Tài sản trí tuệ là gì? Đặc điểm của tài sản trí tuệ

hang-xom-lan-chiem-dat-9

 

Tài sản trí tuệ là gì? Tài sản trí tuệ luôn là một trong những loại tài sản đem lại giá trị cao cho cuộc sống ngày nay của chúng ta. Thế nhưng xoay quanh loại tài sản này, lại có không ít những vấn đề phát sinh về quyền hay tranh chấp để có thể sở hữu được tài sản trí tuệ một cách hợp pháp.

Chính vì thế Tổng Đài Tư Vấn hi vọng thông qua bài viết dưới đây, có thể giúp quý độc giả hiểu rõ hơn các thông tin pháp lý liên quan đến tài sản trí tuệ. Nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan, hãy gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp miễn phí.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tài sản trí tuệ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tình huống: Anh Bằng (Bình Thuận) đã gửi đến cho Tổng Đài Tư Vấn một câu hỏi với vướng mắc như sau:
Em trai tôi là ca sĩ mới vào nghề; vì có năng khiếu sáng tác nên em trai tôi đã vừa đi hát vừa soạn nhạc sau đó bán cho các ca sĩ có nhu cầu cần bài hát nếu giữa hai bên phù hợp về giai điệu cũng như phong cách âm nhạc; thế nhưng vì mới vào nghề nên em trai tôi không tránh khỏi những thiếu sót; lần đầu tiên bán bài hát cho một ca sĩ X; em trai tôi đã quên không liên hệ với những người có hiểu biết về pháp luật để hỏi rõ về vấn đề lập hợp đồng về giao dịch này mà chỉ trao đổi qua điện thoại;
Đến khi gửi bài hát cho bên ca sĩ X này rồi thì em trai tôi lại bị quỵt tiền; cho tôi hỏi trong trường hợp này ca khúc mà em tôi đã bán đi có rơi vào trường hợp là một tài sản trí tuệ hay không ? Tôi mong luật sư có thể tư vấn rõ giúp tôi những vấn đề xoay quanh đến loại tài sản này để chúng tôi có thêm kinh nghiệm tránh gặp phải những tình huống khó giải quyết như em trai tôi đã gặp phải, tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Trả lời: Rất cảm ơn câu hỏi mà anh Bằng đã gửi về cho Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi; sau khi đoàn Luật sư của chúng tôi trao đổi và xem xét lại các quy định hiện hành về tài sản trí tuệ thì chúng tôi xin phép được giải đáp các thắc mắc của anh Bằng như sau:

Tài sản trí tuệ là gì?

Tài sản trí tuệ có thể được hiểu như là những sản phẩm nhân tạo được tạo ra từ trí tuệ của con người thông qua các khả năng về tư duy; sáng tạo với các lĩnh vực trong xã hội. Điều đặc biệt về loại tài sản này là nó thuộc dạng tài sản vô hình; tức là không thể hiện hữu như vật chất nhưng lại có giá trị rất lớn trong đời sống và đem lại giá trị lợi nhuận rất cao.

don-tai-san-tri-tue-la-gi

Các loại tài sản trí tuệ có thể kể đến như: các tác phẩm về văn học; các tác phẩm về nghệ thuật khoa học; các chương trình với các tiết mục biểu diễn đặc sắc; những công thức về pha chế; những phần mềm máy tính mới lạ;…

>>> Xem thêm: Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì và sử dụng với mục đích nào?

Các loại tài sản trí tuệ

Dựa vào từng đặc điểm riêng của các loại tài sản trí tuệ; loại tài sản này đã được chia thành các nhánh như sau:

Tài sản trí tuệ liên quan đến quyền tác giả và quyền liên quan:

  • Về quyền tác giả; tài sản trí tuệ lúc này sẽ được xem như một loại tác phẩm; bởi thế nên khi xét về quyền của tác giả trong một sản phẩm sẽ không bảo hộ cho ý tưởng mà chỉ bảo vệ cho cách thức thể hiện ra tư duy của từng tác giả.
  • Đối với quyền liên quan thì tài sản trí tuệ là những buổi biểu diễn trực tiếp; các bản ghi âm; hay những chương trình truyền hình thực tế;…

Tài sản trí tuệ liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp:

  • Về quyền sở hữu công nghiệp sẽ bảo vệ cho các tài sản trí tuệ như: về sáng chế; về kiểu dáng của công nghiệp; về chỉ dẫn địa lý hay về tên thương mại;…

Tài sản trí tuệ về quyền bảo hộ cây trồng:

  • Là khi các tài sản trí tuệ dưới dạng này sẽ được bảo hộ về giống cây trồng nhằm tạo thêm động lực giúp tạo ra các giống cây trồng mới có năng suất hơn; chất lượng tốt hơn.

