Sổ đỏ được xem là một loại tài sản có giá trị cao, khi rơi vào những trường hợp xấu nhất, người ta thường chọn cách cầm cố, thế chấp sổ đỏ nhằm vay được một khoản tiền lớn với mục đích trang trải cho những gì đang xảy ra trong cuộc sống. Phần lớn các cặp vợ chồng sau khi kết hôn đều cùng nhau tạo lập được những tài sản, trong số đó không thể không kể đến sổ đỏ, là loại tài sản mà ai ai cũng hướng đến với ý nguyện sau này sẽ có một cơ ngơi để dưỡng già và cho con cháu sau này. Vậy trong trường hợp vợ tự ý thế chấp sổ đỏ ngân hàng khi chồng không đồng ý phải làm sao? Nếu vợ thế chấp sổ đỏ thì khi ly hôn tài sản chia như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp cho bạn đọc toàn bộ các vướng mắc trên. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ ngay đến số điện thoại của Luật sư 1900.6174 để được tư vấn, hỗ trợ kịp thời!
Lấy sổ đỏ đi thế chấp có cần sự đồng ý của hai vợ chồng không?
Chị Hồng ở Tỉnh Lâm Đồng có thắc mắc như sau:
“Tôi và chồng kết hôn năm 2000, có một mảnh đất và căn nhà trên mảnh đất nơi chúng tôi đang sinh sống là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân do chồng đứng tên, hiện tại tôi cần thế chấp mảnh đất này nhưng không có chồng tôi ở nhà, vì tính chất công việc, tôi cũng không thể liên lạc với chồng trong thời gian hiện tại, tôi muốn hỏi mình có thể tự thế chấp sổ đỏ mà không cần sự đồng ý của chồng hay không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi!”
>> Luật sư tư vấn chính xác chồng không đồng ý, vợ tự ý thế chấp sổ đỏ được không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào chị Hồng! Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:
Theo như chị trình bày, mảnh đất và căn nhà là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân giữa chị và chồng của chị. Theo đó, căn cứ tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật Hôn nhân Gia đình 2014) quy định về tài sản chung của vợ chồng, cụ thể như sau:
“Điều 33. Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 31 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 quy định về việc xác lập, thực hiện giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng cụ thể như sau:
“Điều 31. Giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng
Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt các giao dịch liên quan đến nhà là nơi ở duy nhất của vợ chồng phải có sự thỏa thuận của vợ chồng. Trong trường hợp nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng thì chủ sở hữu có quyền xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch liên quan đến tài sản đó nhưng phải bảo đảm chỗ ở cho vợ chồng.”
Như vậy, đối với trường hợp của chị, khi chị thế chấp sổ đỏ, bao gồm cả căn nhà và mảnh đất đều là tài sản chung của vợ chồng và căn nhà là nơi ở duy nhất của cả hai nên cần phải có sự đồng ý của cả chị và chồng.
Như vậy, có thể nói rằng, tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng khi xác lập hay thực hiện giao dịch có liên quan đều phải có sự thỏa thuận cũng như sự đồng ý của cả hai bên thì giao dịch mới được coi là hợp pháp. Do đó, chị Hồng cần hỏi ý kiến của chồng chị trước khi thế chấp sổ đỏ và tuyệt đối không nên giả mạo chữ ký của chồng, hành vi này được coi là vi phạm pháp luật.
Nếu chị Hồng còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn luật dân sự chính xác nhất!
