Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

luat-su-nam-dinh

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai bắt đầu khi nào? Đây là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Vậy nên tất cả những thắc mắc về thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ được đội ngũ Luật sư giàu kinh nghiệm của Tổng Đài Tư Vấn hỗ trợ bạn trong bài viết này.  Mọi vướng mắc của các bạn liên quan đến vấn đề trên, vui lòng kết nối trực tiếp đến với Luật sư thông qua số hotline 1900.6174 để được tư vấn kịp thời và nhanh chóng nhất!

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai chi tiết nhất. Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

 

Anh Hậu ở Kiên Giang có câu hỏi như sau:
Anh có mảnh đất vườn liền kề với mảnh đất có chủ sở hữu quyền sử dụng đất là anh Trung (anh Trung cũng là hàng xóm với anh Hậu). Năm 2020 giữa hai người xảy ra tranh chấp về phần ranh giới đối với mảnh đất này. Vụ việc đã được giải quyết bằng các biện pháp như tự hòa giải và hòa giải tại cơ sở cấp xã, tuy nhiên vẫn chưa có kết quả như ý.
Anh định làm thủ tục khởi kiện vụ việc này ra Tòa án, nhưng lo lắng thời gian tranh chấp diễn ra đến nay cũng khá dài không biết vụ việc của mình còn thời hiệu khởi kiện không, anh muốn nhờ luật sư tư vấn về vấn đề này, để anh được rõ hơn về thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể có quyền yêu cầu khởi kiện vụ án tại Tòa án giải quyết vụ án của mình, nếu qua thời gian này mà không yêu cầu thì chủ thể có thể mất quyền khởi kiện.

Thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai cũng được hiểu là thời hạn mà chủ thể có thể yêu cầu Tòa án giải quyết vụ tranh chấp nhằm bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp của mình, qua thời gian này thì có thể vụ việc sẽ không thể khởi kiện được nữa, theo đó nội dung về việc này được nêu tại Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự.

>>Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về thời hiệu khởi kiện về tranh chấp đất đai. Gọi 1900.6174

 

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai quy định như thế nào?

Tranh chấp đất đai là các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể có quyền sử dụng đất với hai hoặc các bên trong quan hệ đất đai, theo đó đối với các trường hợp tranh chấp về quyền sử dụng đất không cần áp dụng thời hiệu khởi kiện điều này được nêu tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015.

Bên cạnh đó đối với các trường hợp tranh chấp đất đai khác được giải quyết theo thủ tục Tố tụng dân sự thì áp dụng thời hiệu khởi kiện theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vụ án dân sự vậy các nội dung quy định về việc này là như thế nào hãy cùng tiếp tục tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

>>Để hiểu rõ hơn về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định như thế nào? Hãy liên hệ ngay 1900.6174 để được luật sư tư vấn miễn phí .

Khi nào bắt đầu thời hiệu?

Cũng như việc khi nào thì kết thúc thời hiệu khởi kiện thì việc bắt đầu thời hiệu khởi kiện là khi nào cũng quan trọng như nhau, theo bắt đầu thời hiệu khởi kiện trong vụ án dân sự, hay vụ tranh chấp đất đai có áp dụng thời hiệu khởi kiện là từ ngày người yêu cầu khởi kiện biết hoặc phải biết rằng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của mình đang bị người khác xâm phạm, trừ những trường hợp đặc biệt khác được quy định theo pháp luật.

Theo điều 154 Bộ luật dân sự 2015 việc bắt đầu thời hiệu khởi kiện còn được tính từ ngày quyền yêu cầu giải quyết vụ án, vụ việc được phát sinh. Như vậy dựa trên những nội dung nêu trên tóm lại việc bắt đầu thời hiệu khởi kiện phụ thuộc vào việc người yêu cầu giải quyết vụ việc vụ án phải biết được quyền lợi của mình đang bị xâm phạm và quyền giải quyết vụ việc này bắt đầu phát sinh.

Thời gian không tính vào thời hiệu

Thời gian không tính vào thời hiệu khởi kiện được xem là thời gian xảy ra một số trường hợp đặc biệt làm chậm trễ ảnh hưởng đến thời hiệu khởi kiện, các trường hợp không tính vào thời hiệu khởi kiện được quy định tại Điều 156 Bộ luật dân sự như sau:

  • Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng và trở ngại khách quan làm cho các chủ thể có quyền khởi kiện và không có quyền yêu cầu khởi kiện không thể thực hiện việc khởi kiện trong thời hạn còn thời hiệu khởi kiện. 
  • Các sự kiện bất khả kháng được hiểu là các sự việc xảy ra không thể lường trước được và đã áp dụng mọi biện pháp khắc phục cần thiết nhưng vẫn không thể khắc phục
  • Trở ngại khách quan là các trở ngại xuất hiện do tác động khách quan làm cho các chủ thể có quyền nghĩa vụ không biết các quyền và nghĩa vụ của mình đang bị xâm phạm mà thực hiện việc khởi kiện 

thoi-hieu-khoi-kien-tranh-chap-dat-dai

  • Trường hợp người có quyền và nghĩa vụ bị xâm phạm chưa có người đại diện vì người có quyền khởi kiện thuộc các trường hợp là người chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức và bị hạn chế hành vi dân sự.
  • Ngoài ra còn có các trường hợp như người đại diện cho các chủ thể chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc có khó khăn trong nhận thức và bị hạn chế hành vi dân sự bị các sự cố do:
  • Chết nếu là cá nhân hoặc chấm dứt tồn tại nếu là pháp nhân
  • Hoặc vì lý do nào đó mà không thể tiếp tục đại diện.