Còn trong trường hợp dùng tính chất để xác định; thì có thể chia tài sản trí tuệ thành các nhóm như sau:

  • Nhóm sáng tạo trong văn học và nghệ thuật: là nhóm liên quan đến các tác phẩm văn học; nghệ thuật; các buổi biểu diễn; trình diễn;…
  • Nhóm sáng tạo về kỹ thuật hay công nghệ: là nhóm liên quan đến phần sáng chế; bí mật kinh doanh; hay thiết kế bố trí;…
  • Nhóm sáng tạo về hoạt động kinh doanh và thương mại: là nhóm sẽ liên quan đến các vấn đề xoay quanh đến nhãn hiệu; đến tên thương mại; đến các chỉ dẫn địa lý;…

Cũng tương tự như trên nếu trong trường hợp tài sản trí tuệ được phân nhóm dựa trên thủ tục xác lập quyền; thì sẽ được phân chia thành các nhóm như sau:

  • Nhóm về bảo hộ tự động: tức nhóm liên quan đến các quyền về quyền tác giả; quyền liên quan; quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
  • Nhóm về bảo hộ tự động có điều kiện: là nhóm quyền sẽ xoay quanh các vấn đề về tên thương mại; về bí mật kinh doanh hay về các nhãn hiệu nổi tiếng thì sẽ cần đáp ứng thêm các điều kiện liên quan mới được sự bảo hộ.
  • Nhóm về tài sản trí tuệ phải đăng kí: tức nhóm liên quan đến sáng chế; thiết bị bố trí; kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu;…

>>> Có bao nhiêu loại tài sản trí tuệ hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174

Đặc điểm của tài sản trí tuệ

Tài sản trí tuệ vốn là kết quả của cả khoa học tự nhiên và xã hội tạo thành cũng như là kết quả của công nghệ nhưng có thể chuyển giao độc quyền (công nghệ lên men rượu) và cả công nghệ không thể chuyển giao độc quyền (về các công nghệ sáng tạo).

Tài sản trí tuệ là một loại sản phẩm đặc biệt vì vậy nó sẽ có khả năng tái tạo và phát triển.

Tài sản trí tuệ sẽ có khả năng rất cao về vấn đề bị hao mòn một cách vô hình vì có thể ở thời điểm này tài sản trí tuệ đó sẽ rất có giá trị với cuộc sống với các đối tượng đang cần sử dụng; nhưng ở thời điểm khác thì giá trị đó sẽ không còn được như ở thời điểm hiện tại.

Tài sản trí tuệ dễ nhận biết nhất có thể kể đến như tài sản trí tuệ tồn tại dưới dạng thông tin: như các chương trình truyền hình thực tế được tiếp sóng từ quốc gia này đến quốc gia khác vì thế tài sản trí tuệ có khả năng lan truyền đến vô tận.

thue-tai-san-tri-tue-la-gi

>>> Xem thêm: Mẫu biên bản kiểm kê tài sản và những cập nhật mới nhất trong năm 2023

Tài sản trí tuệ mắc một nhược điểm là rất dễ bị sao chép; đây là một vấn đề từ lâu đã không còn xa lạ với các ví dụ điển hình như việc các tác phẩm văn học; các tác phẩm truyện của các cá nhân bị đạo văn; hay sao chép lại một cách rất trắng trợn.

Tài sản trí tuệ có thể được sử dụng bởi nhiều người trong cùng một thời điểm; việc có thể vừa gây hoặc không gây ảnh hưởng chung đến những người sử dụng tài sản này ở thời điểm đó.