Không có sự đồng ý của chồng, vợ tự ý thế chấp sổ đỏ ngân hàng
Anh Như tại TP. HCM có câu hỏi như sau:
“Tôi và vợ kết hôn đã lâu, đến nay chúng tôi đã tạo lập được một số tài sản chung, trong đó có một mảnh đất do tôi đứng tên. Vì tính chất công việc, tôi thường xuyên đi công tác xa nhà, có một lần vợ đã gọi cho tôi và nói về việc thế chấp sổ đỏ để vay tiền sử dụng cho việc kinh doanh. Vì nghĩ chuyện làm ăn là chuyện lớn, tôi đã nói vợ đợi tôi về bàn bạc kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, sau khi công tác trở về tôi phát hiện vợ đã tự ý thế chấp sổ đỏ mà không có sự đồng ý của tôi. Đến nay, ngân hàng đã xiết nợ và yêu cầu trả số tiền lãi thế chấp quá hạn và liên đới chịu trách nhiệm. Xin hỏi Luật sư, nếu vợ tôi tự ý thế chấp sổ đỏ khi chưa có sự đồng ý của tôi thì bây giờ tôi phải làm thế nào để lấy lại được sổ đỏ? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn vợ tự ý thế chấp sổ đỏ ngân hàng khi chồng không đồng ý phải làm sao, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Chào anh Như! Đối với câu hỏi của anh về vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ ngân hàng khi không có sự đồng ý của chồng, Luật sư giải đáp cho anh như sau:
Theo lời anh chia sẻ, sổ đỏ này là tài sản chung của anh và vợ tạo lập trong thời kỳ hôn nhân. Theo đó, Điều 26 Luật Hôn nhân Gia đình quy định như sau:
“Điều 26. Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
2. Trong trường hợp chồng hoặc vợ có tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản này tự mình xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch với người thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng của Luật này thì giao dịch đó vô hiệu, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật hiện hành mà người thứ ba ngay tình được bảo vệ quyền lợi.”
Căn cứ theo quy định trên cho thấy, tài sản chung của hai vợ chồng anh Như là sổ đỏ nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng, nếu một bên tự ý xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch đối với bên thứ ba trái với quy định về đại diện giữa vợ và chồng thì giao dịch đó vô hiệu.
Về trách nhiệm liên đới, khoản 1 Điều 27 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
“Điều 27: Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
1. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch do một bên thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc giao dịch khác phù hợp với quy định về đại diện tại các điều 24, 25 và 26 của Luật này.
2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”
Căn cứ theo quy định trên thì anh Như không phải liên đới chịu trách nhiệm vì giao dịch mà vợ anh tự ý thực hiện khi anh không biết và cũng không có sự đồng ý đối với giao dịch này. Như vậy, anh không cần phải liên đới chịu trách nhiệm.
Ngoài ra, pháp luật có quy định về việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình tại Điều 133 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể như sau:
“Điều 133. Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu
2. Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng phần tài sản đã được đăng ký tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó sẽ được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký trên mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.
Trường hợp tài phần sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự đối với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được phần tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch đối với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu phần tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu khối tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa.”
Như vậy, quyền sử dụng đất là tài sản bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu và không thuộc các trường hợp đặc biệt nên giao dịch giữa vợ anh và ngân hàng là vô hiệu.
Căn cứ theo Điều 131 Bộ luật dân sự năm 2015, quy định như sau:
“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên chủ thể khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi và lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi và lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”
Như vậy, khi anh chứng minh được giao dịch vô hiệu, anh có quyền yêu cầu ngân hàng trả lại sổ đỏ, đồng thời anh sẽ hoàn trả ngân hàng số tiền mà vợ anh đã vay. Anh không cần phải liên đới chịu trách nhiệm trong trường hợp này.
Nếu anh Như còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn pháp luật chính xác nhất!
Vợ tự ý thế chấp sổ đỏ khi ly hôn tài sản được chia như thế nào?
Anh Hải (Hà Nội) có câu hỏi như sau:
“Tôi và vợ kết hôn đến nay đã 10 năm, trong quá trình chung sống, chúng tôi cùng nhau làm ăn và cùng nhau góp tiền mua được mảnh đất, lúc đó vì thương vợ, tôi đã để vợ đứng tên trên sổ đỏ. Đến nay, vợ chồng tôi sau thời gian dài lạnh nhạt đã quyết định ly hôn, khi này vợ tôi mới thú nhận đã tự ý thế chấp sổ đỏ vay ngân hàng mà không có bất sự đồng ý nào của tôi.
Như vậy, xin hỏi Luật sư nếu chia tài sản trong trường hợp này được thực hiện như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn!”
