Công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không? Có bị xử lý kỷ luật không? Trường hợp công chức , viên chức sinh con thứ ba có thể bị xử lý kỷ luật với những hình thức nào? Bài viết sau đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp một số vấn đề về công chức viên chức sinh con thứ ba có bị chậm nâng lương không? Nếu bạn còn băn khoăn nào liên quan đến vấn đề này, hãy kết nối trực tiếp với Luật sư qua hotline 1900.633.727 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng!
Chị Hương (Thái Nguyên) có câu hỏi:
“Xin chào luật sư, tôi hiện đang là công chức làm công việc hành chính tại Ủy ban nhân dân xã tại tỉnh Thái Nguyên. Tôi hiện tại có 03 người con. Đứa lớn năm nay 14 tuổi, cháu thứ hai năm nay 10 tuổi, và cháu thứ ba tôi mới sinh năm 2021 là năm nay cháu được 02 tuổi.
Hiện tại, bên phía cơ quan tôi đang bàn bạc và chuẩn bị làm thủ tục ra quyết định về việc tôi sinh con thứ ba. Vậy luật sư cho tôi hỏi có phải là khi công chức, viên chức sinh con thứ ba đều bị kỷ luật hay không? Trong trường hợp bị xử lý kỷ luật thì công chức khi sinh con thứ ba có thể những hình thức nào và tôi có bị chậm tăng lương?”
Trả lời:
Xin chào chị Hương, cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Với câu hỏi của chị, Luật sư đưa ra giải đáp như sau:
Có phải sinh con thứ ba, công chức, viên chức đều bị kỷ luật?
>> Luật sư giải đáp chính xác về công chức, viên chức sinh con thứ 3 có bị kỷ luật không, gọi ngay 1900.633.727
Công chức, viên chức sẽ bị kỷ luật nếu họ vi phạm quy định pháp luật về dân số, hôn nhân và gia đình (căn cứ tại Khoản 9 Điều 8 và Khoản 9 Điều 16 của Nghị định 112/2020/NĐ-CP).
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 1 Pháp luật về dân số sửa đổi năm 2008, vợ chồng có nghĩa vụ sinh một hoặc hai con trừ những trường hợp được quy định tại Điều 2 Nghị định 20/2010/NĐ-CP. Cụ thể là:
-Trường hợp 1: Cả hai vợ chồng hoặc một trong hai bên thuộc dân tộc thiểu số có số dân dưới 10.000 người hoặc có dân tộc đó đang có nguy cơ suy giảm số dân.
– Trường hợp 2: Vợ chồng trong một lần sinh được ba con.
– Trường hợp 3: Vợ chồng trong lần đầu sinh một nhưng lần thứ hai sinh đôi…
Đồng thời, trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính về dân số, về lĩnh vực hôn nhân và gia đình không có quy định nào liên quan đến việc xử phạt hành chính công dân sinh con thứ ba trở lên.
Như vậy, căn cứ các quy định như đã nêu ở trên thì không phải mọi trường hợp công chức, viên chức sinh con thứ ba đều bị kỷ luật. Nếu viên chức, công chức thuộc một trong các trường hợp đặc biệt theo quy định của pháp luật tại Nghị định 20 năm 2010 của Chính phủ như đã nêu trên thì công chức, viên chức dù sinh con thứ ba thì cũng sẽ không bị kỷ luật.
Như vậy, trường hợp của chị Hương thì có thể chị sẽ bị xử lý kỷ luật do cơ quan có thẩm quyền ra quyết định.
Nếu chị Hương còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không hoặc bị xử lý kỷ luật không, hãy liên hệ với Luật sư qua số hotline 1900.633.727 để được tư vấn luật lao động!
Công chức, viên chức sinh con thứ 3 có thể bị xử lý kỷ luật với những hình thức nào?