Nếu thuộc một trong hai trường hợp nêu trên mà chưa có người đại diện khác thay thế thì việc tốn thời gian cho việc này cũng không tín vào thời hiệu khởi kiện.

Bắt đầu lại thời hiệu

Việc bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện cũng được quy định tại Điều 157 của Bộ luật dân sự 2015 như sau: Các trường hợp làm cho vụ án dân sự hay tranh chấp đất đai phải bắt đầu lại:

  • Chủ thể có nghĩa vụ trong vụ kiện đã thừa nhận một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình đối với người khởi kiện. Chủ thể đó cũng thực hiện xong phần nghĩa vụ hoặc thừa nhận phần nghĩa vụ mà chủ thể khởi kiện yêu cầu mình thực hiện.
  • Các bên chủ thể có quyền và nghĩa vụ trong vụ kiện thực hiện việc hòa giải với nhau.

Theo đó thời hiệu của vụ kiện sẽ bắt đầu lại vào ngày tiếp theo diễn ra các trường hợp nói trên.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu?

Về thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu thì để xác định việc này cần hiểu rõ về hai loại tranh chấp đất đai như sau:

  • Tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, đây là những tranh chấp được giải quyết theo pháp luật đất đai vì vậy theo Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015 thì những vụ việc này không áp dụng thời hiệu khởi kiện, như vậy có nghĩa là những vụ tranh chấp về quyền sử dụng đất đương sự có thể thực hiện việc khởi kiện bất cứ lúc nào theo quy định của pháp luật.
  • Đối với các tranh chấp đất đai liên quan đến hợp đồng dân sự và được Tòa án tiếp nhận thụ lý giải quyết dựa trên thủ tục của Bộ luật Tố tụng dân sự căn cứ quy định tại Điều 2 nghị quyết số 103/2015 QH13 và bản hướng dẫn của nghị quyết số 02/2016 HĐTP tại điều 4  của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao thì: Với các tranh chấp trong hợp đồng là 3 năm. chia di sản đối với động sản là 10 năm và bất động sản là 30 năm.

>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai là bao lâu theo quy định của pháp luật. Gọi ngay 1900.6174

Khi nào không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai?

Như đã nêu thì việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện đối với tranh chấp đất đai về quyền sử dụng đất, do khi tranh chấp về quyền sử dụng đất các bên tranh chấp giải quyết bằng luật đất đai và những vụ việc giải quyết theo luật đất đai thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện. Nội dung về không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai đối với tranh chấp ai có quyền sử dụng đất được nêu rõ tại Khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự 2015.

Trên thực tế việc tranh chấp xác định xem ai là người có quyền sử dụng đất thường không liên quan đến tiền bạc và những tranh chấp này xảy ra và có hướng giải quyết bằng hòa giải nên việc không áp dụng thời hiệu khởi kiện cho điều này cũng là điều đúng đắn, vì các tranh chấp này thường xuất hiện nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải quyết vụ việc khi áp dụng thời hiệu.

>>> Chuyên viên tư vấn miễn phí  những trường hợp không áp dụng thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai? Liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Hết thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai có khởi kiện được không?

Tại khái niệm về thời hiệu khởi kiện cũng nêu rõ rằng: Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà đương sự có quyền yêu cầu khởi kiện vụ án tại Tòa án giải quyết vụ án của mình, nếu qua thời gian này mà không yêu cầu thì chủ thể có thể mất quyền khởi kiện”.

Như vậy đối với các tranh chấp đất đai không phải tranh chấp về quyền sử dụng đất mà cần áp dụng thời hiệu khởi kiện thì nếu thời hiệu khởi kiện hết sẽ không thể khởi kiện vụ việc được nữa, đương sự sẽ mất đi quyền khởi kiện khi thời hiệu kết thúc, căn cứ theo Khoản 3 Điều 150 Bộ luật dân sự. 

Chào anh Hậu từ những thông tin trên đã nêu chúng tôi xin kết luận lại rằng.

Đối với câu hỏi của anh về vụ việc tranh chấp đất đai mà anh đang giải quyết cụ thể là việc tranh chấp về phần ranh giới đất thuộc quyền sử dụng đất của anh hay không thì theo như pháp luật nêu tại Khoản 3 điều 155 của Bộ luật dân sự thì vụ việc tranh chấp về quyền sử dụng đất không thuộc trường hợp áp dụng thời hiệu khởi kiện, vì vậy nên tranh chấp của anh khi giải quyết theo Luật đất đai sẽ không quy định về thời hiệu khởi kiện.

>>> Hết thời hạn khởi kiện tranh chấp đất đai có khởi kiện được không? Để biết thêm chi tiết liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời và nhanh chóng nhất.

Trên đây là một số thông tin được Tổng đài tư vấn tổng hợp liên quan đến “Thời hiệu khởi kiện tranh chấp đất đai”, mong rằng có thể giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này, nếu muốn biết thêm chi tiết hoặc có vấn đề không rõ hãy liên hệ ngay 1900.6174 để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

  1900633727