Thừa kế chuyển tiếp là một khái niệm mà theo như hiện nay thì vẫn chưa có văn bản luật nào quy định cụ thể. Có thể hiểu một cách đơn giản thì đây là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế trong quá trình phân chia di sản thừa kế. Vậy, cụ thể các chế định liên quan đến nó thì được quy định cụ thể như thế nào? Khái niệm, phân loại, đặc điểm của thừa kế chuyển tiếp v.v…
Tất cả sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết sau đây, mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu và cập nhật kiến thức pháp luật mới nhất. Để được Tổng Đài Tư Vấn hỗ trợ một cách nhanh chóng và chuyên sâu vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline sau đây 1900.2525.05
>>> LIên hệ tổng đài 1900.2525.05 để đặt lịch hẹn với chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm
Thừa kế chuyển tiếp là gì?
>>> Hướng dẫn miễn phí thừa kế chuyển tiếp nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.2525.05
Để hiểu rõ hơn khái niệm thừa kế chuyển tiếp là gì, các bạn cần phải hiểu khái niệm quy định về thừa kế.
Theo đó, thừa kế có thể được hiểu là sự dịch chuyển tài sản từ một người đã chết sang cho những người còn sống.
Căn cứ dựa theo quy định tại Điều 624 và Điều 649 của Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa kế sẽ được chia thành 02 hình thức:
– Thừa kế theo di chúc: tức là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết sang cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó lúc họ còn sống.
– Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo các hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế này sẽ do pháp luật quy định.
Như vậy, mặc dù Bộ luật Dân sự năm 2015 không có quy định cụ thể về thừa kế chuyển tiếp nhưng có thể hiểu thừa kế chuyển tiếp chính là việc chuyển tiếp về di sản hoặc về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế trong quá trình phân chia di sản thừa kế.
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ nhất chết theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?
Các loại thừa kế chuyển tiếp?
Theo như quy định của pháp luật hiện hành thì có hai loại thừa kế chuyển tiếp phổ biến, đó là:
Thứ nhất, Thừa kế chuyển tiếp về di sản:
Đây là trường hợp người chết để lại di sản mà phần di sản đó chưa được chia cho những người thừa kế, sau đó một trong số những người thừa kế của người này cũng chết thì di sản của người chết sau bao gồm luôn cả phần di sản mà người này được hưởng (nhưng chưa chia) trong khối di sản của người chết trước để lại.
Thứ hai, Thừa kế chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế với nhau
Đây là trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đó đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thừa kế đó. Khi đó những người ở hàng thừa kế tiếp theo cũng sẽ được hưởng di sản thừa kế (theo quy định tại khoản 3 của Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015).
>>> Xem thêm: Hàng thừa kế thứ ba theo quy định Bộ luật Dân sự 2015?
Đặc điểm của thừa kế chuyển tiếp
>>> Tư vấn miễn phí thừa kế chuyển tiếp chính xác, liên hệ hotline 1900.2525.05
Có thể thừa kế theo hai hình thức đó là: việc chuyển tiếp về di sản hoặc chuyển tiếp về quyền thừa kế giữa các hàng thừa kế với nhau khi phân chia di sản thừa kế;
Nếu như người chết được hưởng một phần di sản của một người chết trước để lại, mà trước đó phần di sản này vẫn chưa chia thừa kế, thì được chuyển tiếp vào di sản của người này để chia thừa kế.
Hưởng thừa kế chuyển tiếp chỉ trong các trường hợp những người ở hàng thừa kế trước đã chết, không có quyền hưởng di sản thừa kế hay bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
>>> Xem thêm: Luật sư tư vấn luật thừa kế – Luật sư tư vấn pháp luật thừa kế miễn phí
Thừa kế thế vị là gì?
Căn cứ theo như quy định tại Điều 652 của Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế thế vị được quy định cụ thể như sau:
Trường hợp con của người để lại di sản mà chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu như còn sống;
Trường hợp nếu cháu cũng chết trước hoặc là chết cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt là người được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu như còn sống.
Như vậy, có thể hiểu rằng thừa kế thế vị chính là việc người để lại di sản và con hoặc cháu (người được nhận di sản sau khi người để lại di sản chết) của người đó chết trước hoặc là chết cùng lúc với người để lại di sản thì quyền thừa kế phần di sản đó sẽ được chuyển cho cháu hoặc chắt của người để lại di sản thừa kế.
>>> Tư vấn chi tiết thừa kế chuyển tiếp miễn phí, gọi ngay 1900.2525.05
Phân biệt thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị
Từ những lập luận và phân tích ở hai mục vừa nêu trên ta có thể rút ra được những điểm khác nhau cơ bản giữa thừa kế chuyển tiếp và thừa kế thế vị, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thừa kế thế vị là việc thừa kế theo pháp luật còn thừa kế chuyển tiếp có thể là thừa kế theo pháp luật hoặc cũng có thể là thừa kế theo di chúc.
Theo quy định của pháp luật dân sự hiện nay thì việc thừa kế thế vị không thể là thừa kế theo di chúc.
Thừa kế thế vị là việc mà cháu của người để lại di sản thế vị trí của cha mẹ mình để hưởng di sản từ ông, bà của họ để lại.
Hiểu một cách đơn giản hơn thì thừa kế thế vị tức là việc cha mẹ của cháu là người đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với ông, bà nên dĩ nhiên cha, mẹ của cháu sẽ không thể nào nhận thừa kế theo di chúc từ ông, bà mà chỉ có thể nhận thừa kế theo quy định của pháp luật.
Còn đối với việc thừa kế chuyển tiếp, thì cha, mẹ của cháu có thể nhận thừa kế theo pháp luật hoặc cũng có thể theo di chúc vì là người chết sau, nên sẽ xuất hiện việc chuyển tiếp thừa kế về di sản cho những người thừa kế sau.
Thứ hai, việc thừa kế thế vị thì con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thừa kế còn với thừa kế chuyển tiếp thì con của người để lại di sản chết sau người để lại di sản.
Thứ ba đó là, đối với thừa kế thế vị thì người được hưởng thừa kế là cháu/chắt của người để lại di sản còn với thừa kế chuyển tiếp thì người được hưởng thừa kế chuyển tiếp có thể là bất kỳ ai còn sống trong hàng thừa kế chuyển tiếp.
>>> Liên hệ Luật sư tư vấn về vấn đề liên quan đến thừa kế chuyển tiếp nhanh chóng và chính xác nhất, liên hệ ngay 1900.2525.05
Trên đây là toàn bộ thông tin về “Thừa kế chuyển tiếp” đã được chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp để gửi đến các bạn, cụ thể quy định pháp luật về các loại thừa kế chuyển tiếp, phân biệt thừa kế chuyển tiếp với thừa kế thế vị v.v… Nếu như còn thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên xin mời quý bạn đọc tiếp tục gửi câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ số hotline 1900.2525.05 của Tổng Đài Tư Vấn để được hỗ trợ một cách nhanh nhất có thể. Chúng tôi hy vọng sẽ nhận được nhiều hơn nữa sự tin tưởng cũng như các ý kiến đóng góp của quý bạn đọc.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |