Cách giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực như thế nào?

nhan-con-nuoi-co-mat-tien-khong-thu-tu-uu-tien

Ly hôn là điều không ai muốn bởi nó đem lại nhiều hệ lụy, trong đó hệ lụy phổ biến nhất là giành quyền nuôi con chung sau khi ly hôn. Việc chia cắt bố mẹ của những đứa trẻ sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển tâm lý của đứa trẻ đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể, vợ hoặc chồng có hành vi bạo lực dẫn đến cuộc sống hôn nhân lâm vào tình trạng nghiêm trọng, từ đó dẫn đến việc ly hôn của các cặp vợ chồng. Việc giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực hiện nay nhận được rất nhiều sự quan tâm bởi lẽ đây là vấn đề quyết định về việc phát triển của đứa trẻ. Ngay trong bài viết dưới, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp một số thông tin liên quan đến việc ly hôn và giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực một cách chính xác nhất. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật sư qua hotline 1900.633.727 để được Luật sư hỗ trợ kịp thời!

>> Luật sư hỗ trợ giải quyết ly hôn khi chồng bạo lực gia đình, con cái nhanh nhất, gọi ngay 1900.633.727

gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-bao-luc-nhu-the-nao
Cách giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực như thế nào?

Có được giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực không?

Chị Ngọc Vân (hiện sinh sống tại TP. Đà Lạt) có câu hỏi như sau:

“Thưa Luật sư, tôi có vấn đề thắc mắc cần được Luật sư hỗ trợ, giải đáp cho tôi:

Tôi và chồng hiện tại (anh Tài) đã kết hôn được 4 năm, trong suốt thời kỳ hôn nhân anh Tài không ngừng chửi bới, đánh đập tôi rất nhiều lần. Có lần vì bị đánh đập quá nặng nên tôi phải nhập viện để điều trị và tôi cũng đã nhiều lần bỏ về nhà mẹ vợ nhưng vẫn không thể chấm dứt được tình trạng bị bạo lực như vậy. Vì không thể tiếp tục chịu đựng được nữa, tôi có nói với anh Tài rằng tôi sẽ ly hôn với anh Tài, nhưng anh Tài không đồng ý và anh ấy đe dọa rằng sẽ không phân chia tài sản cho tôi, tôi và anh Tài hiện đang có tài sản chung là căn nhà, mảnh đất được cha mẹ chồng tôi cho hai vợ chồng. Ngoài ra, tôi và chồng có con chung được 7 tuổi và anh ấy nói rằng nếu tôi ly hôn thì anh ấy sẽ dành quyền nuôi con và không cho tôi gặp mặt con.

Vậy Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này tôi có thể ly hôn đơn phương với chồng tôi không? Nếu ly hôn đơn phương thì tài sản chung giữa tôi và anh Tài được phân chia như thế nào? Sau khi ly hôn thì ai có quyền được nuôi con tôi? Rất mong nhận được phản hồi sớm thì phía Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác có được giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực không, gọi ngay 1900.633.727

Trả lời:

Cảm ơn chị Ngọc Vân đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Theo thông tin chị Ngọc Vân cung cấp, dựa theo quy định pháp luật hiện hành về vấn đề này, Luật sư đưa ra câu trả lời cho chị như sau:

Thứ nhất, về hành vi bạo lực gia đình. Căn cứ theo khoản 2 Điều 1 Luật Phòng chống bạo lực gia đình năm 2007 quy định về hành vi bạo lực gia đình như sau: “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.”

Theo như lời trình bày của chị Ngọc Vân, thì chồng chị trong suốt thời kỳ hôn nhân đã có hành vi đánh đập, chửi mắng chị dẫn đến chị phải nhập viện, điều này ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần của chị.

Thứ hai, về việc yêu cầu ly hôn đơn phương từ một bên. Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về trường hợp ly hôn đơn phương nếu một bên yêu cầu ly hôn mà đã hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án sẽ giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thứ ba, về vấn đề tài sản chung của vợ chồng chị trong thời kỳ hôn nhân. Căn cứ theo Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau: Theo nguyên tắc thì tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi nhưng sẽ dựa vào các yếu tố sau: (i) hoàn cảnh của gia đình, công sức đóng góp của vợ chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung, lỗi của các bên trong vấn đề vi phạm nghĩa vụ vợ, chồng. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì sẽ được chia theo giá trị, bên nào nhận tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.

