Đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Giải đáp chi tiết nhất

don-to-cao-lan-chiem-dat-2

Đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Hiện nay, ở nước ta đã và đang tiến hành nhiều hoạt động giao khoán đất nhằm mục đích sử dụng một cách có hiệu quả tài nguyên đất bằng nguồn vốn, sức lao động từ bên nhận khoán; và từ đó cũng góp phần hài hòa lợi ích và giá trị kinh tế của các bên. Hãy cùng Tổng Đài Tư Vấn tìm hiểu chi tiết hơn về vấn đề này. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Gọi ngay: 1900.6174

Đất giao khoán là gì?

Ở thời điểm hiện tại, đất giao khoán chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật đất đai. Hiểu theo nghĩa rộng, đất giao khoán có thể hiểu là loại đất mà người sử dụng có được quyền sử dụng thông qua việc nhận khoán, được giao từ cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Trên thực tế, đất giao khoán (hay thường gọi là đất khoán) thường được dùng để chỉ phần diện tích đất mà hộ gia đình, cá nhân được sử dụng thông qua việc nhận khoán đất từ các nông trường, lâm trường quốc doanh.

dieu-dat-giao-khoan-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Thông thường, hộ gia đình, cá nhân là cán bộ công nhân viên, người sinh sống tại các địa phương có các nông, lâm trường quốc doanh thường là những người được nhận khoán, nhận giao đất của nông, lâm trường đó, cụ thể:

  • Người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ trả sản phẩm khoán theo chu kỳ năm hoặc trả tiền/vật chất tương ứng để nhận đất được giao từ nông, lâm trường;
  • Hoạt động quản lý, sử dụng đối với đất được giao khoán vẫn thuộc về nông, lâm trường. Cụ thể, các nông, lâm trường quốc doanh này chính là các đơn vị kinh tế được thành lập với hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn để thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao;
  • Mục đích sử dụng đất của các nông, lâm trường và đất được giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân cần phải tuân thủ theo quyết định giao đất hoặc cho thuê đất mà nông lâm trường có được. Do đó, mục đích sử dụng đất có thể là đất trồng cây lâu năm, xây dựng nhà ở, sản xuất nông nghiệp…

>>> Xem thêm: Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp – Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi

Đất giao khoán có được cấp sổ đỏ không? Có được chuyển nhượng không?

Theo đó, căn cứ theo Điều 19 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã quy định cụ thể về các trường hợp không cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (thường gọi là Sổ đỏ) bao gồm:

– Tổ chức, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao đất để quản lý thuộc các trường hợp quy định tại Điều 8 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018.

– Chủ thể đang thực hiện việc quản lý, sử dụng đất nông nghiệp thuộc quỹ đất công ích của xã, phường, thị trấn.

– Người thuê, thuê lại đất của người sử dụng đất, trừ những trường hợp thuê, thuê lại đất của nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

– Người nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

– Người đang sử dụng đất không đủ các điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ).

– Người sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ), nhưng đã có thông báo hoặc quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 – Tổ chức, Uỷ ban nhân dân cấp xã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xây dựng các công trình công cộng như đường giao thông, công trình dẫn nước, dẫn xăng, nghĩa trang, nghĩa địa… và không nhằm hướng đến mục đích kinh doanh.

Qua quy định trên, có thể thấy được pháp luật hiện hành không cho phép việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) đối với các trường hợp nhận khoán đất trong các nông trường, lâm trường, doanh nghiệp nông, lâm nghiệp, ban quản lý rừng phòng hộ, ban quản lý rừng đặc dụng.

Đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Đây có lẽ là một trong các vướng mắc được nhiều người dân quan tâm, bởi các giao dịch liên quan đến đất đai (trong đó có chuyển nhượng) đang diễn ra ngày càng phổ biến. Theo đó, chủ thể nhận khoán đất trong các nông trường thuộc một trong các trường hợp nêu trên sẽ không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ).

Như vậy, đối với cá nhân, hộ gia đình nhận đất giao khoán được hưởng các quyền nhất định theo hợp đồng giao khoán, và không có các quyền của người sử dụng đất, không được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên từ đó cũng không thể tiến hành chuyển nhượng hợp pháp đối với đất nhận giao khoán.

>>> Đất giao khoán có được cấp sổ đỏ không? Có được chuyển nhượng không? Gọi ngay: 1900.6174

Điều kiện chuyển nhượng đất giao khoán

Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 và các văn bản khác có liên quan, thì đất giao khoán được phép chuyển nhượng khi thỏa mãn đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên bên bán/bên chuyển nhượng;
  • Tại thời điểm chuyển nhượng, thì đất giao khoán không có tranh chấp phát sinh trên thực tế, không bị kê biên để đảm bảo cho việc thi hành án, và đất giao khoán vẫn còn trong thời hạn sử dụng đất;
  • Đất giao khoán không là đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất hoặc đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên được giao, khoán theo quy định pháp luật;
  • Việc chuyển nhượng không thuộc các trường hợp không được phép chuyển nhượng hoặc hạn chế chuyển nhượng theo quy định tại Điều 191, Điều 192 Luật Đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018;

 Như vậy, trường hợp nếu thửa đất đủ điều kiện chuyển nhượng, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất và thực hiện việc sang tên/đăng ký biến động đất đai theo thủ tục mà pháp luật quy định. 

>>> Điều kiện chuyển nhượng đất giao khoán như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Thu hồi đất giao khoán

Theo đó, đất giao khoán là một trong các loại đất mà có bên giao khoán chính là cơ quan có thẩm quyền về quản lý đất, và đồng thời theo Luật đất đai hiện hành cũng có quy định về thực hiện việc thu hồi đất trong một số trường hợp cụ thể. Cụ thể, người nhận đất giao khoán của Nhà nước sẽ có nghĩa vụ trả lại đất khi có quyết định thu hồi của Nhà nước. Và khi bị thu hồi đất, thì người bị thu hồi đất giao khoán sẽ được bồi thường và hỗ trợ, bố trí tái định cư.

Trường hợp đất giao khoán bị thu hồi được sử dụng với mục đích về nông nghiệp, lâm nghiệp… của lâm, nông trường quốc doanh thì cá nhân, hộ gia đình sẽ không được nhận bồi thường về đất mà sẽ được bồi thường về chi phí bỏ ra đầu tư vào đất còn lại.

Cụ thể, đối với cá nhân, hộ gia đình nhận đất giao khoán nhưng nằm ngoài các đối tượng trên thì sẽ không được hỗ trợ mà chỉ nhận được khoản bồi thường cho chi phí đầu tư vào đất còn lại. Còn đối với đất nông nghiệp được sử dụng chung của lâm, nông trường quốc doanh thì khi có quyết định thu hồi của Nhà nước, cá nhân, hộ gia đình sẽ không được nhận bồi thường đất, nhưng sẽ được nhận bồi thường chi phí đem đầu tư vào đất còn lại với điều kiện nguồn gốc của tiền đầu tư này không phải từ nguồn ngân sách của nhà nước. 

dat-giao-khoan-co-duoc-chuyen-nhuong-khong

Như vậy, có thể thấy việc thu hồi đất giao khoán cần phải đáp ứng những điều kiện về trình tự thủ tục luật định cũng như cần thực hiện tốt công tác bồi thường về chi phí bỏ ra đầu tư vào đất còn lại cho người dân.

>>> Xem thêm: Điều kiện chuyển đổi đất nông nghiệp – Hồ sơ, thủ tục chuyển đổi

Mẫu hợp đồng giao khoán đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản

Dưới đây là Mẫu hợp đồng giao khoán đất vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, mặt nước nuôi trồng thủy sản được Tổng Đài Pháp Luật cập nhật mới nhất năm 2023, nhằm giúp quý bạn đọc có thể tham khảo nội dung và đặc biệt là có thể sử dụng được ngay trong trường hợp cần thiết trên thực tế!

 

TÊN TỔ CHỨC                          CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

                                                               Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: ………./200…/HĐ                                                                     

HỢP ĐỒNG

GIAO KHOÁN SỬ DỤNG ĐẤT VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, MẶT NƯỚC NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Hôm nay, ngày……..tháng…..năm……

Tại:…………………………………………………

HAI BÊN GIAO VÀ NHẬN KHOÁN

  1. BÊN GIAO KHOÁN (BÊN A):

Đại diện tổ chức ông (bà):……………………………………………………………………..

Chức vụ:……………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………………………….

Tài khoản số:………………………………………………………………………………………..

Mã số thuế:…………………………………………………………………………………………..

II- BÊN NHẬN KHOÁN (BÊN B):

Ông(bà):…………………………….nghề nghiệp:…………………………………………….

CCCD số:…………………………..ngày cấp:……………………tại:……………………..

Hộ khẩu thường trú:…………………………………………………………………………….

Nơi thường trú:…………………………………………………………………………………..

