Công an áo xanh có được bắt xe vi phạm giao thông không?

nghi-huu-som-trong-cong-an-nhan-dan-2

Công an áo xanh có được bắt xe? Công an áo xanh là một trong những lực lượng chức năng có trách nhiệm bảo vệ trật tự, an toàn giao thông trên đường phố. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xoay quanh việc liệu công an áo xanh có được bắt xe vi phạm hay không? Điều này đã gây ra sự tò mò và tranh luận về quyền hạn của lực lượng này. Trong bài viết này, Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp chi tiết về các câu hỏi xoay quanh vấn đề này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí.

cong-an-ao-xanh-co-duoc-bat-xe

Công an áo xanh/Công an trật tự là gì?

 

> Cảnh sát trật tự có quyền dừng xe kiểm tra hành chính không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Lực lượng Công an trật tự/ Công an áo xanh là lực lượng khá phổ biến có mặt tại tất cả các địa phương, có những nhiệm vụ, vai trò và đóng góp nhất định.

Theo quy định tại khoản 1, Điều 4 Thông tư 47/2011/TT-BCA quy định việc huy động lực lượng cảnh sát khác và công an xã phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết do Bộ Công an ban hành thì quy định công an trật tự hay gọi đúng là cảnh sát trật tự; thuộc nhóm lực lượng cảnh sát khác gồm cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, cảnh sát cơ động, cảnh sát bảo vệ, cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, công an phụ trách xã, công an phường.

>> Xem thêm: Bằng A1 chạy được bao nhiêu cc? Có nên thi bằng lái A1 năm 2023?

Nhiệm vụ của công an trật tự

 

> Công an xã có quyền kiểm tra giấy tờ, bằng lái xe không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Căn cứ Điều 7 Thông tư 47/2011/TT-BCA hướng dẫn Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định việc huy động lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết do Bộ Công an ban hành quy định nhiệm vụ của Công an trật tự bao gồm:

– Bố trí lực lượng tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông theo kế hoạch;

– Thống kê, báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật; tai nạn giao thông đường bộ; kết quả tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch;

– Trường hợp không có lực lượng Cảnh sát giao thông đi cùng thì lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

– Lực lượng Công an xã chỉ được tuần tra; kiểm soát trên các tuyến đường liên xã, liên thôn thuộc địa bàn quản lý và xử lý các hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông sau:

+ Điều khiển xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định, chở hàng hóa cồng kềnh; đỗ xe ở lòng đường trái quy định;

+ Điều khiển phương tiện phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, tháo ống xả, không có gương chiếu hậu hoặc chưa đủ tuổi điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật và các hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông đường bộ như họp chợ dưới lòng đường, lấn chiếm hành lang an toàn giao thông.

Như vậy, nhiệm vụ của Công an trật tự có vai trò quan trọng trong lực lượng Công an nhân dân. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay thắc mắc về quyền hạn của lực lượng này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp miễn phí.

Thẩm quyền xử phạt của công an trật tự về giao thông

 

> Cảnh sát trật tự được bắt những lỗi gì? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Theo khoản 2, Điều 9 Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định cảnh sát trật tự khi phối hợp tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ thì có những nhiệm vụ gồm:

+ Cảnh sát trật tự thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của cảnh sát giao thông đường bộ và theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng;

+ Thống kê báo cáo các vụ, việc vi phạm pháp luật, tai nạn giao thông đường bộ; kết quả công tác tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ theo sự phân công trong kế hoạch đã được phê duyệt.

Như vậy, cảnh sát trật tự chỉ có quyền dừng xe xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền được quy định khi có sự phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được phê duyệt. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ công an áo xanh có được bắt xe hay có thắc mắc khác liên quan đến thẩm quyền của công an áo xanh, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật giao thông miễn phí.

cong-an-ao-xanh-co-duoc-bat-xe-khong
Công an áo xanh có được bắt xe không?

Công an trật tự/Công an áo xanh có được bắt xe không?

 

Anh Thịnh (Hà Nam) có câu hỏi như sau:

Thưa Luật sư, hiện tôi đang có thắc mắc mong luật sư giải đáp.

Hôm trước, khi lưu thông bằng xe máy trên một đoạn đường tại địa phương, vì không để ý nên tôi bị lực lượng Công an áo xanh, Công an trật tự yêu cầu dừng xe, bắt lỗi vi phạm giao thông. Theo như tôi biết thì lực lượng cảnh sát giao thông được quyền bắt lỗi là lực lượng cảnh sát giao thông áo vàng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: công an áo xanh có được bắt xe? Tôi mong Luật sư giải đáp thắc mắc này của tôi, tôi xin cảm ơn.