Thứ tư, về việc nuôi con sau khi ly hôn. Căn cứ theo Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định về việc sau khi ly hôn, vợ chồng có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, trông nom con chưa thành niên hoặc con đã thành niên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không còn khả năng lao động và không có tài sản riêng để tự nuôi mình. Tòa án sẽ ưu tiên về vấn đề thỏa thuận nuôi con chung sau khi ly hôn, tuy nhiên trong trường hợp các bên không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ giao con cho một bên trực tiếp nuôi dưỡng dựa vào quyền lợi của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Nếu con dưới 36 tháng thì sẽ giao con cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng chăm sóc hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Tổng hợp lại tất cả các quy định trên, chồng của chị đã có hành vi bạo lực gia đình dẫn đến ảnh hưởng về thể chất lẫn tinh thần của chị. Trong trường hợp chồng chị không muốn ly hôn thì chị vẫn có thể nộp đơn ly hôn đơn phương tại Tòa án cấp quận/huyện nơi chồng chị hiện đang cư trú để giải quyết việc ly hôn đơn phương. Về phần tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân sau khi ly hôn theo nguyên tắc chung sẽ được được chia đôi nhưng cũng sẽ dựa vào một số yếu tố như công sức đóng góp vào khối tài sản chung, lỗi của các bên trong việc vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ vợ chồng. Về con chung, hiện tại con chung của anh chị được 4 tuổi, do đó Tòa án sẽ không xem xét ý kiến của con mà Tòa án sẽ dựa vào điều kiện thực tế của các bên để giao đứa con để nuôi dưỡng.

Trong trường hợp chị Vân còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.633.727 để được tư vấn luật hôn nhân gia đình miễn phí!

>> Xem thêm: Cách giành quyền nuôi con khi chồng nhậu nhẹt sau khi ly hôn

co-duoc-gianh-quyen-nuoi-con-khi-chong-bao-luc-khong
Có được giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực không?

Thủ tục ly hôn và cách giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực, ngược đãi

Chị Thanh Hà sống tại TP. Hà Nội có câu hỏi như sau:

“Chào các Anh/Chị Luật sư, tôi có một câu hỏi cần được các Anh/Chị Luật sư giải đáp như sau: Tôi và người chồng hiện tại đã kết hôn được 5 năm nhưng dạo gần đây tôi và anh ấy không còn tình cảm nữa do tôi phát hiện rằng anh ấy ngoại tình và thường xuyên nhậu nhẹt và mỗi khi về nhà anh ấy đánh đập, chửi mắng rất thậm tệ. Tôi và anh ấy có đứa con chung được 3 tuổi và con tôi phải chứng kiến cảnh bạo hành gia đình và nhiều lúc chồng tôi đánh tôi và đứa bé. Không thể chịu đựng nổi nữa nên bây giờ tôi muốn ly hôn có cách nào để tôi giành quyền nuôi con khi chồng có hành vi bạo lực gia đình không?

Mong phía Anh/Chị Luật sư có thể tư vấn cho tôi về thành phần giấy tờ, trình tự ly hôn và giành quyền nuôi con khi chồng tôi bạo lực, tôi xin chân thành cảm ơn!”

 

>> Luật sư hỗ trợ giải quyết ly hôn và giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực nhanh chóng, hiệu quả, gọi ngay 1900.633.727

Luật sư tư vấn Hôn nhân gia đình trả lời:

Chào chị Hà chúng tôi cảm ơn chị đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, với vấn đề của chị chúng tôi đưa ra giải đáp như sau:

Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện

Thứ nhất, chồng chị đã có hành vi bạo lực chị trong thời kỳ hôn nhân dẫn đến chị bị ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần. Căn cứ theo Điều 56 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì chị có thể nộp đơn yêu cầu ly hôn đơn phương nếu có căn cứ người chồng hoặc vợ có hành vi bạo lực gia đình làm cho đời sống hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng và mục đích của hôn nhân không đạt được.