Điện thoại:………………………………………………………………………………………….

Hai bên thống nhất ký kết hợp đồng khoán đất, sử dụng vào mục đích ……………………………………………………………………. với các điều khoản sau:

Điều 1: Khoán đất và thời hạn sử dụng đất:

Bên A khoán đất cho bên B, cụ thể như sau:

       Tổng diện tích đất giao khoán:………………………………………………… … m2

Trong đó:

  1. Đất trồng cây hàng năm………………………………………………………………….m2
  2. Đất trồng cây lâu năm…………………………………………………………………….m2
  3. Đất rừng sản xuất (cả đất đã có rừng và đất để trồng rừng)…………………m2

3.1. Đất đã có rừng………………………………………………………………………..m2

3.2. Đất chưa có rừng………………………………………………………………….m2    

  1. Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên…………………………………………………..m2
  2. Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản……………………………………………….m2

(Tùy trường hợp cụ thể trong hợp đồng để quy định các tiêu chí chi tiết cho từng loại đất)

Điều 2: Trách nhiệm và quyền của Bên A:

1- Trách nhiệm bên giao khoán:

  1. Chịu trách nhiệm trước cơ quan trước cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quản lý và sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch, kế hoạch.
  2. Xác định đúng diện tích, vị trí ranh giới đất, hạng đất trên phần đất giao khoán theo bản đồ và thực địa.
  3. Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Hợp đồng giao khoán đất, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai và các văn bản pháp quy do cơ quan có thẩm quyền ban hành.
  4. Thực hiện các hoạt động dịch vụ và tiền vốn, khuyến nông, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho Bên B chủ động sản xuất, kinh doanh.
  5. Thực hiện các chính sách về bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định đối với cá nhân tham gia bảo hiểm.
  6. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường.

2- Quyền của bên giao khoán:

  1. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện hợp đồng khoán, đảm bảo thực hiện đúng pháp luật về đất đai.
  2. Xem xét miễn giảm các khoản phải nộp cho bên nhận khoán theo hợp đồng khi có rủi ro xảy ra thiệt hại.
  3. Khi Bên B vi phạm hợp đồng thì Bên A căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng.

Điều 3: Nghĩa vụ và quyền của Bên B:

  1. Nghĩa vụ bên nhận khoán:
  2. Sử dụng đất nhận khoán đúng mục đích, đúng quy hoạch và chịu sự hướng dẫn kiểm tra, giám sát của bên giao khoán về kế hoạch sản xuất, quy trình kỹ thuật, chất lượng sản phẩm trong quá trình nhận khoán.
  3. Nộp cho Bên A các khoản sau:

– Các loại thuế theo luật quy định.

– Hoàn trả giá trị cây trồng, vật nuôi và các công trình trực tiếp phục vụ sản xuất trên đất khoán do vốn Bên A đã đầu tư.

– Nộp BHXH, BHYT theo chế độ hiện hành (nếu là người tham gia BHXH).

– Nộp quỹ phát triển sản xuất, quỹ phúc lợi, quản lý phí hàng năm theo quy định của Bên A theo từng loại cây, từng hạng đất:

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………..

  1. Bán sản phẩm sản xuất ra trên đất nhận khoán cho Bên A theo hợp đồng.
  2. Sử dụng đất đúng mục đích theo quy hoạch của Bên A. Cải tạo, bồi dưỡng đất, không làm thoái hóa và biến dạng cấu trúc, địa hình diện tích đất được nhận khoán.
  3. Chấp hành các quy định về phòng, chống dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Bảo vệ nguồn lợi của đất, nước, vật kiến trúc và môi trường sinh thái.
  4. Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì bị huỷ hợp đồng và phải bồi thường theo mức độ thiệt hại.
  5. Giao lại đất khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi để sử dụng vào mục đích quốc phòng, dân sinh, xã hội khác.
  6. Không được giao lại đất khoán hoặc đơn phương chuyển nhượng hợp đồng cho bên thứ 3 dưới bất kỳ hình thức nào.
  7. Quyền của bên nhận khoán:
  8. Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán, được hưởng thành quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng đất và quyền sử dụng.
  9. Được ký hợp đồng với Bên A về dịch vụ sản xuất, vay vốn, tiêu thụ sản phẩm. Trường hợp bị thiên tai, rủi ro được xét miễn giảm các khoản phải nộp cho Bên A theo quy định của Nhà nước.
  10. Được làm lán trại tạm để bảo vệ sản xuất, cất giữ dụng cụ, vật tư, sản phẩm… theo quy định của Bên A.
  11. Được nhận giá trị sản phẩm khi thu hoạch và được hưởng 100% giá trị vượt

khoán theo hợp đồng đã ký.