>> Luật sư tư vấn chia tài sản sau ly hôn khi vợ tự ý thế chấp sổ đỏ nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Hải! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ pháp lý của Tổng Đài Tư Vấn! Luật sư tư vấn đối với trường hợp của anh như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định như sau:
“Quyền sử dụng đất có được sau khi kết hôn được xác định là tài sản chung, trừ trường hợp được thừa kế, tặng, cho riêng. Vậy theo như thông tin anh cung cấp thì sổ đỏ là tài sản chung do anh và vợ tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.”
Vì là tài sản chung nên cả vợ, chồng đều có quyền, nghĩa vụ như nhau đối với tài sản. Có thể nói, nếu vợ anh muốn thế chấp sổ đỏ thì cần phải có sự đồng ý của anh và ngược lại. Vì vậy, việc vợ anh tự ý mang sổ đỏ đi thế chấp khi không có sự đồng ý của anh là hành vi trái pháp luật. Do đó, giao dịch này được xem là vô hiệu.
Theo đó, Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hậu quả pháp lý khi giao dịch dân sự vô hiệu, các bên sẽ hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Khi đó, nếu vợ chồng không có tranh chấp tài sản, thì mảnh đất sẽ được chia đôi giá trị cho cả anh và vợ của anh.
Trong trường hợp anh Hải còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn nhanh chóng nhất!
Chồng có quyền đến ngân hàng chuộc lại sổ đỏ khi bị vợ giả chữ ký hay không?
Anh Long (Hà Nội) có thắc mắc như sau:
“Tôi và vợ kết hôn đã lâu, có một tài sản chung là một mảnh đất và sổ đỏ là do vợ tôi đứng tên. Trước đây vợ tôi có bàn bạc với tôi về việc thế chấp sổ đỏ nhưng tôi không đồng ý vì muốn giữ cho con sau này. Tuy nhiên, khi tôi không có ở nhà, vợ tôi đã tự ý giả chữ ký của tôi và thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng. Bây giờ, tôi muốn chuộc lại sổ đỏ từ ngân hàng có được hay không?”
>> Luật sư tư vấn chính xác chồng có thể chuộc lại sổ đỏ khi vợ tự ý thế chấp sổ không, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào anh Long! Cảm ơn anh Long đã để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư tư vấn đối với trường hợp của anh như sau:
Về cơ bản, căn cứ Điều 24 Luật Hôn nhân Gia đình năm 2014 về căn cứ xác lập đại diện giữa vợ chồng như sau:
“Điều 24. Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
1. Việc đại diện giữa vợ và chồng trong xác lập, thực hiện, chấm dứt giao dịch được xác định theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng.
3. Vợ, chồng đại diện cho nhau khi một bên mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có đủ điều kiện làm người giám hộ hoặc khi một bên bị hạn chế năng lực hành vi dân sự mà bên kia được Tòa án chỉ định làm người đại diện theo pháp luật cho người đó, trừ trường hợp theo quy định của pháp luật thì người đó phải tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ có liên quan.
Trong trường hợp một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự mà bên kia có yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn thì căn cứ vào quy định về giám hộ trong Bộ luật dân sự, Tòa án chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.”
Như vậy, trường hợp vợ tự ý thế chấp sổ đỏ tại ngân hàng sau đó anh muốn đến ngân hàng lấy lại sổ đỏ, anh cần phải có văn bản ủy quyền của vợ anh. Tuy nhiên, vì vợ anh có hành vi giả mạo chữ ký, đây là một hành vi trái pháp luật dẫn đến giao dịch này bị vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định Điều 123 Bộ Luật Dân sự.
Như vậy, anh có thể yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch thế chấp giữa vợ anh và ngân hàng vô hiệu, hậu quả của việc này là các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trong trường hợp anh Long còn bất kỳ vướng mắc nào khác liên quan đến vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn kịp thời!
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin pháp lý Luật sư Tổng Đài Tư Vấn chia sẻ về vấn đề vợ tự ý thế chấp sổ đỏ. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.6174 để được Luật sư tư vấn chính xác nhất!