Thứ hai, về thành phần hồ sơ để khởi kiện. Dựa vào quy định của pháp luật hiện hành chị cần chuẩn bị hồ sơ như sau để phục vụ cho việc khởi kiện ly hôn đơn phương. Chi tiết thành phần hồ sơ như sau:

+ Đơn xin ly hôn đơn phương theo Mẫu số 23-DS ban hành tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP;

+ Bản chính giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;

+ Bản sao có công chứng, chứng thực của chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân của hai vợ chồng

+ Bản sao có chứng thực của sổ hộ khẩu của hai vợ chồng;

+ Bản sao có công chứng, chứng thực của giấy khai sinh đứa con chung;

+ Các giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu của tài sản (bao gồm tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và tài sản riêng)

Trong trường hợp của chị, chị muốn ly hôn đơn phương do chồng của chị có hành vi bạo lực gia đình ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của chị và dẫn đến mục đích của cuộc sống hôn nhân không đạt được. Chị có thể bổ sung thêm một số chứng cứ khi chồng chị bạo hành như đoạn video ghi lại cảnh bạo hành hoặc trong trường hợp chị bị bạo hành dẫn đến phải nhập viện thì có thể đưa ra các giấy tờ thanh toán viện phí về việc chữa các vết thương về bạo hành.

Ngoài ra, khi chị muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn chị có thể đưa ra chứng cứ chứng minh về điều kiện về mặt vật chất và tinh thần như mức thu nhập hằng tháng, lối sống lành mạnh,…để Tòa án có thể xem xét và giao con cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc.

>> Xem thêm: Chồng ngoại tình có nên ly hôn? Cách giải quyết khi chồng ngoại tình

Trình tự thủ tục giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực, ngược đãi

Chị Thanh Hà cần thực hiện các trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực theo các bước dưới đây:

– Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ các thành phần hồ sơ được quy định pháp luật.

– Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, chị tiến hành nộp hồ sơ tại Tòa án cấp quận/huyện nơi chồng của chị đang cư trú.

– Bước 3: Sau khi Tòa án nhận đầy đủ hồ sơ thì Tòa án sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí cho chị.

– Bước 4: Sau khi nhận được thông báo tiền tạm ứng án phí, chị tiến hành đi đến Chi cục thi hành án dân sự cấp quận/huyện để nộp tiền tạm ứng án phí trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

– Bước 5: Sau khi Tòa án nhận được tiền tạm ứng án phí, Tòa án sẽ thụ lý đơn ly hôn của chị kể từ thời điểm chị nộp biên lai đã đóng tiền tạm ứng án phí. Sau đó Tòa án sẽ thực hiện thủ tục hòa giải.

+ Trong trường hợp hòa giải thành: Tòa án lập biên bản hòa giải thành và sau 07 ngày các đương sự không thay đổi ý kiến thì Tòa án ra quyết định công nhận hòa giải thành và quyết định này có hiệu lực ngay và không được kháng cáo kháng nghị.

+ Trong trường hợp hòa giải không thành: Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải không thành và đưa vụ việc ra xét xử.

Do chị Thanh Hà muốn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn, thì chị Thanh Hà cần đưa ra một số minh chứng, chứng cứ để chứng minh rằng chị có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ như thu nhập hằng tháng, lối sống lành mạnh,…

Thứ nhất, các bằng chứng chứng minh thu nhập để đảm bảo nuôi dưỡng đứa trẻ. Yếu tố về vật chất để nuôi dưỡng đứa trẻ là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án căn cứ vào để quyết định ai sẽ là người có đủ điều kiện để nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ. Chính vì vậy, người đứng ra trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện về mặt vật chất. Dưới đây là những nhu cầu tối thiểu để chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ:

– Nhu cầu về nơi ở ổn định;

– Nhu cầu về ăn, uống đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng;

– Nhu cầu về được mặc quần áo đầy đủ;

– Nhu cầu được đi học đầy đủ;

– Nhu cầu được tham gia các hoạt động vui chơi để phát triển về mặt tinh thần.

Thứ hai, bằng chứng về thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Trong trường hợp bạn có tình trạng tài chính ổn định nhưng không có thời gian để chăm sóc, nuôi dưỡng vui chơi cùng con thì Tòa án cũng sẽ cân nhắc về việc giao đứa con cho chị trực tiếp nuôi dưỡng. Để chứng minh rằng chị có thời gian để chăm sóc, gần gũi con chị phải chứng minh một số vấn đề sau đây:

– Về thời gian làm việc hằng tuần, hằng tháng của chị. Trong một tuần, chị có thể dành thời gian rảnh của mình bao nhiêu để nuôi dưỡng, vui chơi, chăm sóc cho con.

