh con thứ ba thì:

Căn cứ theo quy định tại Quy định số 102-QĐ/TW năm 2017 về xử phạt hành vi vi phạm chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình, trường hợp sinh con thứ 5 hoặc gian dối trong việc cho con đẻ hoặc nhận nuôi con nuôi mà thực chất là con đẻ nhằm cố tình sinh thêm con ngoài quy định thì mới thuộc vào trường hợp khai trừ khỏi Đảng, do đó, đối với trường hợp của chị, chị sinh con thứ 3 thì không bị khai trừ khỏi Đảng.

Trong trường hợp chị Ngân còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không hay có bị khai trừ khỏi Đảng không, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp chính xác nhất!

Chế độ thai sản đối với giáo viên sinh con thứ 3

Chị Nhật Quỳnh (TP Hồ Chí Minh) đưa ra câu hỏi như sau:

“Chào Luật sư tổng đài tư vấn pháp luật, tôi có một vài thắc mắc cần Luật sư hỗ trợ như sau:

Tôi là Mai Nhật Quỳnh, tôi đang làm việc tại trường trung học cơ sở Tân Thiệp thuộc quận Bình Thuận, thành phố Hồ Chí Minh. Tôi đang mang thai con thứ ba, cho tôi hỏi, đối với trường hợp của tôi thì tôi có được hưởng tiền trợ cấp thai sản như thai sản bình thường hay không? Thời gian hưởng chế độ thai sản của của tôi được quy định như thế nào, mức hưởng ra sao?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác chế độ thai sản đối với giáo viên sinh con thứ ba theo quy định, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Xin chào chị Quỳnh! Luật sư của chúng tôi đã tiếp nhận câu hỏi của chị liên quan đến vấn đề giáo viên sinh con thứ 3, Luật sư đưa ra tư vấn cho chị như sau:

Giáo viên sinh con thứ 3 có được hưởng tiền thai sản?

Chào chị Nhật Quỳnh chúng tôi cảm ơn vì chị đã gửi câu hỏi đến Tổng đài tư vấn pháp luật, đối với vấn đề về tiền hưởng thai sản đối với trường chị sinh con thứ ba chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định hiện hành người lao động muốn hưởng chế độ thai sản cần đáp ứng trường hợp:

– Lao động nữ mang thai;

– Lao động nữ sinh con;

– Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

– Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

– Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

– Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

Ngoài ra, người lao động cần đáp ứng điều kiện về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

Hiện tại ngoài các quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì các quy định của pháp luật liên quan không có quy định về trường hợp viên chức sinh con thứ ba không được hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, đối với trường hợp của chị, khi chị sinh con thứ ba nếu chị đáp ứng được các điều kiện được hưởng chế độ thai sản như lao động bình thường khác thì chị vẫn được hưởng chế độ thai sản.

Thời gian hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên sinh con thứ 3

Đối với trường hợp của chị, khi đáp ứng đủ các điều kiện hưởng chế độ thai sản thì khi chị nộp hồ sơ hưởng thì thời gian hưởng chế độ thai sản của chị được xác định như sau: lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Theo đó, thời gian hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con thứ ba thông thường của chị sẽ là 06 tháng.

Mức hưởng chế độ thai sản đối với giáo viên sinh con thứ 3

Đối với trường hợp của chị, chị sẽ được hưởng tiền trợ cấp một lần khi sinh con theo quy định Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 bằng hai lần mức lương cơ sở tại thời điểm sinh con trên một con.

Hiện mức lương cơ sở áp dụng đến hết ngày 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng. Do đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con là: 1,49 triệu đồng x 2 = 2,96 triệu đồng.

Ngoài mức trợ cấp một lần thì chị còn được hưởng tiền trợ cấp thai sản khi sinh con:

Mức hưởng = 100% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH 6 tháng trước khi nghỉ x 6 tháng

Đối với trường hợp chưa đóng đủ 06 tháng thì mức hưởng được tính theo mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng.

Trong trường hợp chị Ngân còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề chế độ thai sản đối với giáo viên khi sinh con thứ 3, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua tổng đài 1900.6174 để được Luật sư hỗ trợ giải đáp chính xác nhất!

Như vậy, nội dung bài viết trên đây của Tổng Đài Tư Vấn đã cung cấp đến bạn những thông tin pháp luật cơ bản về vấn đề giáo viên sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không. Chúng tôi hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp giải đáp những thắc mắc liên quan đến vấn đề này. Nếu trường hợp bạn cần hỗ trợ về hồ sơ, trình tự, thủ tục trong thực tế, hãy nhấc máy gọi đến hotline 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận câu hỏi và giải đáp nhanh chóng, chính xác!

Liên hệ với chúng tôi:

 

Dịch vụ Luật sư tư vấn luật dân sự ⭐️ Chuyên nghiệp – Chính xác
Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900633727