Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc – có di chúc – theo pháp luật

thua-ke-the-vi-va-thua-ke-chuyen-tiep-2

Việc phân chia tài sản khi cha, mẹ mất là một trong những thủ tục khá phức tạp, vì vậy, người dân cần phải nắm rõ được các quy định pháp luật cơ bản để qua trình phân chia tài sản đúng pháp luật, nhanh chóng. Vậy quyền thừa kế tài sản khi cha mất thuộc về ai? Trong các trường hợp đặc biệt thủ tục chia tài sản thừa kế của cha mất để lại như thế nào? Trong phạm vi bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ trực tiếp Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

quyen-thua-ke-tai-san-khi-cha-mat
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc – có di chúc – theo pháp luật

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất thuộc về ai?

Anh Hưng có câu hỏi:

“Chào Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Luật sư cho tôi hỏi, gia đình tôi có bốn người gồm ba mẹ tôi và em trai. Khoảng 2 tháng vừa rồi ba tôi không may qua đời do mắc bệnh ung thư phổi. Khi mất, ba tôi có để lại một phần tài sản. Tuy nhiên, bây giờ tôi không biết phần tài sản đó ai là người có quyền thừa kế. Mong Luật sư có thể tư vấn chính xác giúp tôi ạ! Cảm ơn Luật sư!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về đối tượng được hưởng quyền thừa kế tài sản khi cha mất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi đến Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn! Sau khi Luật sư nghiên cứu, phân tích và đưa ra tư vấn cho anh như sau:

– Quyền thừa kế tài sản được Bộ luật Dân sự quy định theo hai hình thức phân chia di sản thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

+ Thừa kế theo di chúc là việc chuyển dịch tài sản thừa kế của người đã chết cho người còn sống theo ý chí, nguyện vọng của người đó khi còn sống. Thừa kế theo di chúc được lập thành văn bản khi người đó còn sống, tinh thần minh mẫn, có người làm chứng và được công chứng.

+ Thừa kế theo pháp luật là việc dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống dựa trên các quy định của pháp luật và các hàng thừa kế mà pháp luật đã quy định không phụ thuộc vào ý chí của người đã chết.

Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi không có di chúc của người đã chết để lại hoặc di chúc không hợp pháp. Nếu có phần di sản không được định đoạt trong di chúc thì chia thừa kế theo pháp luật hoặc người được hưởng di sản thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cũng chia thừa kế theo pháp luật.

– Trong trường hợp này nếu ba anh để lại di chúc và di chúc đó hợp lệ thì tài sản sẽ được chia thừa kế theo di chúc, nếu như ba anh chết không để lại di chúc thì phần tài sản này sẽ được chia theo pháp luật tương ứng với các hàng thừa kế.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề quyền thừa kế tài sản khi cha mất thuộc về ai. Trong trường hợp anh Hưng còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật thừa kế chính xác nhất!

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất có di chúc

Chị Hồng có câu hỏi:

“Kính chào Luật sư! Mong Luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề về phân chia tài sản như sau:

Cách đây 4 năm, bố tôi phát hiện bị bệnh tai biến. Tháng tết vừa rồi, bố tôi không may không qua khỏi và đã mất tại bệnh viện. Khi bố tôi mất, di chúc của bố tôi để lại bao gồm phần tài sản để cho anh trai tôi. Vậy tôi và mẹ có được hưởng thừa kế phần tài sản của bố tôi để lại hay không? Liệu có trường hợp ngoại lệ nào để tôi và mẹ được chia tài sản không ạ? Tôi xin cảm ơn Luật sư và chúc Luật sư luôn mạnh khỏe, công tác tốt!”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về đối tượng được hưởng quyền thừa kế tài sản khi cha mất có để lại di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị Hồng! Luật sư đã phân tích câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:

– Khi ba chị mất để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được định đoạt theo ý chí của người mất. Những người được hưởng di sản sẽ được xác định theo nội dung của di chúc và phần của mỗi người được hưởng cũng theo nguyện vọng trong di chúc của cha trước khi chết.