>> Luật sư tư vấn về hình thức kỷ luật đối với công chức viên chức sinh con thứ 3, gọi ngay 1900.633.727
Quay trở lại câu hỏi của chị Hương về vấn đề công chức, viên chức sinh con thứ ba có thể bị xử lý kỷ luật với những hình thức nào? Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định áp dụng về hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức trong trường hợp sau:
– Viên chức, công chức không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, và đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
– Viên chức, công dân vi phạm quy định của pháp luật về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;
– Viên chức, công chức lợi dụng vị trí công tác của mình nhằm mục đích vụ lợi; viên chức, công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; viên chức, công chức xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;
– Viên chức, công chức không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;
– Viên chức, công chức vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
– Công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;
– Công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;
– Công chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;
– Viên chức, viên chức vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với viên chức có hành vi vi phạm thuộc một trong các trường hợp được nêu sau đây:
– Công chức, viên chức đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với viên chức quản lý hoặc cảnh cáo đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý mà tái phạm;
– Công chức, viên chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định của pháp luật;
– Viên chức quản lý những có hành vi vi phạm lần đầu, và gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định của pháp luật;
– Viên chức, công chức sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tuyển dụng vào cơ quan, tổ chức, đơn vị;
– Viên chức, công chức nghiện ma túy; đối với trường hợp này phải có xác nhận của cơ sở y tế hoặc thông báo của cơ quan có thẩm quyền.
Như vậy, công chức, viên chức sinh con thứ ba thì cơ quan tiến hành áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách, trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì cơ quan có thẩm quyền mới áp dụng hình thức buộc thôi việc đối với công chức, viên chức.
Nếu chị Hương còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không hay hình thức xử lý kỷ luật như thế nào, hãy liên hệ với Luật sư qua số hotline 1900.633.727 để được tư vấn luật miễn phí!
Công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm nâng lương không?
>> Luật sư giải đáp chính xác về công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm nâng không, gọi ngay 1900.633.727
Việc chậm tăng lương của công chức, viên chức được quy định cụ thể tại Thông tư 08/2013/TT-BNV và được tiến hành sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư 03/2021/TT-BNV. Theo đó, công chức, viên chức bị chậm tăng lương nếu thuộc các trường hợp nêu tại Khoản 5 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNV. Cụ thể:
Trong thời gian công chức, viên chức giữ bậc lương hiện hưởng, nếu cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo hoặc đã có quyết định bằng văn bản của cấp có thẩm quyền là họ không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm hoặc bị kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức thì công chức, viên chức bị kéo dài thời gian tính nâng bậc lương thường xuyên so với thời gian quy định tại của pháp luật. Đó là:
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị kéo dài 12 tháng nâng bậc lương đối với các trường hợp nêu sau:
– Cán bộ bị kỷ luật cách chức;
– Công chức bị kỷ luật giáng chức hoặc cách chức;
– Viên chức và người lao động bị kỷ luật cách chức.
Trường hợp cán bộ, viên chức, công chức bị kéo dài 06 tháng nâng bậc lương đối với các trường hợp:
– Cán bộ, công chức và người lao động bị kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo;
– Viên chức bị kỷ luật cảnh cáo;
– Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được cơ quan cấp có thẩm quyền đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao hằng năm; trường hợp trong thời gian giữ bậc có 02 năm không liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ được giao thì mỗi năm không hoàn thành nhiệm vụ được giao bị kéo dài 06 tháng.
Viên chức, công chức bị kéo dài 03 tháng nâng bậc lương đối với viên chức bị kỷ luật khiển trách.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức vừa bị đánh giá và xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao vừa bị kỷ luật thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên là tổng các thời gian bị kéo dài quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, viên chức, công chức bị đánh giá và xếp loại chất lượng làm việc ở mức không hoàn thành nhiệm vụ do bị kỷ luật (cùng một hành vi vi phạm) thì thời gian kéo dài nâng bậc lương thường xuyên tính theo hình thức kỷ luật tương ứng quy định của pháp luật.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là đảng viên bị kỷ luật Đảng: Nếu họ đã có quyết định bị kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật hành chính; nếu cán bộ, viên chức, công chức không có quyết định kỷ luật về hành chính thì thực hiện kéo dài thời gian nâng bậc lương thường xuyên theo hình thức xử lý kỷ luật Đảng tương ứng với các hình thức xử lý kỷ luật hành chính quy định của pháp luật.
Nếu chị Hương còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến công chức viên chức sinh con thứ 3 có bị chậm tăng lương không, hãy liên hệ với Luật sư qua số hotline 1900.633.727 để được tư vấn chính xác nhất!
Trên đây là bài chia sẻ của Luật sư tại Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề công chức viên chức sinh con thứ ba có bị chậm nâng lương không? Mọi ý kiến vướng mắc và đóng góp vui lòng liên hệ ngay 1900.633.727 để được đội ngũ Luật sư hỗ trợ giải đáp nhanh nhất!