Tranh chấp đất đai khi xây nhà có được xây dựng tiếp không không? Thủ tục giải quyết như thế nào? Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp cho đất đang tranh chấp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn đọc cùng tìm hiểu các quy định của pháp luật liên quan đến vấn đề này.
Trong quá trình tiếp cận và tìm hiểu vấn đề trên, nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ đến hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp kịp thời, cụ thể nhất!
>>> Liên hệ luật sư tư vấn những trường hợp tranh chấp đất đai khi đang xây nhà. Gọi ngay: 1900.6174
Đất tranh chấp là gì?
Đất tranh chấp được hiểu đây là loại đất mà giữa người sử dụng hợp pháp đất đó với cá nhân, tổ chức khác, với Nhà nước hoặc giữa các người sử dụng dùng chung diện tích đất đó với nhau mà đang có tranh chấp về quyền sử dụng đất, về tài sản gắn liền với đất, về ranh giới, về mục đích sử dụng đất hoặc về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất…
Đất mà đang có tranh chấp cũng có thể hiểu đây là đất tranh chấp giữa hai cá nhân mà chưa xác định được ai là người sử dụng đang sử dụng đất hợp pháp.
>>> Hiểu rõ hơn về vấn đề tranh chấp đát đai. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí
Có được xây dựng nhà khi đất đang tranh chấp không?
Anh Tú (Mộc Châu) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi là Tú hiện nay sinh sống và làm việc tại Mộc Châu. Tôi có một căn nhà đã cũ của bố tôi để lại. Sau khi bố tôi mất thì đó không có di chúc để lại nên chị em tranh nhau ngôi nhà này. Khi đó chị em chúng tôi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
Nhưng tôi đang chuẩn bị xây nhà trên đất đó, cũng đã làm móng nhà rồi. Vậy cho tôi hỏi tôi có thể xây dựng nhà khi đang tranh chấp đất được không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”
>>> Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai khi đang xây nhà, liên hệ ngay 1900.6174
Pháp luật hiện nay không có quy định pháp luật nào rõ về việc có cho phép xây dựng trên đất đang tranh chấp hay không. Nhưng trong trường hợp đất mà có tranh chấp và đã có yêu cầu đơn khởi kiện gửi lên Tòa án, đang trong quá trình để thụ lý giải quyết mà một bên tranh chấp có ý định tiến hành xây dựng trên đất và bên còn lại có thể yêu cầu Tòa án có thẩm quyền áp dụng các “biện pháp khẩn cấp tạm thời” theo quy định tại Điều 122 của Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, khi mà đã áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đất đang tranh chấp và đang trong quá trình giải quyết, mà chưa có căn cứ xác định rõ ràng người nào là chủ sở hữu đất thì việc xây dựng trên đất đó sẽ không được chính quyền cho phép.
>>> Đất đang xảy ra tranh chấp có xây được nhà hay không? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi xây nhà ở
Đối với trường hợp mà xảy ra tranh chấp đất đai khi xây nhà trên đất đó thì tại điều 202 của Luật đất đai 2013 có quy định là nhà nước luôn khuyến khích các bên tranh chấp đất đai từ hòa giải với nhau hoặc là giải quyết tranh chấp đất đai mà thông qua Hòa giải tại cơ sở.
Nếu như các bên mà không hòa giải được với nhau thì người bị lấn chiếm sẽ gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai lên Ủy ban nhân dân của cấp xã nơi có đất tranh chấp để tiến hành hòa giải.
Đồng thời tại điều 203 của Luật đất đai 2013 có quy định về trường hợp mà tranh chấp đất đai khi xây nhà đã được hòa giải nhưng không thành thì đương sự mà có giấy chứng nhận đất đai hoặc những giấy tờ được quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013 thì sẽ do tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết vụ việc này.