 

> Ngoài cảnh sát giao thông, ai được quyền dừng xe? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí

Trả lời:

Xin chào anh Anh Thịnh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng đài tư vấn! Về vấn đề công an áo xanh có được bắt xe, luật sư phản hồi về câu hỏi của anh như sau:

Theo quy định tại khoản 3, Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định các lực lượng cảnh sát khác được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội.

Như vậy, đối với câu hỏi của anh Thịnh, công an trật tự sẽ có thẩm quyền được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong trường hợp của anh nếu có lỗi vi phạm giao thông đường bộ, thì lực lượng Cảnh sát áo xanh sẽ có quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với anh.

Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề công an áo xanh có được bắt xe không. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay có thắc mắc về quyền hạn của lực lượng công an trật tự/công an áo xanh trong xử phạt vi phạm giao thông, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng, miễn phí từ luật sư.

>> Xem thêm: Lỗi đi vào đường cấm phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2023

Công an trật tự/Công an áo xanh không có thẩm quyền xử phạt giao thông khi nào?

 

Anh Hoàng (Kiên Giang) có câu hỏi:

Thưa Luật sư, hiện tại tôi đang có thắc mắc như sau mong luật sư giải đáp.

Tôi làm nhân viên giao hàng cho một thương hiệu giao đồ ăn đến nay đã được gần hai năm. Hôm trước, tôi có nhận được một đơn hàng chở đồ. Mặt hàng không hề nặng nhưng hơi cồng kềnh nên tôi phải chằng rất cẩn thận và đi chậm. Đến đoạn ngã ba thì các anh công an áo xanh/công an trật tự đã yêu cầu tôi dừng xe và bắt lỗi vi phạm giao thông do chở cồng kềnh.

Vậy luật sư cho tôi hỏi: công an áo xanh có được bắt xe? Công an trật tự/công an áo xanh có thẩm quyền xử phạt giao thông khi nào? Tôi xin cảm ơn.

 

> Giải đáp chi tiết các trường hợp công an áo xanh được quyền dừng xe, gọi ngay 1900.6174 

Luật sư trả lời:

Xin chào anh Anh Hoàng! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Tổng đài tư vấn! Về vấn đề công an áo xanh có được bắt xe và thẩm quyền của công an trật tự/công an áo xanh, luật sư xin phản hồi như sau:

Thẩm quyền xử phạt về giao thông của công an trật tự được quy định cụ thể tại khoản 3, Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những trường hợp vi phạm khác thì cảnh sát trật tự đều không có thẩm quyền xử phạt.

Tại khoản 4, Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT quy định về giới hạn sắp xếp hàng hóa trên mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét. Trong đó, giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất trên xe mô tô, xe gắn máy được hiểu là một loại baga chở hàng, được tính từ mép hai bên hông và mép sau của baga.

Như vậy, nếu xe mô tô, xe gắn máy chở hàng vượt quá quy định nêu trên thì bị coi là chở hàng cồng kềnh và sẽ bị xử phạt lỗi xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định.

Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm k, khoản 3, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người được chở trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác.

Ngoài bị xử phạt hành chính, người vi phạm có thể bị tước bằng lái xe từ 2 tháng đến 4 tháng, căn cứ theo quy định tại khoản 2, điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP về tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm như sau:

Hành vi chở hàng hóa vượt quá khi tham gia giao thông là vi phạm pháp luật và hình thức xử lý được quy định tại điểm c, khoản 10, Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Như vậy, đối với lỗi chở hàng hóa vượt quá không nằm trong các điều quy định về thẩm quyền của cảnh sát trật tự.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Hoàng, anh không đồng ý thì có thể nộp đơn khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền để được giải quyết (Khoản 1, Điều 15 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012).

Tuy nhiên, cần lưu ý mặc dù anh Hoàng có làm thủ tục khiếu nại nhưng vẫn phải thi hành quyết định nộp phạt trước. Theo khoản 1, Điều 73 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính phải chấp hành quyết định xử phạt trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính; trường hợp quyết định xử phạt vi phạm hành chính có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.

Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt, trừ trường hợp người giải quyết khiếu nại, khởi kiện đã ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành quyết định xử phạt. Việc khiếu nại, khởi kiện được giải quyết theo quy định của pháp luật.

Hy vọng với những giải đáp trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được vướng mắc công an áo xanh có được bắt xe không và thẩm quyền của cơ quan này trong giao thông đường bộ. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật miễn phí.

>> Xem thêm: Nồng độ cồn 0,4 phạt bao nhiêu tiền theo quy định năm 2023?

Câu hỏi liên quan đến quyền xử phạt của công an áo xanh

 

>> Luật sư tư vấn quyền xử phạt của công an áo xanh, gọi ngay 1900.6174

Lực lượng công an áo xanh (hay còn gọi là Công an trật tự) là lực lượng phổ biến, quan trọng của lực lượng Công an Việt Nam. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc có câu hỏi liên quan đến quyền xử phạt của công an áo xanh.

Theo Thông tư 65/2020/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông, quy định các lực lượng cảnh sát khác được phép xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ có lực lượng cảnh sát trật tự, lực lượng sẽ đảm nhận nhiệm vụ thực hiện việc tuần tra, kiểm soát theo sự chỉ đạo, điều hành của Cảnh sát giao thông đường bộ và theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Ngoài ra cảnh sát trật tự có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền khi tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ mà không có cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng.

Theo đó, khi không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình.

cong-an-ao-xanh-co-duoc-bat-xe-vi-pham-khong

Công an áo xanh có được dừng xe kiểm tra hành chính không?

 

> Công an áo xanh được quyền dừng xe kiểm tra hành chính trong trong trường hợp nào? Gọi ngay 1900.6174

Ngoài Cảnh sát giao thông có thẩm quyền dừng xe kiểm tra hành chính thì còn một số lực lượng khác cũng có quyền dừng phương tiện đang lưu thông để kiểm soát, kiểm tra hành chính.

Theo quy định các lực lượng có thẩm quyền dừng phương tiện và kiểm tra hành chính, bao gồm:

+ Cảnh sát giao thông đeo biển hiệu (thẻ xanh) và có Giấy chứng nhận cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ;

+ Cảnh sát trật tự – chỉ khi được huy động phối hợp với cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên lực lượng công an trật tự/công an áo xanh có quyền dừng xe kiểm tra giấy tờ xe. Tuy nhiên, khi không có Cảnh sát giao thông đường bộ đi cùng, các lực lượng Cảnh sát trật tự, an toàn giao thông đường bộ phải thực hiện việc tuần tra, kiểm soát trật tự an toàn giao thông theo Kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu phát hiện vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ thì được xử phạt vi phạm hành chính những hành vi thuộc quyền xử phạt của mình.

Nội dung trên là giải đáp của luật sư về vấn đề công an trật tự/công an áo xanh có được bắt xe, dừng xe, kiểm tra hành chính không. Để được luật sư giải đáp chi tiết và kỹ càng hơn về thẩm quyền của lực lượng này trong xử phạt hành chính, hãy nhấc máy gọi ngay tới đường dây nóng 1900.6174. Đội ngũ luật sư của chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp miễn phí 24/7.

Công an trật tự có được lập biên bản không?

 

>> Luật sư giải đáp các lực lượng có quyền lập biên bản xử phạt vi phạm giao thông, gọi ngay 1900.6174

Có hai trường hợp:

+ Trường hợp 1: Công an trật tự chỉ khi được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ hoặc phân công công việc theo kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới có thẩm quyền dừng phương tiện và xử lý vi phạm giao thông đường bộ trong những lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý của họ (Theo quy định tại khoản 3, Điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

+ Trường hợp 2: Nếu vượt quá thẩm quyền giải quyết thì công an trật tự/công an áo xanh lập biên bản phạt hành chính; và báo cáo với cấp có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, công an trật tự/công an áo xanh có được bắt xe, có được lập biên bản trong các trường hợp xử phạt vi phạm giao thông. Để biết thêm giới hạn về thẩm quyền giải quyết vi phạm của lực lượng này, liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp chi tiết hơn.

Cảnh sát trật tự có thẩm quyền giải quyết vi phạm về hành vi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định không?

 

> Công an áo xanh được xử lý những lỗi vi phạm nào? Gọi ngay 1900.6174 để tư vấn miễn phí

Theo quy định tại khoản 3, điều 74 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định các hành vi mà Công an trật tự sẽ có thẩm quyền được phép xử phạt hành chính.