– Mặc dù di chúc là sự thể hiện ý chí nguyện vọng của người mất nhằm định đoạt số tài sản cho người khác sau khi chết tuy nhiên pháp luật vẫn quy định một vài trường hợp đặc biệt, dù người để lại di sản không nêu tên trong di chúc hoặc truất quyền thừa kế của người đó trong di chúc thì những người này vẫn được hưởng di sản thừa kế bao gồm: Con chưa thành niên; Cha, mẹ; Vợ, chồng; Con thành niên nhưng không có khả năng lao động. Những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật.

– Như vậy, nếu trước khi bố chị chết có để lại di chúc hợp pháp thì việc phân chia di sản thừa kế sẽ được thực hiện theo di chúc tức là cho anh trai của chị. Tuy nhiên mẹ chị và chị thuộc trường hợp đặc biệt nên vẫn sẽ được nhận hai phần ba di sản của một người nếu chia thừa kế theo di chúc.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề quyền thừa kế tài sản khi cha mất có di chúc. Trong trường hợp chị Hồng còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật miễn phí!

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật

Bạn Trang có câu hỏi:

“Chào tổng đài tư vấn, vì ba bị tai nạn qua đời đột ngột nên không để lại di chúc cho gia đình tôi. Gia đình tôi hiện nay gồm mẹ tôi 2 em trai và ông bà nội. Cho tôi hỏi vậy tôi có được thừa kế tài sản của ba không, và số tài sản của ba để lại chia như thế nào?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về đối tượng được hưởng quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Tổng Đài Tư Vấn! Sau khi nghiên cứu vấn đề của bạn chuyên viên tư vấn giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Chia tài sản sẽ dựa theo 2 trường hợp là chia theo thừa kế và chia theo pháp luật. Ba bạn qua đời đột ngột không để lại di chúc nên tài sản sẽ được chia theo pháp luật. Xác định ai là người được hưởng di sản thừa kế sẽ phụ thuộc vào hàng thừa kế, Bộ luật Dân sự quy định ba hàng thừa kế của người chết cụ thể như sau:

– Hàng thừa kế thứ nhất gồm: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, cha nuôi, mẹ nuôi, của người mất;

– Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông bà nội, ông bà ngoại, anh chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

– Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ ngoại, cụ nội, của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

– Hàng thừa kế thứ nhất sẽ là những người được phân chia di sản thừa kế đầu tiên. Các hàng thừa thứ hai thứ ba chỉ được nhận di sản thừa kế trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không còn ai nhận di sản thừa kế do chết, bị truất quyền thừa kế, từ chối nhận thừa kế hoặc không được quyền hưởng di sản thừa kế.

Đối với trường hợp của bạn tài sản sẽ được chia theo pháp luật cụ thể là số tài sản ba bạn để lại sẽ được chia đôi, phân nửa cho mẹ bạn vì đây là tài sản chung của hai vợ chồng, phần còn lại chia đều chia theo hàng thừa kế thứ nhất. Số tài sản sẽ được chia đều cho bạn, mẹ bạn, hai em trai và ông bà nội, mỗi người được quyền hưởng phần bằng nhau.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề quyền thừa kế tài sản khi cha mất theo pháp luật. Trong trường hợp bạn Trang còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật miễn phí!

Quyền thừa kế tài sản khi cha mất của con riêng như thế nào?

Anh Quang có gửi câu hỏi:

“Xin chào tổng đài tư vấn, bố mẹ tôi sau khi lấy nhau thì có 3 người còn là tôi là hai chị gái. Trước khi lấy mẹ tôi, bố tôi đã có một người con riêng. Cho muốn hỏi nếu sau này, bố tôi mất thì người con riêng đó có quyền thừa kế tài sản khi cha mất không?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về quyền thừa kế tài sản khi cha mất của con riêng, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Quang! Chúc anh một ngày tốt lành! Đối với câu hỏi của anh, Luật sư phản hồi như sau:

Trong trường hợp bố bạn mất đi, tuy là con riêng nhưng nếu người con này chứng minh được bố bạn có mối quan hệ nuôi dưỡng thì người con riêng vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế. Vậy những người được hưởng thừa kế bao gồm: 3 chị em anh, mẹ anh và con riêng.