Trường hợp mà đương sự chỉ có thể chọn một trong hai cách là sẽ gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lên Ủy ban nhân dân của cấp huyện hoặc gửi đơn yêu cầu lên tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết tranh chấp này
Hồ sơ khởi kiện để khi đương sự khởi kiện tranh chấp đất đai khi xây nhà nếu đất trên chụp có được cấp sổ đỏ theo Điều 189 của bộ Luật tố tụng dân sự 2015 bao gồm các giấy tờ sau:
– Thứ nhất cần có đơn khởi kiện theo mẫu có sẵn
– Thứ hai các loại giấy tờ tùy thân của người khởi kiện còn giá trị hiệu lực tại thời điểm đó
– Các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó hoặc những giấy tờ liên quan quy định tại điều 100 của Luật đất đai 2013, vậy tờ văn bản về đo đạc hồ sơ địa chính nếu như có
– Biên bản hòa giải mà không thành có có chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã và chữ ký của các bên tranh chấp đất đai
>>> Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai khi xây nhà gồm những trình tự nào. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp cho đất đang tranh chấp
Theo Điều 122 của Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: “Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người đang chiếm hữu hoặc giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tháo gỡ, lắp ghép, xây dựng thêm hoặc có hành vi khác làm thay đổi hiện trạng tài sản đó.”
Các biện pháp khẩn cấp tạm thời mà có thể áp dụng khi có tranh chấp về đất đai được quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp; Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp;….
Để áp dụng thì cần phải thực hiện thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau:
+ Người mà có yêu cầu nộp đơn và chứng cứ chứng minh về việc cần thiết phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cho tòa án có thẩm quyền.
+ Trong khoảng 3 ngày nếu như thấy yêu cầu mà phù hợp thì thẩm phán tòa án sẽ ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp này.
+ Đối với biện pháp cấm chuyển dịch về quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc quyền sử dụng đất thì người có yêu cầu sẽ được Tòa án có thẩm quyền bắt buộc đặt tài sản ký quỹ để đảm bảo biện pháp bồi thường thiệt hại nếu như người yêu cầu thua kiện dẫn đến thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Khi mà nhận được thông báo thì người có yêu cầu sẽ ký quỹ hoặc bị phong tỏa tài sản theo yêu cầu của Tòa án để quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có hiệu lực pháp luật
>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai hương hỏa giải quyết như thế nào theo quy định của pháp luật
Xử lý hành vi cố ý xây nhà trên đất đang tranh chấp như thế nào?
Anh Bát (Hưng Yên) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi là Bát hiện nay sinh sống và làm việc tại Hưng Yên. Tôi có một mảnh đất được do bố tôi để lại nhưng do hàng xóm thấy mình không để ý đất đó mà lấn chiếm. Khi đó cả hai bên đã nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất.
Vậy trong thời gian đó nếu tôi vẫn cố ý xây nhà trên đất đang tranh chấp thì có bị xử phạt không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”
>>> Luật sư tư vấn về xây nhà trên đất đang tranh chấp có được không, liên hệ ngay 1900.6174
Chào anh Bát, chúng tôi cảm ơn anh Bát đã tin tưởng đặt câu hỏi về vấn đề này đến dịch vụ chúng tôi. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho anh:
Việc cố ý xây nhà trên đất đang tranh chấp là những hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 12 Luật đất đai năm 2013 có quy định. Thì tùy vào các tính chất và mức độ hành vi này thì có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật. Các biện pháp xử lý hành vi cố ý xây nhà trên đất đang tranh chấp bao gồm:
+ Với trường hợp Xử phạt hành chính: tại khoản 10 điều 16 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP có quy định đối với hành vi xây dựng nhà ở mà riêng lẻ, lấn chiếm diện tích, không gian đang được quản lý sử dụng hợp pháp của các tổ chức cá nhân khác thì sẽ bị phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 100 triệu đồng
Trong trường hợp mà đã bị lập biên bản hành chính nhưng vẫn không tuân theo thì sẽ bị phạt tiền từ 100 triệu đến 120 triệu đồng
+Với trường hợp xử phạt hình sự:
Theo Điều 228 của Bộ Luật hình sự 2015 thì người nào mà lấn chiếm đất, sử dụng trái với quy định pháp luật về quản lý và sử dụng đất đai đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc bị kết án phạm tội này, hoặc chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị phạt tiền từ 50 triệu đến 500 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ từ ba năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm
+Các biện pháp khắc phục về hậu quả và hình thức xử phạt bổ sung:
Căn cứ theo khoản 14,15 của Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì buộc phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng mà vi phạm và cũng có thể bị tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng từ 3 tháng đến 6 tháng
Vậy nên trong trường hợp của anh Bát thì tùy vào mức độ để xử phạt. Nhưng điều tốt nhất anh là anh không nên xây nhà vào thời gian này, tránh trường hợp bị xử phạt như trên.