Tài sản trí tuệ có thể được định giá bằng tiền và trao đổi trên thị trường với các ví dụ điển hình như việc một ca sĩ mua lại một bài hát từ một nhạc sĩ để thể hiện.

Ở tài sản trí tuệ còn có một điều đặc biệt rằng khi chủ sở hữu của tài sản trí tuệ từ bỏ quyền sở hữu của mình sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền sở hữu tài sản trí tuệ này hay còn gọi là tác phẩm này đối với các chủ sở hữu khác.

>>> Đặc điểm của tài sản trí tuệ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Vai trò của tài sản trí tuệ

Vai trò của tài sản trí tuệ trong lĩnh vực của các doanh nghiệp:

  • Khi xây dựng các kế hoạch hay chiến lược kinh doanh; việc các doanh nghiệp sử dụng đến các tài sản trí tuệ là khá phổ biến như các tài sản trí tuệ về nhãn hiệu hay sáng chế trong các công nghiệp để nhằm thu hút về các nguồn đầu tư. Hay về kinh doanh, tài sản trí tuệ sẽ góp phần tạo thêm sự sinh lợi thông qua các hoạt động thương mại như việc mua bán; trao đổi; tăng thêm tính cạnh tranh;…có thể lấy một ví dụ phổ biến cho vấn đề này là khi một doanh nghiệp bất kì đầu tư và trau chuốt trong cách xây dựng thương hiệu sẽ cũng đồng thời làm tăng thêm thiện cảm và ngày càng lấy được lòng tin của khách hàng; qua đó thúc đẩy cho chính sự phát triển mà doanh nghiệp này đang hướng đến.
  • Tuy nhiên bên cạnh đó tài sản trí tuệ trong lĩnh vực này cũng còn gặp khá nhiều thách thức như các vấn đề liên quan đến việc sử dụng tài sản trí tuệ của người khác; cách để bảo vệ quyền của tài sản trí tuệ khi xuất nhập khẩu hàng hóa;…

Vai trò của tài sản trí tuệ trong việc nghiên cứu và giảng dạy:

  • Có thể thấy việc không ngừng nghiên cứu; sáng tạo bởi tư duy của chính con người chúng ta đã giúp cho công nghệ nước ta qua các nghiên cứu ngày càng phát triển với những sản phẩm trí tuệ cực kì chất lượng được ra đời; qua đó giúp ích trực tiếp đến chính công việc nghiên cứu nói riêng sẽ ngày càng được phát triển và cũng sẽ giúp ích cho đời sống của con người nói chung.
  • Chính vì vậy mà việc cấp cho các trường đại học hay các viện nghiên cứu những sự bảo vệ về quyền của sở hữu trí tuệ sẽ giúp họ có nhiều tự tin hơn để ngày càng đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu này nhằm khai thác nhiều hơn nữa những tài sản trí tuệ qua các lĩnh vực về thương mại hóa; hay sản xuất công nghiệp; cũng như tăng được sự kết nối giữa các nước trên thế giới trong vấn đề giao thoa; học hỏi về các sự tư duy sáng tạo cần thiết trong lĩnh vực này.
  • Các hoạt động giảng dạy cũng chính là một trong những yếu tố để tạo ra những tài sản trí tuệ thông qua các giáo án, các tài liệu giảng dạy; những bài luận văn những phần mềm hay các thiết kế bố trí; từ đó sẽ giúp thúc đẩy việc truy cập nhiều hơn trong vấn đề tìm kiếm các tài liệu học thuật cần thiết đối với cả học sinh; sinh viên hay giảng viên chính vì vậy mà các trường đại học hay các viện nghiên cứu cũng đang tìm ra các chính sách phù hợp về quyền sở hữu trí tuệ để tránh tình trạng xâm phạm đến các chất xám và sản phẩm trí tuệ được tạo ra nhằm phục vụ cho mục đích giáo dục này.

>>> Vai trò của tài sản trí tuệ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Quy định của pháp luật về quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ.