Thứ nhất, đối với phương tiện xe ô tô có các lỗi liên quan đến dùng đỗ xe có hành vi:

+ Người sử dụng phương tiện ô tô dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

+ Người sử dụng phương tiện không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe tại vị trí: nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ; nơi mở dải phân cách giữa;

+ Người sử dụng phương tiện đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

+ Người sử dụng phương tiện đi vào khu vực cấm, đường có biển báo hiệu có nội dung cấm đi vào đối với loại phương tiện đang điều khiển;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;

Thứ hai, đối với phương tiện xe máy gồm các lỗi:

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông;

+ Người sử dụng phương tiện đỗ, để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trên đường xe điện, điểm dừng đón trả khách của xe buýt, nơi đường bộ giao nhau, trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

+ Người sử dụng phương tiện đỗ xe tại nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”;

+ Người sử dụng phương tiện không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trên cầu;

+ Người sử dụng phương tiện dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

Ngoài ra căn cứ theo quy định tại Nghị định 27/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/3/2010 quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát trật tự tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết quy định các lực lượng có thể được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ khi cần thiết.

Lực lượng cảnh sát trật tự công cộng và công an xã, phường, thị trấn được dừng xe vi phạm và xử phạt khi được huy động phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ theo kế hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Người tham gia giao thông có quyền hỏi lực lượng công an khi bị dừng xe, xử phạt về kế hoạch và quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép dừng xe vi phạm giao thông, xử phạt.

Đối với lỗi vi phạm không đúng phần đường, làn đường được hiểu là đi sang/dừng bất kỳ khu vực nào đó không được luật cho phép, có thể làm ảnh hưởng hoặc chưa làm ảnh hưởng đến phương tiện khác đều được hiểu là đi không đúng phần đường, làn đường. Chính vì thế, việc cảnh sát trật tự xử lý vi phạm giao thông với không đúng phần đường, làn đường là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Mọi thắc mắc của bạn về vấn đề công an áo xanh có được bắt xe và các trường hợp thuộc thẩm quyền xử lý của công an trật tự/công an áo xanh, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng của Tổng đài tư vấn 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật giao thông đường bộ nhanh chóng.

Công an áo xanh núp ở những nơi khuất để bắt xe đúng hay sai?

 

>> Luật sư hỗ trợ giải đáp mọi vướng mắc về giao thông đường bộ, gọi ngay 1900.6174

Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2018 và Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông.

Theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 01/2016/TT-BCA quy định về nhiệm vụ, quyền hạn; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ; hình thức, nội dung tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính; phân công trách nhiệm và quan hệ phối hợp trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông thì cảnh sát giao thông phải tuần tra, kiểm soát công khai thông qua 04 phương thức sau:

+ Tuần tra, kiểm soát cơ động;

+ Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông;

+ Kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông;

+ Tuần tra, kiểm soát cơ động kết hợp kiểm soát tại một điểm trên đường giao thông.

Đồng thời, khi tuần tra, kiểm soát công khai cảnh sát giao thông phải sử dụng trang phục đúng quy định của Bộ Công an. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cảnh sát giao thông có thể tuần tra, kiểm soát không công khai bằng hình thức hóa trang theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 01/2016/TT-BCA này.

Như vậy, chỉ trong trường hợp cảnh sát giao thông mặc thường phục (hóa trang) mới được ở những nơi khuất để tuần tra, kiểm soát (như là bắn tốc độ…), còn trường hợp cảnh sát giao thông mặc quân phục thì buộc phải tuần tra, kiểm soát một cách công khai chứ không được đứng ở nơi khuất để xử phạt người vi phạm giao thông.

Hy vọng với những giải đáp trên đây đã giúp bạn tháo gỡ được vướng mắc của mình liên quan đến công an trật tự/công an áo xanh có được bắt xe. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về nhiệm vụ cũng như thẩm quyền của lực lượng này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ miễn phí.

cong-an-ao-xanh-co-duoc-bat-xe-vi-pham-giao-thong-khong

Trên đây là những giải đáp của Tổng Đài Tư Vấn về vấn đề công an áo xanh có được bắt xe. Hy vọng rằng thông qua bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về lực lượng này cũng như nhiệm vụ, thẩm quyền xử lý vi phạm giao thông của họ. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào, hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline 1900.6174 để được luật sư tiếp nhận câu hỏi và giải đáp nhanh chóng, chính xác và hoàn toàn miễn phí.

  1900633727