Tách thửa có cần ký giáp ranh không? Thủ tục như thế nào?

hop-thua-dat-lien-ke-quy-dinh-moi-nhat

Tách thửa có cần ký giáp ranh không? Trên thực tế, các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai tương đối phong phú, phức tạp. Trong đó, tách thửa đất là một trong những vấn để thường xuyên diễn ra trong xã hội. Xuất phát từ mục đích, lý do của việc tách thửa rất đa dạng nên pháp luật đất đai hiện hành đã quy định chi tiết trình tự thủ tục tách thửa. Để giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc liên quan đến vấn đề ký giáp ranh khi tách thửa, Tổng Đài Tư Vấn 1900.6174 xin mời quý bạn đọc tham khảo nội dung tư vấn sau đây.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Tách thửa có cần ký giáp ranh không? Gọi ngay: 1900.6174

Phần đặt câu hỏi của chị Hà (ở Long An):

Kính thưa Luật sư! Tôi có một câu hỏi thắc mắc về việc tách thửa đất như sau: Bố chồng tôi hiện nay có mảnh đất thổ cư rộng 800m2 (đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất). Sau khi em chồng tôi lấy vợ, bố chồng tôi muốn chia đất từ mảnh đất 800m2 thành hai phần để cho vợ chồng tôi và vợ chồng em chồng tôi để làm ăn.

Vậy, muốn thực hiện thủ tục tách thửa đất trên gia đình tôi có cần ký giáp ranh với mảnh đất liền kề không? Nếu trường hợp người sử dụng đất liền kề với mảnh đất nhà tôi đồng ý ký giáp ranh thì thủ tục ký giáp ranh khi tách thửa là gì? Nếu trường hợp người sử dụng đất liền kề không chịu ký giáp ranh thì gia đình tôi có thể tách thửa không? Xin cảm ơn!

 

Phần tư vấn trả lời câu hỏi của Luật sư:

Vâng chào chị Hà! Với câu hỏi xin mời chị Hà và các độc giả đang quan tâm đến vấn đề này thì theo dõi nội dung bài viết sau:

Thế nào là tách thửa đất?

Pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm cụ thể về tách thửa đất. Theo đó, để hiểu được khái niệm này mời các bạn cùng tìm hiểu các khái niệm sau:

Thửa đất được xem là phần diện tích đất được giới hạn bởi ranh giới xác định trên thực địa (có thể thể hiện trên bản đồ địa chính) hoặc được mô tả trên hồ sơ (có thể thể hiện trên bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất).

Như vậy, tách thửa đất là thủ tục hành chính đất đai do cơ quan có thẩm quyền tiến hành phân chia một thửa đất (thửa đất bị phân chia phải đạt được diện tích tối thiểu theo quy định pháp luật) dựa trên yêu cầu của người sử dụng đất thành hai hay nhiều thửa đất có diện tích nhỏ hơn so với thửa đất ban đầu được một hoặc nhiều người sử dụng đất đứng tên trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Ví dụ minh họa: Ông Hà có 500m2 đất thổ cư. Do con trai đã có vợ muốn chuyển ra ngoài ở nên ông Hà đã tiến hành làm thủ tục tại Văn phòng đăng ký đất đai về việc yêu cầu chia mảnh đất 500m2 thành 2 mảnh đất, trong đó mảnh đất có diện tích 300m2 ông giữa lại còn mảnh đất 200m2 cho vợ chồng con trai ông để làm nhà. Trong trường hợp này, hành vi yêu cầu Văn phòng đăng ký đất đai tiến hành  chia mảnh đất 500m2 thành 2 mảnh đất gọi là tách thửa đất.

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Tách thửa là gì?? Gọi ngay: 1900.6174

Thế nào là ký giáp ranh?