  1. Được trồng xen cây phụ trợ dưới các loại cây trồng chính khi chưa khép tán theo hướng dẫn của bên giao khoán và được hưởng 100% sản phẩm trồng xen đó.
  2. Khi chuyển đi làm nghề khác hoặc chỉ đủ khả năng thực hiện một phần diện tích hợp đồng, trả lại toàn bộ hoặc một phần đất cho bên giao khoán thì được hoàn trả hoặc đền bù tài sản đã đầu tư trên đất theo quy định chung của nhà nước.
  3. Được bồi thường thiệt hại do bên giao khoán vi phạm hợp đồng gây ra.
  4. Trong trường hợp bị thiệt hại do thiên tai, rủi ro thì được xem xét miễn, giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định của pháp luật.
  5. Khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất khoán để sử dụng vào mục đích quốc phòng, dân sinh, xã hội khác thì được đền bù theo quy định hiện hành.

Điều 4: Điều khoản chung

– Hợp đồng này có giá trị pháp lý để giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm giữa bên B và bên A. Hai bên đều bình đẳng trước pháp luật.

– Hợp đồng này được lập thành 02 bản có giá trị như nhau, mỗi bên giữ 01 bản.

– Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu bên nào có khó khăn thì chủ động thông báo cho bên kia biết để bàn bạc, giải quyết bằng văn bản. Nếu bên nào cố tình gây khó khăn, làm thiệt hại cho bên kia thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật./.

ĐẠI DIỆN BÊN A                                                                  ĐẠI DIỆN BÊN B
(Ký và ghi rõ họ tên)                                                          (Ký và ghi rõ họ tên)             

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí mẫu hợp đồng giao khoán đất? Gọi ngay: 1900.6174

Đất nhận khoán khi thu hồi được bồi thường như thế nào?

Đối với các trường hợp Nhà nước thu hồi đất không được bồi thường về đất được quy định cụ thể ở Điều 82 Luật đất đai 2013, sửa đổi, bổ sung 2018 bao gồm: Đất nhận khoán để sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối. Theo quy định của Luật Đất Đai năm 2013, sửa đổi, bổ sung 2018, thì việc bồi thường đất giao khoán khi Nhà nước thu hồi đất sẽ được thực hiện như sau:

  • Người sử dụng đất được bồi thường về giá trị của tài sản gắn liền với đất giao khoán, bao gồm cả tài sản tự xây dựng trên đất và các khoản chi phí phát sinh do việc di dời, tái định cư.
  • Giá trị bồi thường sẽ được tính dựa theo giá đất ở thời điểm Nhà nước thu hồi đất, được xác định bằng phương pháp thẩm định giá đất theo quy định của pháp luật hiện hành.
  • Cơ quan có thẩm quyền sẽ có trách nhiệm thanh toán khoản bồi thường đối với người sử dụng đất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thu hồi đất.
  • Trong trường hợp nếu người sử dụng đất không đồng ý với quyết định của cơ quan nhà nước về giá trị bồi thường, thì họ có quyền yêu cầu thẩm định lại giá trị bồi thường hoặc kiện đòi bồi thường trước khi chấp nhận thanh toán.

Như vậy, đối với trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý khi thu hồi đất giao khoán, hoặc có vi phạm về quyền lợi của người sử dụng đất, người sử dụng đất có quyền khiếu nại, đòi bồi thường thiệt hại và yêu cầu trả lại đất.

lan-dat-giao-khoan-co-duoc-chuyen-nhuong-khong
Sử dụng đất sai mục đích có bị thu hồi?

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí đất giao khoán có được chuyển nhượng không? Gọi ngay: 1900.6174

Nội dung bài viết trên đây là toàn bộ những thông tin pháp lý vô cùng hữu ích liên quan đến vấn đề đất giao khoán có được chuyển nhượng không theo quy định pháp luật đất đai được cập nhật mới nhất 2023. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn đọc còn có bất kỳ vướng mắc hay có các câu hỏi nào khác có liên quan cần được hỗ trợ giải đáp, thì đừng ngần ngại liên hệ trực tiếp đến Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 để được đội ngũ Luật sư tư vấn giàu kinh nghiệm của chúng tôi giải đáp tận tình, dễ hiểu nhất!

Liên hệ chúng tôi

 

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp
  1900633727