Hai người khác đạo có cưới nhau được không? Làm sao để kết hôn?

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong

Khác đạo có cưới nhau được không? Việc kết hôn giữa những người khác đạo có gì khác so với những người kết hôn cùng tôn giáo? Hồ sơ và thủ tục kết hôn với người khác đạo như thế nào? Kết hôn giữa hai người khác đạo là một trong những trường hợp khá phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, thực tế nhiêu người tiến hành kết hôn nhưng không biết hoặc không nắm rõ được các vấn đề về việc kết hôn khác đạo. Bài viết sau đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp cho bạn đọc trường hợp khác đạo có cưới nhau được không và các vấn đề pháp lý có liên quan. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có vướng mắc hoặc câu hỏi trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, gọi ngay 1900.6174 để được hỗ trợ giải đáp miễn phí!

khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong
Khác đạo có cưới nhau được không?

 

Chị Hà Phương có câu hỏi gửi đến Luật sư:

“Thưa Luật sư, năm nay tôi 24 tuổi là người Công giáo, tôi và bạn trai quen biết nhau đã được hơn 5 năm. Nhận thấy đây là thời điểm thích hợp để cả hai lập gia đình, tiến tới quan hệ hôn nhân nhưng cả hai đang gặp vấn đề về tôn giáo. Theo đó, bản thân tôi là người Công giáo còn anh là người không theo đạo, vậy nên tôi lo sợ khác đạo sẽ không cưới được nhau.

Vậy nên, tôi mong muốn Luật sư hỗ trợ giải đáp giúp tôi trường hợp hai người khác đạo có cưới nhau được không? Làm sao để kết hôn khác đạo? Tôi xin cảm ơn!”

Luật sư tư vấn:

Xin chào chị Hà Phương! Cảm ơn câu hỏi của chị đã để lại câu hỏi cho Luật sư về hôn nhân giữa hai người khác đạo! Luật sư đã tiếp nhận và đưa ra giải đáp như sau:

Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân giữa hai người khác đạo?

>> Luật sư tư vấn chính xác điều kiện kết hôn với người khác đạo, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định pháp luật hiện hành, nhà nước ta không quy định cụ thể về trường hợp hôn nhân giữa hai người khác đạo. Theo đó, pháp luật chỉ quy định về việc kết hôn giữa nam và nữ và điều kiện, hồ sơ, thủ tục để các bên được kết hôn.

Cụ thể, khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định kết hôn là việc nam và nữ xác lập mối quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Việc kết hôn phải được đăng ký và tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình và pháp luật về hộ tịch. Trước khi thực hiện thủ tục kết hôn, nam, nữ kết hôn với nhau phải đáp ứng được các điều kiện sau đây theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014:

“1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”.

Như vậy, kết hôn theo quy định của pháp luật Việt Nam là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về kết hôn và đăng ký kết hôn. Kết hôn chính là sự thừa nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về quan hệ vợ chồng của những người khác giới tính, làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau. Nhà nước quy định việc kết hôn của cá nhân thông qua quy định pháp luật về điều kiện kết hôn, đăng ký kết hôn cùng những quy định về giải quyết những vi phạm trong lĩnh vực kết hôn.

Theo quy định pháp luật nêu trên, nước ta chỉ không công nhận trường hợp hôn nhân giữa những người cùng giới tính, còn những trường hợp còn lại như kết hôn giữa hai người cùng tôn giáo, khác tôn giáo… thì pháp luật không can thiệp và điều chỉnh.

Do đó, hôn nhân giữa hai người khác đạo chỉ cần xuất phát từ ý chí tự nguyện giữa hai bên, không ai bị ép buộc kết hôn và đáp ứng được các điều kiện về kết hôn và đăng ký kết hôn thì sẽ được tiến hành theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định. Hôn nhân giữa hai người khác đạo được pháp luật công nhận, các bên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định hiện hành. Pháp luật không cấm những người khác đạo kết hôn với nhau. Việc kết hôn giữa hai người khác đạp phải đáp ứng các quy định pháp luật và các quy định tại tôn giáo người mà người có đạo đang là thành viên.

Trường hợp chị Hà Phương là người công giáo kết hôn với một người không công giáo thì bên công giáo quy định như sau:

+ Nếu bên không Công giáo nhưng đã được rửa tội trong Hội Thánh Tin Lành hay Chính Thống thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị tín hay hôn nhân hỗn hợp;

+ Nếu bên không Công giáo chưa được rửa tội thì hôn nhân này được gọi là hôn nhân dị giáo hay hôn nhân khác đạo. Ví dụ hôn nhân giữa một người Công giáo và một người Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo …. kể cả trường hợp một người không theo tôn giáo nào.

Trường hợp những người khác đạo kết hôn bên cạnh đáp ứng các điều kiện pháp luật quy định về kết hôn và đăng ký kết hôn còn phải tuân theo việc kết hôn của tôn giáo mình quy định. Để hiểu rõ hơn về khác đạo có cưới nhau được không hoặc điều kiện này của từng tôn giáo khác nhau, bạn vui lòng liên hệ 1900.6174 để Luật sư tư vấn pháp luật chi tiết nhất!

Hai người khác đạo có cưới nhau được không?

>> Luật sư tư vấn chính xác hai người khác đạo có cưới nhau được không, gọi ngay 1900.6174

· Căn cứ theo quy định pháp luật hiện hành về hôn nhân và gia đình

Pháp luật không cấm việc kết hôn giữa hai người khác đạo. Do đó hai người khác đạo có thể cưới được nhau và chỉ cần đáp ứng các điều kiện theo luật định, không thuộc các hành vi bị cấm theo quy định về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình theo Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo; Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn hoặc lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn; Bạo lực gia đình; Lợi dụng việc thực hiện quyền hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục, có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi…

· Căn cứ theo quy định của tôn giáo

Bên cạnh việc đáp ứng quy định pháp luật hiện hành, người theo đạo còn phải đáp ứng thêm các điều kiện của tôn giáo mà bạn đang theo, cụ thể:

+ Hai người khác đạo kết hôn phải hiểu biết và chấp nhận mục đích, đặc tính chính yếu của hôn nhân theo giáo lý Công giáo;

+ Người theo đạo Công giáo phải cam kết giữ đức tin của mình, bảo đảm cho con cái của mình được rửa tội và giáo dục trong Hội Thánh Công giáo;

+ Người khá đạo Công giáo biết rõ những điều này.

Ngoài ra người không trong đạo phải tôn trọng những chuẩn mực luân lý như người trong đạo, ví dụ: thủy chung; một vợ một chồng; phá thai; ngừa thai; ly dị;…

Như vậy, trường hợp chị Hà Phương và bạn trai khác đạo có thể kết hôn với nhau như những trường hợp bình thường khác. Việc kết hôn sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ sẽ tiến hành thủ tục kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền và theo nghi thức kết hôn khác đạo tại nhà thờ.

Để hiểu rõ hơn về trình tự, thủ tục kết hôn giữa hai người khác đạo, hãy liên hệ ngay với Luật sư qua 1900.6174 để được Luật sư tiếp nhận và hướng dẫn chi tiết từ A – Z!

hai-nguoi-khac-dao-co-cuoi-nhau-duoc-khong
Hai người khác đạo có cưới nhau được không?

Làm sao để kết hôn khác đạo?

>> Luật sư tư vấn thủ tục kết hôn với người khác đạo nhanh chóng nhất, gọi ngay 1900.6174

Kết hôn với vợ/chồng là người theo đạo công giáo sẽ được tiến hành tại nhà thờ. Do đó, để kết hôn các bạn sẽ đến nhà thờ để thực hiện các thủ tục, nghi lễ cần thiết.

Ngoài nam, nữ kết hôn cần có mặt thì bạn phải nhờ thêm hai người khác để làm chứng cho mình. Đồng thời gửi nhẫn cưới cho cha để cha làm phép lên nhẫn cưới. Bí tích hôn phối là một trong những nghi thức cưới thiêng liêng nhất khi lấy chồng/vợ theo đạo thiên chúa giáo. Trước Chúa, đôi bên sẽ thề hứa chung thủy, chăm sóc lẫn nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái chúa ban.

Trước khi được kết hôn, người theo đạo công giáo thường vừa học văn hóa ở trường và vừa đọc sách học các lớp giáo lý khai tâm và lãnh nhận bí tích giải tội cùng bí tích thánh thể. Sau khi đọc sách và hiểu thì người theo đạo sẽ được học các lớp giáo lý thêm sức và lãnh nhận bí tích thêm sức. Thông thường, thời gian để hoàn thành các bí tích thêm sức này sẽ rơi vào khoảng 6 năm đến 7 năm. Do đó, trường hợp người kết hôn với vợ/chồng theo đạo thiên chúa giáo sẽ phải học thêm các lớp giáo huấn về giáo lý để theo kịp họ, thông thường thời gian này ít nhất cũng phải 6 năm.

Tùy vào từng giáo xứ và giáo trình chương trình học khác nhau và thời gian học có thể kéo dài từ 6 tháng đến 8 tháng. Các lớp giáo lý tân tòng sẽ giúp các học viên có thêm hiểu biết về tôn giáo và đón nhận đức tin với niềm tin trọn vẹn dành cho thiên chúa giáo. Bên cạnh đó, việc học thuộc các bài kinh theo yêu cầu theo yêu cầu của lớp giáo lý cũng rất quan trọng.

Việc tổ chức thánh lễ trọng thể và lãnh nhận bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể phải cần có người đỡ đầu. Do đó, người không theo đạo sau khi học để được lãnh nhận bí tích rửa tội, thêm sức, thánh thể cần nhờ một người cùng giới tính và theo đạo đỡ đầu cho mình. Lưu ý: ngoài các vấn đề trên, sau khi bạn đã chính thức được đón nhận là con Chúa, bạn sẽ phải hoàn thành điều răn “trong một năm phải xưng tội ít nhất một lần”.

Trước khi nghi thức hôn lễ khác đạo được tổ chức trên lễ đường của nhà thời, thông tin của hai người sẽ được thông báo trên nhà thời trong ba thánh lễ chủ nhật liên tiếp. Do đó, các bạn phải cung cấp cho cha xứ các giấy chứng nhận đăng ký kết hôn và chứng chỉ giáo lý hôn nhân đã được cấp trước đó. Việc thông báo thông tin này nhằm mục đích để những ai đang có ý định phản đối cuộc hôn nhân này sẽ trình bày lên cha xứ.

Như vậy, trường hợp chị Hà Phương kết hôn với chồng khác đạo thì cả hai sẽ phải tham gia lớp học và có chứng chỉ giáo lý hôn nhân. Sau khi hoàn thành các giải đoạn nêu trên, nếu đủ điều kiện cả hai sẽ đến lễ đường của nhà và người làm chứng cùng các người thân khác để tiến hành nghi thức kết hôn khác đạo.

Để thực hiện ly hôn khác đạo bạn sẽ thực hiện theo cách thức nêu trên, trường hợp tiến hành thủ tục này nếu gặp khó khăn hoặc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến khác đạo có cưới nhau được không, bạn hãy liên hệ ngay 1900.6174, Luật sư sẽ hỗ trợ tư vấn giải đáp cho bạn mọi lúc – mọi nơi – mọi trường hợp!

Nghi thức kết hôn khác đạo

>> Luật sư tư vấn nghi thức kết hôn với người khác đạo hiện nay, gọi ngay 1900.6174

Hiện nay, Giáo hội không cấm việc kết hôn giữa hai người khác đạo, theo đó họ cho phép người công giáo kết hôn với người không theo công giáo qua việc “chuẩn hôn phối”. Phép chuẩn này được ban do đấng bản quyền tại địa phương.

Để làm phép chuẩn hôn phối khác đạo, nam, nữ cần chuẩn bị hồ sơ giấy tờ như sau:

+ Chứng chỉ giáo lý hôn nhân;

+ Giấy đăng ký kết hôn (bản chính hoặc bản sao chứng thực);

+ Nhẫn cưới;

+ 2 người làm chứng cho hai bên;

+ Sổ gia đình công giáo (bản chính).