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì không có sự phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú và ngoài giá thú đối với di sản của cha mẹ. Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha còn, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế di sản theo quy định. Vì vậy, sau này bố anh mất có để lại di chúc thì sẽ chia theo di chúc của bố anh, còn không để lại di chúc thì người con đó có đầy đủ những căn cứ để chứng minh người đó là con của bố anh thì vẫn được hưởng thừa kế như 3 người con ruột. Nếu trong di chúc bố anh để lại không chia tài sản cho người con riêng thì người đó vẫn có quyền được hưởng phần tài sản bằng hai phần ba phần tài sản của một người thừa kế theo pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Luật sư về vấn đề quyền thừa kế tài sản khi cha mất đối với con riêng. Trong trường hợp anh Quang còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha mất

Chị Thu có câu hỏi:

“Xin chào tổng đài tư vấn, tôi năm nay 30 tuổi. Tôi đã đi lấy chồng và có cuộc sống ổn định. Bố tôi gặp tai nạn giao thông và đột ngột qua đời. Trước khi mất, bố mẹ tôi có xây dựng được một căn nhà trên mảnh đất của ông bà nội để lại. Khi nhà xây dựng đứng tên bố mẹ tôi. Nhưng sau đó cuốn sổ bị thất lạc, mẹ tôi có làm lại sổ đỏ căn nhà chỉ đứng tên mẹ. Mẹ có hai người con trai riêng với chồng sau. Vậy tôi phải làm sao để có thể đòi quyền thừa kế tài sản khi cha mất không?”

 

>> Luật sư tư vấn và hỗ trợ thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha mất nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến tổng đài chúng tôi! Sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn, Luật sư giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp, bố bạn mất đột ngột không để lại di chúc, do đó, theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 về những trường hợp được thừa kế theo pháp luật như sau:

– Không có di chúc;

– Di chúc không hợp pháp;

– Người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

– Những người trong di chúc được chỉ định làm người thừa kế mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp này, chị là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất đối với di sản của bố chị. Cho nên, chị có quyền hưởng thừa kế tài sản khi cha mất theo quy định của pháp luật.

Như vậy, để đòi lại quyền thừa kế tài sản của bố chị, chị hãy thực hiện theo các thủ tục sau:

– Đầu tiên, chị cần tiến hành xác định tài sản cần đòi quyền thừa kế, cụ thể ở trường hợp của chị là một phần hai mảnh đất là di sản của bố. Vì mẹ chị và chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên mảnh đất sẽ được chia đều cho chị và mẹ của chị.

– Sau đó, chị tiến hành chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan có thẩm quyền để tiến hành nhận phần di sản được thừa hưởng.

– Khi hồ sơ được tiếp nhận, các cơ quan có thẩm quyền sẽ thông báo cho chị quyết định chấp nhận đơn. Sau quá trình thẩm định, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành phân chia tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong quá trình thực hiện thủ tục đòi quyền thừa kế tài sản khi cha mất, nếu chị Thu gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

Thủ tục phân chia tài sản thừa kế khi cha mất không để lại di chúc

Chị Hoa có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, tôi là Thanh Hoa, tôi đang làm việc và sinh sống tại Phú Yên. Tháng rồi ba tôi đột ngột qua đời vì cơn đột quỵ. Vì ra đi đột ngột nên ba không để lại di chúc. Nhà tôi hiện nay gồm hai cả, chị lớn, mẹ tôi và tôi, vì không có di chúc nên hai anh chị đang tranh cãi về tài sản thừa kế. Cho tôi hỏi trong trường hợp này tài sản của ba tôi được chia như thế nào?”