– Về tính chất công việc, công việc hiện tại của chị có phải thường xuyên đi làm xa nhà hay không?

Thứ ba, bằng chứng về hành vi có lỗi của bên còn lại trong thời kỳ hôn nhân. Theo như chị trình bày, trong thời kỳ hôn nhân chồng chị đã có hành vi bạo lực gia đình, cụ thể là chửi mắng, đánh đập làm tổn hại đến sức khỏe, tinh thần của chị. Chị cần đưa ra một số bằng chứng để chứng minh chồng chị có hành vi bạo lực. Việc chứng minh bên còn lại có hành vi bạo lực góp phần Tòa án ra quyết định sẽ giao đứa con cho bên nào trực tiếp nuôi dưỡng. Việc nuôi dưỡng, chăm sóc đứa trẻ rất quan trọng, nếu bên nào có hành vi bạo lực khi mà nuôi dưỡng, chăm sóc đứa con sẽ làm ảnh hưởng đến việc phát triển, hình thành tính cách của đứa trẻ. Chị có thể cung cấp một số bằng chứng như video ghi lại cảnh bạo lực gia đình hoặc giấy tờ chứng minh về tình trạng thương tích do chồng chị bạo lực.

Trên đây là toàn bộ thông tin tư vấn của Luật sư chúng tôi về hồ sơ khởi kiện, trình tự, thủ tục giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực cũng như một số bằng chứng để đưa ra Tòa án để Tòa án xem xét điều kiện về mặt vật chất, tinh thần để giao đứa trẻ cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng, chăm sóc khi bên còn lại có hành vi bạo lực gia đình.

Trong trường hợp chị Thanh Hà còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan hoặc cần Luật sư hỗ trợ giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.633.727 để được tư vấn pháp luật miễn phí và hỗ trợ giải quyết trọn vẹn vấn đề của chị!

>> Xem thêm: Giành lại quyền nuôi con khi chồng đi nước ngoài như thế nào?

Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực tại Tổng Đài Tư Vấn

>> Liên hệ Luật sư giỏi giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi chồng bạo lực nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727

Thông thường, giành quyền nuôi con chung là một trong những vấn đề xảy ra với mật độ nhiều nhất trong suốt quá trình giải quyết các vụ việc ly hôn. Việc giao con cho người trực tiếp nuôi dưỡng để đảm bảo về mặt quyền lợi tốt nhất cho đứa con là một trong những vấn đề phức tạp mà Tòa án cần phải đánh giá, xem xét kỹ lưỡng về mặt điều kiện của các bên khi nuôi đứa con sao cho hợp lý nhất.

Nhằm đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng về việc giải đáp thắc mắc các vấn đề ly hôn cũng như giành quyền nuôi con khi một bên có hành vi bạo lực gia đình, gây ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng một cách nghiêm trọng, Tổng Đài Tư Vấn cung cấp dịch vụ ly hôn với lĩnh vực tư vấn pháp luật về ly hôn miễn phí, hỗ trợ đương sự thực hiện thủ tục giành quyền nuôi con khi một trong hai bên có hành vi bạo lực gia đình.

Khi liên hệ với chúng tôi thông qua đường dây nóng 1900.633.727, quý khách hàng sẽ nhận được lời tư vấn, giải đáp thắc mắc đến từ phía đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm về vấn đề giải quyết ly hôn và giành quyền nuôi con chung. Ngoài ra, khi liên hệ đến Tổng đài, khách hàng sẽ không phải lo lắng về vấn đề tốn thời gian, công sức di chuyển trực tiếp đến văn phòng để được tư vấn mà thay vào đó, khách hàng chỉ cần thực hiện thao tác đơn giản đó gọi đến số 1900.633.727 là có thể nhận được hỗ trợ nhiệt tình, miễn phí từ Luật sư hôn nhân gia đình của chúng tôi.

Thông tin Luật sư ly hôn giỏi:

Số điện thoại: 1900.633.727

Email: info@luatthienma.com.vn

  1900633727