Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? – Hồ sơ, thủ tục mới nhất

lam-bao-hiem-that-nghiep-can-nhung-giay-to-gi

Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì? Người lao động cần chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ gì để nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp? Dưới đây là tất cả những quy định pháp luật hiện hành liên quan đến việc làm hồ sơ thất nghiệp cần có những giấy tờ nào được Tổng đài tư vấn chúng tôi giải đáp ở bài viết dưới đây. Nếu các bạn còn bất cứ thắc nào liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp hãy kết nối với chúng tôi thông qua Tổng đài tư vấn 1900.633.727 để được tư vấn và giải đáp một cách nhanh chóng và kịp thời.

lam-bao-hiem-that-nghiep-can-nhung-giay-to-gi
Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp

>> Chuyên viên tư vấn chi tiết về điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định hiện hành, gọi ngay 1900.633.727

Trước khi đi tìm hiểu làm bảo hiểm thất nghiệp cần có những giấy tờ gì, chúng ta cần hiểu rõ những điều kiện để được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo Điều 49 Luật Việc làm 2013 có quy định người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đầy đủ các điều kiện sau:

(1) Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ 02 trường hợp sau: (i) Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật; (ii) Người lao động hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

(2) Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đối với trường hợp HĐLĐ và hợp đồng làm việc xác định và không xác định thời hạn; Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng;

(3) Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

(4) Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, trừ 06 trường hợp sau: (i) Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; (ii) Đi học tập có thời hạn từ 12 tháng trở lên; (iii) Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc; (iv) Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù; (v) Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng; (vi) Chết.

Như vậy, người lao động muốn được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu trên. Trong quá trình tìm hiểu liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp, bạn có bất kỳ vướng mắc hãy gọi ngay đến hotline 1900.633.727 để được chuyên viên tư vấn bảo hiểm thất nghiệp giải đáp nhanh chóng, miễn phí!

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?

>> Tư vấn miễn phí hồ sơ, thủ tục bảo hiểm thất nghiệp nhanh chóng, liên hệ ngay 1900.633.727

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp nộp trực tiếp

>> Tư vấn miễn phí hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp hình thức trực tiếp, gọi ngay 1900.633.727

– Người lao động cần chuẩn bị những loại giấy tờ gì để làm hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp? Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành về một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

(1) Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định;

(2) Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc hết thời hạn; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc,…

(3) Sổ bảo hiểm xã hội đã xác nhận thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, người lao động cần chuẩn bị thêm 01 bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

– Số lượng bộ hồ sơ: 01 bộ

Hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp online (trực tuyến)

>> Hướng dẫn nhanh chóng hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp online, gọi ngay 1900.633.727

– Hồ sơ online không yêu cầu nộp sổ BHXH nhưng người lao động phải đảm bảo rằng toàn bộ quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp của mình đã được cơ quan BHXH xác nhận trên hệ thống.

– Khi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp online trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, người lao động cần chuẩn bị bản chụp hoặc scan một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã được nêu ở phía trên.

Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp ở đâu?

>> Giải đáp miễn phí nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lên cơ quan nào, gọi ngay 1900.633.727

Hiện nay có 02 cách để nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cụ thể:

– Cách 1: Nộp hồ sơ trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm

+ Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc phải trực tiếp nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

+ Nếu người lao động thuộc một trong các trường hợp sau: (i) Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền; (ii) Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền; (iii) Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa, dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ hoặc nộp hồ sơ thông qua đường bưu điện.

– Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến (online)

+ Bước 1: Truy cập vào website https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-trang-chu.html

+ Bước 2: Nhấp vào ô “Đăng nhập”

dang-nhap-nop-ho-so-truc-tuyen

+ Bước 3: Nhập tài khoản cần đăng nhập, sau đó nhập mã xác thực OTP

nhap-tai-khoan-dang-nhap

+ Bước 4: Tại ô “tìm kiếm nâng cao” nhập nội dung “giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp”, sau đó ấn tìm kiếm.

nhap-noi-dung-can-giai-quyet

+ Bước 5: Chọn Danh sách dịch vụ công phù hợp và ấn Nộp trực tuyến.

chon-danh-sach-dich-vu-cong

 

+ Bước 6: Nhập đầy đủ thông tin được yêu cầu

nhap-thong-tin-day-du

nhap-thong-tin

Lúc này hệ thống sẽ tự động hiển thị tên, số CMND/CCCD, giới tính, dân tộc, số điện thoại, email của người lao động.
Các thông tin còn lại mà người lao động phải điền bao gồm:

(1) Ngày cấp, nơi cấp CMND/CCCD.;

(2) Ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

(3) Số sổ BHXH;

(4) Tôn giáo;

(5) Trình độ đào tạo;

(6) Ngành nghề đào tạo;

(7) Chỗ ở hiện nay;

(8) Nơi thường trú;

(9) Tên cơ quan /đơn vị công tác trước khi chấm dứt hợp đồng;

(10) Địa chỉ cơ quan /đơn vị công tác trước khi chấm dứt hợp đồng;

(11) Lý do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

(12) Loại hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;

(13) Số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp;

(14) Địa chỉ đăng ký nhận thẻ bảo hiểm y tế;

+ Bước 7: Chọn nơi đề nghị nhận trợ cấp thất nghiệp

chon-noi-de-nghi-nhan-tro-cap

Người lao động có thể chọn nhận qua tài khoản ngân hàng hoặc nhận tại cơ quan BHXH quận/huyện nơi cư trú.

+ Bước 8: Tải tài liệu đính kèm

tai-lieu-dinh-kem

Người lao động tải lên bản chụp/scan một trong các giấy tờ chứng minh việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc

+ Bước 9: Chọn Cơ quan tiếp nhận.

co-quan-tiep-nhan

+ Bước 10: Ấn Nộp hồ sơ.

Thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023

>> Tư vấn thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 nhanh chóng, gọi ngay 1900.633.727

Dưới đây là các bước giúp người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp:

– Bước 1: Nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp đến trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ khi hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc chấm dứt

+ Cách thức nộp: 03 cách thức

(i) Nộp hồ sơ trực tiếp đến trung tâm dịch vụ việc làm;

(ii) Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua website cổng dịch công quốc gia.

– Bước 2: Chờ trung tâm dịch vụ giải quyết hồ sơ bảo hiểm và ra quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ; Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

– Bước 3: Người lao động nhận trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được quyết định chi trả trợ cấp thất nghiệp;

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp

>> Chuyên viên hướng dẫn cách tính mức hưởng trợ cấp thất nghiệp chính xác nhất, gọi ngay 1900.633.727

Về mức hưởng trợ cấp thất nghiệp, căn cứ theo quy định tại Điều 50 Luật Việc làm 2013:

Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng = mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp x 60%

– Với điều kiện: Mức trợ cấp tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định. Hiện nay mức lương cơ sở là 1.490.000 đồng => 1.490.000 đồng x 5 = 7.450.000 đồng. Như vậy, mức trợ cấp thất nghiệp tối đa không được vượt quá 7.450.000 đồng hoặc

– Không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định về mức lương tối thiểu vùng như sau:

+ Vùng I: 4.680.000 đồng/tháng

+ Vùng II: 4.160.000 đồng/tháng

+ Vùng III: 3.640.000 đồng/tháng

+ Vùng IV: 3.250.000 đồng/tháng

Như vậy, tùy thuộc vào người lao động sống ở vùng nào thì mức trợ cấp thất nghiệp tối đa không được vượt quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng của từng vùng. Nếu gặp khó khăn trong việc tìm hiểu mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hãy gọi ngay đến hotline 1900.633.727 để được chuyên viên hỗ trợ, hướng dẫn chi tiết nhanh chóng!

Một số vướng mắc thường gặp khi thực hiện thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp

Chưa chốt sổ BHXH có làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không?

>> Luật sư giải đáp chính xác chưa chốt sổ BHXH có làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không? Gọi ngay 1900.633.727

Anh Hoàng (Bến Tre) có câu hỏi như sau:

“Tôi đã nghỉ việc ở công ty nhưng công ty chưa chốt sổ BHXH cho tôi, không biết tôi có thể làm hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không? Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Xin chào anh Hoàng, cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Đối với câu hỏi của anh chuyên viên xin giải đáp như sau:

– Người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động theo khoản 3 Điều 38 Bộ luật Lao động 2019.

– Sau khi xác nhận quá trình tham gia bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải nộp sổ BHXH đã được chốt cho trung tâm dịch vụ việc làm.

– Trong trường hợp của anh, anh phải nhờ công ty thực hiện việc chốt sổ BHXH cho mình. Nếu sổ BHXH chưa được chốt mà gửi đến trung tâm dịch vụ việc làm thì cán bộ giải quyết hỗ trợ trợ cấp thất nghiệp sẽ trả sổ BHXH và yêu cầu người lao động chốt sổ BHXH.

Nhờ người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không?

>> Luật sư giải đáp chính xác có được nhờ người nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp không, gọi ngay 1900.633.727

” Chị Giang (TP.HCM) có câu hỏi sau:

Hiện tại tôi đang mang thai được 5 tháng, có xác nhận của bác sĩ và không tiện đi đến trung tâm dịch vụ việc làm. Trong trường hợp này, tôi có thể nhờ người khác đi nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp được không?

Mong chuyên viên hỗ trợ tư vấn! ”

Chuyên viên tư vấn trả lời: 

Xin chào chị Giang, vấn đề của chị được chuyên viên giải quyết như sau:

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành về một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp có quy định về một số trường hợp người lao động có thể ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ, trong đó có trường hợp ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền. Như vậy trong trường hợp của chị có thể ủy quyền người khác nộp dùm mình hoặc chị có thể nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp thông qua đường bưu điện.

– Ngoài ra, chị có thể nộp hồ sơ thông qua website cổng dịch vụ công quốc gia.

Người chết có được bảo hiểm thất nghiệp hay không?

>> Giải đáp chi tiết người chết có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không? Gọi ngay hotline 1900.633.727

Chị Như (Đà Nẵng) có câu hỏi sau:

Bố tôi đã nghỉ việc tại công ty, sau đó cũng đã làm một bộ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp và nộp đến trung tâm dịch vụ việc làm. Trong quá trình chờ trung tâm dịch vụ việc làm giải quyết thì bố đã mất do tai nạn giao thông, vậy bố tôi có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp hay không?

Chuyên viên tư vấn trả lời:

Xin chào chị Như! Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi về vấn đề của được giải quyết như sau:

+ Căn cứ theo Điểm k Khoản 1 Điều 21 Nghị định 28/2015/NĐ-CP thì chết là một trong các trường hợp chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp. Như vậy, bố của bạn sẽ không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

+ Thêm vào đó, người thân lo mai táng cho bố của bạn sẽ được nhận một lần trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng.

Trên đây là toàn bộ giải đáp đối với câu hỏi ” Làm bảo hiểm thất nghiệp cần những giấy tờ gì?”. Hy vọng bài viết của Tổng đài tư vấn chúng tôi sẽ giúp được người lao động thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp đầy đủ. Trong trường hợp, người lao động còn bất kỳ điều gì vướng mắc chưa được giải đáp thì hãy nhấc máy và liên hệ ngay với chúng tôi qua số hotline 1900.633.727 để được tư vấn hỗ trợ bởi đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm.

  1900633727