 

>> Luật sư tư vấn thủ tục phân chia tài sản thừa kế tài sản khi cha mất không để lại di chúc nhanh nhất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Cảm ơn chị Hoa đã gửi câu hỏi đến tổng đài chúng tôi! Sau khi nghiên cứu trường hợp của chị, Luật sư giải đáp thắc mắc của chị như sau:

Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 về hàng thừa kế như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Đối với di sản của người đã mất nếu không có di chúc thì được chia theo pháp luật. Vì vậy, khi bố bạn mất đi thì tài sản chung của bố mẹ bạn sẽ được chia đôi, mẹ bạn một nửa và một nửa còn lại được đem chia cho những người có quyền thừa kế tài sản là anh, chị và bạn. Vì bố bạn không để lại di chúc nên tài sản được chia theo hàng thừa kế.

Thủ tục phân chia tài sản như sau:

Bước 1: Lập văn bản khai nhận di sản thừa kế

– Những người được hưởng di sản thừa kế liên hệ với phòng công chứng để lập thông báo về việc khai nhận di sản.

– Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết công khai tại ủy ban nhân dân phường, xã nơi có di sản hoặc nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản trong vòng 15 ngày. Nếu sau thời gian niêm yết không có tranh chấp hay khiếu nại, người được hưởng di sản tiến hành khai nhận di sản tại phòng công chứng.

Hồ sơ pháp lý khai nhận di sản thừa kế bao gồm:

+ Chứng minh dân nhân hoặc hộ chiếu của từng người (bản chính kèm bản sao)

+ Bản chính và bản sao sổ hộ khẩu

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận tình trạng độc thân

+ Hợp đồng ủy quyền , giấy ủy quyền nếu xác lập giao dịch thông qua người đại diện

+ Giấy khai sinh, Giấy xác nhận con nuôi; bản án, sơ yếu lý lịch, các giấy tờ khác chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người thừa kế

+ Giấy chứng tử của người để lại di sản, giấy báo tử, bản án tuyên bố đã chết của tòa án.

+ Giấy đăng ký kết hôn, giấy xác nhận hôn nhân thực tế hoặc xác nhận độc thân

+ Di chúc nếu có

+ Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu tài sản là di sản thừa kế.

Bước 2: Thực hiện các nghĩa vụ tài chính khi được hưởng di sản

Người được hưởng di sản liên hệ Chi cục thuế tại nơi có di sản làm thủ tục đóng thuế và phí trước bạ.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu di sản.

– Bản chính văn bản khai nhận di sản đã được công chứng.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân gồm 02 bản

– Tờ khai lệ phí trước bạ theo mẫu gồm 02 bản

Bước 3: Sang tên cho người nhận di sản

Trình tự thực hiện:

– Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường của ủy ban nhân dân nơi có di sản.

– Cán bộ tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn, sau đó nhận phiếu biên nhận có hẹn ngày giải quyết.

Thành phần hồ sơ bao gồm:

– Bản chính giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu di sản cuea người đã mất

– Văn bản khai nhận di sản thừa kế có chứng nhận của phòng công chứng.

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân điền thông tin theo mẫu gồm 02 bản

– Tờ khai lệ phí trước bạ gồm 02 bản.

Trong quá trình thực hiện thủ tục chia tài sản thừa kế tài sản khi cha mất, nếu chị Hoa gặp bất kỳ khó khăn nào, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được hỗ trợ kịp thời!

quyen-thua-ke-tai-san-khi-cha-mat-khong-co-di-chuc
Quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc

Một số câu hỏi thường gặp về quyền thừa kế tài sản khi cha mất

Người không có quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc?

Anh Hậu có câu hỏi:

“Chào tổng đài tư vấn, tôi hiện đang sinh sống ở Hậu Giang. Ba tôi vừa gặp tai nạn giao thông đã qua đời. Ba đi đột ngột nên không kịp lập di chúc cho gia đình, gia đình tôi hiện tại có 3 người mẹ, anh trai và tôi. Anh trai tôi từng bị kết án vì hành hạ ba tôi nhằm muốn ông giao đất và nhà cửa cho anh ấy. Vậy cho tôi hỏi anh trai tôi có được chia tài sản hay không?”

 

>> Luật sư tư vấn chính xác về người không có quyền thừa kế tài sản khi cha mất không có di chúc, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào anh Hậu! Cảm ơn anh đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư tư vấn trong trường hợp của anh như sau:

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định. Theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 thì những người sau đây không được quyền hưởng di sản thừa kế:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe; hoặc có hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xúc phạm; nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản như không nuôi dưỡng cha mẹ già, ngược đãi,có hành vi bạo lực.

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác; nhằm để hưởng một phần hoặc tranh giành toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép; gây cản trở với người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, giả mạo chữ ký di chúc, tự ý sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc; để nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Như vậy, trong trường hợp này anh trai của anh thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng anh đã vi phạm vào trường hợp bị kết án về hành vi cố tình xâm phạm tính mạng sức khỏe của ba khi còn sống nên đã bị tước quyền thừa kế. Anh trai của anh sẽ không được hưởng quyền thừa kế, phần tài sản của ba anh để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc anh Hậu còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến người không có quyền thừa kế tài sản khi cha mất, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!

Mẹ có được tự quyết định quyền thừa kế tài sản khi cha mất không?

Chị Vân có câu hỏi:

“Xin chào Luật sư, bố tôi có một mảnh đất trồng cây ăn quả với diện tích 4000m2. Khi mất, bố tôi không để lại bản di chúc liên quan đến việc chuyển nhượng tài sản. Hiện nay, mẹ tôi cũng đã có tuổi và sức khỏe không còn được tốt như trước. Vậy tôi muốn hỏi mẹ tôi có được toàn quyền quyết định tài sản đó hay không?”

 

>> Luật sư tư vấn các quy định pháp luật về vấn đề mẹ tự quyết định thừa kế tài sản khi cha mất, gọi ngay 1900.6174

Trả lời:

Chào chị! Đối với thắc mắc của chị về vấn đề mẹ có được tự quyết định quyền thừa kế tài sản khi cha mất hay không, Luật sư phân tích và giải đáp cho chị như sau:

– Theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, đối với di sản của người đã mất nếu không có di chúc thì được chia theo pháp luật. Vì vậy, mẹ của chị không có quyền quyết định hoàn toàn tài sản đó, bởi trường hợp của mẹ chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất khi chia thừa kế theo pháp luật. Do đó, khi bố chị mất đi thì tài sản chung của bố mẹ của chị sẽ được chia đôi vì mảnh đất là tài sản chung của ba mẹ chị trong hôn nhân, mẹ bạn một nửa và một nửa còn lại được đem chia cho những người có quyền thừa kế tài sản khi cha mất.

– Hàng thừa kế được quy định như sau: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

– Theo quy định, mẹ của chị thuộc hàng thừa kế thứ nhất cùng với bạn và anh chị em ruột của bạn. Ngoài phần đất được chia gấp đôi vì là tài sản chung của vợ chồng, mẹ chị sẽ được hưởng một phần di sản của bố chị để lại ngang bằng với phần chia cho các anh chị em của bạn theo quy định tại quyền thừa kế tài sản khi cha mất. Với 4000m2 đất trồng cây đó thì mẹ chị sẽ được sở hữu 2000m2 và được thừa kế một phần trong 2000m2 còn lại chia đều cho mẹ chị và các con của bố chị. Đối với tài sản thuộc sở hữu của mẹ chị thì mẹ chị có toàn quyền quyết định và sở hữu tài sản được pháp luật công nhận.

Trong trường hợp tư vấn của Luật sư chưa được rõ ràng hoặc chị Vân còn bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan vấn đề trên, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn chính xác nhất!

Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến vấn đề pháp lý quyền thừa kế tài sản khi cha mất trong các trường hợp cụ thể. Hy vọng nội dung bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định pháp luật về phân chia tài sản thừa kế và áp dụng giải quyết hiệu quả các trường hợp thực tế của mình. Trong trường hợp bạn đọc cần Luật sư hỗ trợ giải quyết vấn đề của mình, hãy liên hệ trực tiếp với Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn qua số điện thoại 1900.6174 để được tư vấn luật chính xác và giải quyết vướng mắc nhanh chóng nhất!

  1900252505