Pháp luật điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đất đai chưa định nghĩa ký giáp ranh nhưng thông qua các quy định về ranh giới đất đai; bản mô tả ranh giới, mốc mới, v.v.. có thể hiểu ký giáp ranh là thủ tục người sử dụng đất xác nhận bằng cách ký ranh giới, mốc giới và ghi ý kiến của mình về ranh giới thửa đất liền. Điều này góp phần bảo vệ quyền sử dụng đất của chính mình và người sử dụng đất có thửa đất liền kề.

Ký giáp ranh giữa các cá nhân, hộ gia đình có mảnh đất liền kề thể hiện trong bản đồ mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất (trừ một số bản mô tả ranh giới, mốc giới không mô tả đối ranh giới, mốc giới với một số thửa đất được quy định tại điểm 2, Điều 11 Thông tư 25/2014/TT-BTNMT quy định về bản đồ địa chính).

Trước khi lập biên bản mô tả ranh giới thửa đất, cán bộ đo đạc phối hợp với công chức địa chính cấp xã hoặc cán bộ thôn, xóm, ấp, v.v.. (gọi chung là người dẫn đạc) và người sử dụng đất, người quản lý đất liên quan thực hiện hiện việc xác định ranh giới, mốc giới thửa đất trên thực địa, đánh dấu các đỉnh thửa đất. Người sử dụng đất phải cung cấp các giấy tờ liên quan đến thửa đất và cán bộ đo đạc lập bản mô tả ranh giới thửa đất.

Như vậy, có thể hiểu ký giáp ranh là các thỏa thuận bằng văn bản của giữa những người sử dụng đất có thửa đất liền kề nhau cùng xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất đã được ghi nhận trong bản mô tả ranh giới, mốc giới hoặc đã được đo, vẽ hoặc đã được gi nhận trên bản đồ địa chính do cơ quan có thẩm quyền lập.

tach-thua-co-can-ky-giap-ranh-khong-3

>>>Luật sư giải đáp miễn phí Ký giáp ranh là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Tách thửa có cần ký giáp ranh không?

Sau khi đã đáp ứng được điều kiện chung về tách thửa đất về diện tích tối thiểu thì có cần phải xin chữ ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề giới được quyền tách thửa không?

Theo pháp luật đất đai hiện hành, quy định trường hợp đo đạc, vẽ ranh giới, mốc giới theo bản mô tả ranh giới, mốc giới do cơ quan có thẩm quyền thực hiện mà người sử dụng đất vắng mặt (có thể xác định là trường hợp không ký giáp ranh) như sau:

– Trong suốt thời gian đo, đạc ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề vắng mặt thì việc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới vẫn được thực hiện thủ tục bình thường là cán bộ đo đạc cùng người dẫn đạc và các bên liên quan vẫn xác định theo thực địa hoặc theo hồ sơ thửa đất liên quan (trường hợp có hồ sơ này).

– Trong trường hợp vắng mặt này, cán bộ đo đạc sẽ gửi bản mô tả ranh giới, mốc giới đến Ủy ban nhân dân xã để cấp có thẩm quyền này xác nhận về việc vắng mặt của người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề và thông báo trên phương tiện đại chúng cùng với việc tiến hành niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã về bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất. Điều này bảo cho các bên liên quan nắm bắt, biết được bản mô tả và thể hiện tính dân chủ đối với những người sử dụng đất.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được nhận bản mô tả ranh giới, mốc giới mà người sử dụng đất liền kề không ký xác nhận ranh giới (ký giáp ranh), không có ý kiến, không có văn bản nào thể hiện ý chí không đồng ý, không khiếu nại, tố cáo đến bản mô tả ranh giới, mốc giới. Người dẫn đạc, các bên liên quan đến bản mô tả ranh giới, mốc giới  xác nhận và ghi rõ lý do người sử dụng đất liền kề không ký. Trong trường hợp này, bản mô tả ranh giới, mốc giới vẫn được công nhận.

– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông báo về bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất mà người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề không có mặt và không khiếu nại, tranh chấp các vấn đề liên quan đến bản mô tả ranh giới, mốc giới thì ranh giới thửa đất được xác định theo bản mô tả này.

– Đơn vị đo đạc có trách nhiệm lập danh sách các trường hợp trên cho Ủy ban nhân dân cấp xã và lưu vào hồ sơ đo đạc nhằm làm căn cứ cho thủ tục hành chính liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục lập bồi thường cho đất bị thu hồi hay giải quyết các tranh chấp đất đai, v.v..

Do đó, có thể khẳng định trong trường hợp đáp ứng được các điều kiện tách thửa đất về diện tích tối thiểu (quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật Đất đai 2013); ngoài ra đối với trường hợp tặng cho, chuyển nhượng, thế chấp quyền sử dụng đất việc tách thửa còn phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như đất đang không bị tranh chấp, đất vẫn còn thời hạn sử dụng, quyền sử dụng đất không bị kê biên để thi hành án, v.v.. thì việc ký giáp ranh không bắt buộc khi thực hiện thủ tục tách thửa đất.

tach-thua-co-can-ky-giap-ranh-khong-2

>>>Tách thửa có cần ký giáp ranh không? Liên hệ luật sư giải đáp miễn phí, gọi ngay: 1900.6174

Thủ tục ký giáp ranh khi tách thửa

Mặc dù, ký giáp ranh không bắt buộc khi tách thửa nhưng trường hợp người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề có thể ký giáp ranh thì vấn đề tách thửa được thực hiện dễ dàng hơn, tiết kiệm được thời gian trong trường hợp nếu có tranh chấp về vấn đề này. Có thể, khái quát thủ tục ký giáp ranh khi tách thửa như sau:

Thứ nhất, Trường hợp chưa xác định được ranh giới, mốc giới:

– Người sử dụng đất, người sử dụng liền kề cung cấp bản sao các giấy tờ liên quan đến thửa đất trong quá trình đo đạc.

– Đơn vị đo đạc phối hợp với người dẫn đạc (cán bộ địa chính, tổ trưởng xóm, v.v.., người sử dụng đất, người sử dụng đất đất liền kề tiến hành đo đạc, vẽ ranh giới, mốc giới, đánh dấu các đỉnh thửa đất bằng đinh sắt, vạch sơn, cọc bê tông, cọc gỗ.

– Sau khi làm các thủ tục trên, đơn vị đo đạc lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thửa đất, các bên liên quan, người dẫn đạc, người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề có mặt trong buổi đo, đạc cùng ký xác nhận bản mô tả này. (Tức là người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề đã ký ranh giới giáp ranh).

Thứ hai, Trường hợp đã xác định được ranh giới thửa đất:

– Ranh giới khi tách thửa có thể được xác định theo kết quả giải quyết tranh chấp của cấp có thẩm quyền, hiện trạng đang sử dụng, các quyết định hành chính của cấp có thẩm quyền có liên quan đến ranh giới thửa đất, quản lý và chỉnh lý theo kết quả cấp Giấy chứng nhận, bản án của tòa án có hiệu lực thi hành.

Như vậy, thủ tục ký giáp ranh khi tách thửa là một trong những thủ tục hành chính đất đai đã được quy định chi tiết nhưng trong thực tế có thể diễn ra phức tạp hơn do đó các bạn đọc cần nắm rõ thủ tục trên để giúp ích trong quá trình tách thửa.

tach-thua-co-can-ky-giap-ranh-khong-1

>>>Luật sư giải đáp miễn phí thủ tục ký giáp ranh khi tách thửa. Gọi ngay: 1900.6174

Các trường hợp phải ký giáp ranh đất để làm sổ đỏ

Thủ tục cấp sổ đỏ (cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) có thể xuất phát từ nhiều trường hợp như được chuyển nhượng quyền sử dụng đất, được thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, v.v.. Vậy các trường hợp này có cần ký giáp ranh không? Để trả lời câu hỏi này xin mời quý bạn đọc tìm hiểu các trường hợp phải ký giáp ranh khi làm sổ đỏ.

Thứ nhất,

Trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định pháp luật hiện hành phải đáp ứng các điều kiện nhất định, đó là:

– Đất muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải không bị tranh chấp, khiếu nại, tố cáo. Điều này đảm bảo yếu tố sử dụng ổn định, hợp pháp;

– Đất đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trừ các trường hợp pháp luật quy định không cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất như người nước ngoài được thừa kế đất (có thể tham khảo các trường hợp cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo khoản 1 Điều 168; khoản 3 Điều 186 Luật Đất Đai 2013);

– Đất không thuộc trường hợp bị kê biên để phục vụ cho việc thi hành án. Điều này, ưu tiên cho vấn đề chấp hành quyết định, bản án liên quan đến đất đai nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của người liên quan và tránh việc tẩu tán trái pháp luật tài sản vì mục đích vụ lợi.

– Đất phải trong thời gian được sử dụng. Nhằm thực hiện đúng chính sách của Nhà nước về kế hoạch sử dụng và phát triển đất đai.

Như vậy, pháp luật không hạn chế hay bắt buộc người sử dụng đất có nhu cầu chuyển quyền sử dụng đất phải có chữ ký giáp ranh của người sử dụng đất liền kề.

>>>Xem thêm: Tách thửa đất thổ cư như thế nào là đúng theo quy định pháp luật

Thứ hai,

Cách thức xử lý trường hợp người sử dụng đất liền kề không ký giáp ranh gây khó khăn cho việc xin cấp sổ đỏ (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất):

– Pháp luật quy định trường hợp người sử dụng đất liền kề vắng mặt trong suốt quá trình lập bản mô tả ranh giới, mốc giới thì bản mô tả này vẫn có giá trị xác định ranh giới và được lưu trữ hồ sơ của cơ quan địa chính. Do đó, người sử dụng đất tiến hành nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo thủ tục thông thường.

– Trường hợp cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ chối làm sổ đỏ với lý do người sử dụng đất liền kề chưa ký giáp ranh thì người sử dụng đất có quyền yêu cầu cơ quan này phải trả lời bằng văn bản. Nếu có căn cứ về việc đất muốn cấp sổ đỏ có tranh chấp do việc ký giáp ranh thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tranh chấp nếu có đơn tranh chấp trước khi tiến hành thủ tục cấp sổ đỏ.

– Người sử dụng đất có quyền khởi kiện hành vi cố ý cản trở, gây khó khăn đối với việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Như vậy, có thể thấy pháp luật đất đai hiện hành và các văn bản pháp luật liên quan không quy định các trường hợp phải ký giáp ranh mới được làm sổ đỏ. Tuy nhiên, Nhà nước khuyến khích người sử dụng đất, người sử dụng đất liền kề ký giáp ranh trong trường hợp chưa xác định ranh giới, mốc giới cũng như để hạn chế các tranh chấp.

>>>Xem thêm: Hồ sơ xin tách thửa đất theo quy định Luật Đất đai 2013?

Trên đây là nội dung tư vấn cụ thể, chính xác của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về chủ đề tách thửa có cần ký giáp ranh không? Hy vọng thông qua bài viết trên đã phần nào cung cấp cho các bạn đọc những thông tin hữu ích, chính xác, đúng quy định pháp luật . Nếu còn vướng mắc các vấn đề liên quan cần được giải đáp, hãy gọi ngay đến đường dây nóng 1900.6174 để được các Luật sư hỗ trợ .

 

Liên hệ chúng tôi

Dịch vụ luật sư ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín
Dịch vụ ly hôn ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày
Dịch vụ Luật sư riêng ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp
Dịch vụ Luật sư Hình sự ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả
Dịch vụ Luật sư tranh tụng ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc
Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp

 

  1900252505