Dựa trên căn cứ pháp lý của Luật Sở Hữu Trí Tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì theo quy định của luật này quyền tài sản trong sở hữu trí tuệ đã được đề cập như sau tại Điều 20: làm tác phẩm đó tái sinh; biểu diễn tác phẩm đó trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối hay nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao của tác phẩm đó;

Truyền đạt các tác phẩm đó đến công chúng bằng cả phương tiện hữu tuyến hay vô tuyến; bằng mạng thông tin điện tử hay bằng bất kể phương tiện kỹ thuật nào khác có thể sử dụng được. Một lưu ý với quyền tài sản này là pháp luật chỉ bảo hộ theo một khoảng thời gian nhất định.

Thời điểm có hiệu lực của các giao dịch có đối tượng là tài sản trí tuệ

 Tài sản trí tuệ được phân thành 03 nhóm cơ bản như sau đối với các giao dịch:

  • Nhóm về các hợp đồng với mục đích chuyển quyền sử dụng tài sản trí tuệ như hợp đồng chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp;…
  • Nhóm về hợp đồng với mục đích nhằm chuyển quyền sở hữu tài sản trí tuệ như hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp; hay hợp đồng tặng cho, góp vốn, hoặc trao đổi tài sản trí tuệ;…
  • Nhóm hợp đồng bảo đảm có đối tượng là tài sản trí tuệ. 

dich-tai-san-tri-tue-la-gi

Đối với cả ba nhóm về các hợp đồng nêu trên thì việc đăng kí chính là mấu chốt để tính thời điểm có hiệu lực của các giao dịch có đối tưởng là tài sản trí tuệ, bao gồm cả trường hợp có bên thứ ba nếu là hoại hợp đồng chuyển nhượng.

>>> Thời điểm có hiệu lực của các giao dịch có đối tượng là tài sản trí tuệ? Gọi ngay: 1900.6174

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Vì thuộc dạng tài sản vô hình, nhưng lại có giá trị rất cao trong đời sống ngày nay vì những lợi ích mà tài sản trí tuệ mang lại cho con người bởi từ những khả năng sáng tạo của trí tuệ nên việc bảo hộ tài sản này là hết sức cần thiết; chính vì vậy mà Tổng Đài Tư Vấn xin phép được gửi đến quý độc giả cũng như anh Bằng những biện pháp như sau về việc bảo hộ tài sản này:

  • Bảo hộ trí tuệ không có tính toàn cầu; nên cần đăng kí các tác phẩm liên quan đến trí tuệ trên các lãnh thổ một cách hợp pháp để có thể nhận được sự bảo hộ thỏa đáng.
  • Pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là hoàn toàn khác nhau trên toàn thế giới nên các chủ sở hữu của loại tài sản này cần phải nộp đơn xin cấp giấy chứng nhận độc quyền sáng chế ở các quốc gia nếu sản phẩm lưu hành rộng rãi trong các thị trường để nhận được quyền bảo hộ hợp pháp.
  • Cần kiểm tra xem nhãn hiệu đ­ã được đăng ký hay được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu hay chưa để tránh rơi vào các trường hợp vi phạm không đáng có.
  • Sử dụng các hệ thống bảo hộ khu vực hoặc quốc tế tuy sẽ gây tốn kém nhưng ngược lại hiệu quả rất tốt trong việc bảo vệ các tác phẩm trí tuệ.
  • Cần nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài đúng thời hạn, tránh nộp quá muộn để bị giảm đi những quyền lợi trong việc được bảo hộ tài sản trí tuệ này.
  • Bảo mật thông tin về các tài sản trí tuệ cẩn thận trước khi chưa có các hợp đồng hay thỏa thuận giữa các bên để tránh những vấn đề phát sinh xảy ra.
  • Không được xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của người khác.
  • Cần xác ­định được vấn đề sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thuê lao động
  • Tránh tìm cách  li-xăng sản phẩm ở thị trường mà sáng chế và kiểu dáng có liên quan để mất đi quyền không được bảo hộ

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí tài sản trí tuệ là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Bài viết trên cũng là toàn bộ thông tin về tài sản trí tuệ mà Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi muốn thông tin đến quý độc giả về tài sản trí tuệ là gì? Và khi cần hỗ trợ hãy liên hệ với chúng tôi qua website Tổng Đài Pháp Luật quà qua hotline 1900.6174 nhé, chúng tôi sẽ luôn giải đáp các thắc mắc của quý độc giả một cách nhanh chóng nhất; xin trân trọng cảm ơn.

 

  1900633727