Sau khi chuẩn bị các giấy tờ sau, nam, nữ kết hôn khác đạo sẽ tiến hành theo thủ tục sau đây:

Bước 1: Học chứng chỉ giáo lý hôn nhân khi kết hôn khác đạo

Để học chứng chỉ giáo lý hôn nhân bạn cần mang theo giấy giới thiệu từ Cha xứ họ đạo nơi mình đang tham gia và hai tấm hình thẻ của mình đến xem lịch học và đăng ký lớp phù hợp. Thời gian học chứng chỉ giáo lý hôn nhân khi kết hôn khác đạo thông thường là khoảng 3 tháng.

Bước 2: Đăng ký kết hôn khác đạo

Trước khi làm nghi thức tại nhà thời, các bạn sẽ đến Ủy ban nhân dân cấp phường/xã/thị trấn nơi bạn sinh sống để đăng ký kết hôn, hồ sơ đăng ký kết hôn bao gồm:

+ Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, tờ khai đảm bảo điền đầy đủ và chính xác thông tin của các bên có yêu cầu kết hôn;

+ Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp phường/xã/thị trấn có thẩm quyền xác nhận tình trạng hôn nhân hiện tại;

+ Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu (bản sao chứng thực);

+ Bản sao chứng thực sổ hộ khẩu;

Sau khi đăng ký kết hôn thành công tại cơ quan có thẩm quyền, bạn sẽ nộp một bản giấy chứng nhận đăng ký kết hôn cùng chứng chỉ giáo lý hôn nhân cho cha xứ tại Giáo xứ nơi đăng ký làm phép chuẩn.

Ngoài gia đình hai bên, các bạn sẽ nhờ thêm hai người làm chứng tại hôn lễ và đưa nhẫn cưới cho Cha để Cha làm phép chuẩn.

Bước 3: Làm phép chuẩn tại nhà thờ

Sau buổi đến Nhà thờ làm đơn xin chuẩn khác đạo Cha xứ sẽ sắp xếp thời gian để tiến hành làm Phép Chuẩn (ngoài Thánh lễ) tại nhà thờ. Trước Chúa, hai bên sẽ thề hứa chung thủy, chăm sóc nhau bất kể khi gian nan, lúc bệnh hoạn, đồng thời chấp nhận con cái Chúa ban.

Như vậy, khi kết hôn chị Hà Phương và bạn trai sẽ thực hiện nghi thức nêu trên. Sau buổi làm lễ ở Nhà thờ, hai bên nam nữ sẽ chính thức trở thành một Gia đình nhỏ và sẽ được phía nhà thời cấp một cuốn sổ Gia đình công giáo.

Trong quá trình thực hiện nghi thức kế hôn khác đạo, nếu chị Phương gặp bất kỳ khó khăn nào cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay đến hotline 1900.6174, mọi vướng mắc khi thực hiện nghi thức trên sẽ được Luật sư hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết!

Hôn nhân khác đạo tổ chức ở đâu?

>> Luật sư tư vấn chính xác địa điểm kết hôn khác đạo theo quy định đạo thiên chúa giáo, gọi ngay 1900.6174

Theo quy định của đạo thiên chúa giáo, trường hợp hôn nhân hỗn hợp sẽ được cử hành ngoài Thánh Lễ và sử dụng nghi thức cử hành hôn nhân ngoài Thánh Lễ, trừ trường hợp cần thiết phải có phép của Đấng Bản quyền địa phương.

Trường hợp chị Hà Phương kết hôn khác đạo với ban trai sẽ được xem là hôn nhân hỗn hợp và được cử hành ngoài Thánh Lễ.

Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề khác đạo có cưới nhau được không và được Luật sư hỗ trợ về mọi thủ tục, nghi thức, các vấn đề có liên quan đến hôn nhân tại Giáo xứ, hãy nhấc máy liên hệ ngay với Luật sư tư vấn luật hôn nhân gia đình qua đường dây nóng 1900.6174, Luật sư luôn sẵn sàng hỗ trợ trọn vẹn mọi vấn đề!

Trên đây là những chia sẻ của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn trường hợp khác đạo có cưới nhau được không và cung cấp cho bạn đọc một số thông tin quan trọng có liên quan đến kết hôn khác đạo. Hy vọng rằng nội dung trong bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin hữu ích và thực hiện thủ tục kết hôn theo đúng quy định. Nếu bạn đọc còn bất kỳ thắc mắc khác liên quan đến vấn đề này, vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được Luật sư tư vấn miễn phí, chính xác nhất!

  1900252505