>>>> Cố ý xây nhà trên đất đang tranh chấp bị xử phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Một số câu hỏi thường gặp
Nhà đang tranh chấp có được sửa chữa không?
Anh Tuấn (Lại Châu) có câu hỏi như sau:
“Xin chào Luật sư, tôi là Tuấn hiện nay sinh sống và làm việc tại Lại Châu. Tôi có một căn nhà đã cũ của bố tôi để lại. Sau khi bố tôi mất thì đó không có di chúc để lại nên anh em tranh nhau ngôi nhà này.
Khi đó anh em chúng tôi nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai. Tôi sống trong căn nhà đó, do nhà đã cũ nên tôi muốn sửa chữa. Vậy việc sửa chữa này có được không? Xin Luật sư giúp tôi. Cảm ơn.”
>>> Liên hệ luật sư tư vấn nhà đang tranh chấp đất đai có được sửa chữa không?, liên hệ ngay 1900.6174
Tổng đài trả lời:
Chào anh Tuấn, chúng tôi cảm ơn anh Tuấn đã tin tưởng đặt câu hỏi cho Tổng Đài Tư Vấn. Dưới đây là câu trả lời của chúng tôi dành cho anh
Theo quy định của Luật đất đai 2013 nếu như nhà mà đang tranh chấp với vụ việc đã được Tòa án nhân dân thụ lý giải quyết thì tại Điều 122 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, nhà mà đang tranh chấp đó của anh Tuấn cần phải được giữ nguyên hiện trạng để chờ tòa án có thẩm quyền giải quyết.
Nếu mà không tuân thủ, cố tình vi phạm thì tòa án có thẩm quyền sẽ áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để nhằm ngăn chặn các hành vi này tiếp tục xảy ra nếu như bên tranh chấp còn lại có yêu cầu.
Theo quy định tại Điều 114 của Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 sẽ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời như sau: Kê biên về tài sản đang tranh chấp hay Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản mà đang tranh chấp hoặc Cấm thay đổi hiện trạng về tài sản đang tranh chấp.
Tuy nhiên, trường hợp đặc biệt vẫn được sửa chữa nếu hai bên anh em có thỏa thuận với các bên tranh chấp còn lại đồng ý để sửa và không có yêu cầu gì. Đồng thời, sau khi tòa án nhân dân mà giải quyết thì sẽ không được bồi thường khoản tiền mà đã sửa chữa trong thời gian xảy ra tranh chấp
>>> Khi đất đang xảy ra tranh chấp có được sửa chữa nhà hay không? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí
Điều kiện khởi kiện về đất tranh chấp như thế nào?
Căn cứ tại Điều 26, Điều 186, Điều 187, Điều 192 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và khoản 3 Điều 2 của Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP có quy định khi khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai thì người khởi kiện cần đáp ứng các điều kiện sau:
– Người khởi kiện phải có quyền khởi kiện;
– Tòa án có thẩm quyền theo từng loại việc;
– Tranh chấp mà chưa được giải quyết;
– Tranh chấp phải được hòa giải tại Uỷ ban nhân dân của cấp xã.
>>> Khi nào thì được khởi kiện tranh chấp đất đai? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây nhà tại Tổng Đài Tư Vấn
Luật sư giải quyết tranh chấp đất đai khi xây nhà tại Tổng Đài Tư Vấn cung cấp đối với vụ án tranh chấp đất đai bao gồm:
– Tư vấn về pháp lý và đưa ra các giải pháp xử lý tranh chấp
– Tham gia các cuộc đàm phán giải quyết về tranh chấp đất đai.
– Đại diện ủy quyền về làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Soạn thảo toàn bộ liên quan đến hồ sơ khởi kiện.
– Thay mặt đương sự nộp và tham gia tố tụng.
– Luật sư của dịch vụ chúng tôi sẽ bảo vệ tại phiên tòa các cấp.
– Tư vấn về thi hành án sau khi mà có bản án có hiệu lực pháp luật.
>>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp đất đai như thế nào? Hướng dẫn giải quyết chi tiết nhất
Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về các nội dung mà liên quan đến tranh chấp đất đai khi xây nhà. Trường hợp nếu mà quý bạn đọc cần sự tư vấn hỗ trợ giải đáp pháp lý pháp luật thì quý bạn có thể liên hệ với số điện thoại hotline 1900.6174 sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho bạn nhé.