Giấy tờ tùy thân là gì? Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt như thế nào?

van-phong-luat-su-thai-binh

Giấy tờ tùy thân là gì? Hầu hết tất cả chúng ta sẽ đều luôn phải mang theo giấy tờ tùy thân để thuận tiện cho các hoạt động xác thực thân phận của mình khi cần thiết. Mặc dù là một loại rất cần thiết không thể thiếu nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ các khía cạnh của loại giấy tờ này. Đội ngũ luật sư Tổng Đài Tư Vấn sẽ làm rõ giấy tờ tùy thân là gì qua bài viết dưới đây. Nếu các bạn đọc có nhu cầu được kết nối trực tiếp với các Luật sư, hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6174 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Giấy tờ tùy thân là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Giấy tờ tùy thân là gì?

Thực tế hiện nay chưa có một điều luật nào có định nghĩa rõ ràng thế nào là giấy tờ tùy thân. Nhưng ở một góc độ chung nhất thì giấy tờ tùy thân được hiểu là loại giấy tờ mà căn cứ vào đó có thể xác định được đặc điểm và nhận dạng nhân thân của một người. Và sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp, có giá trị sử dụng trong một thời gian nhất định.

dai-giay-to-tuy-than-la-gi

Ngày nay thì giấy tờ tùy thân có thể xem là một vật không thể thiếu của mỗi người. Trong nhiều trường hợp nếu không có giấy tờ tùy thân thì sẽ không thể thực hiện được công việc như quá trình hoàn thiện hồ sơ xin việc, thực hiện việc xác thực giấy tờ, hay chỉ đơn cử như việc cần phải xác minh thông tin khi vào các quan khi có yêu cầu,….

Tùy vào các quy định pháp luật của mỗi quốc gia mà các loại giấy tờ tùy thân sẽ được xác định khác nhau. Nhưng nhìn chung sẽ là loại giấy tờ có dán ảnh hợp lệ, được đóng dấu giáp lai lên ảnh tùy loại và được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền.

>>> Xem thêm: Tách sổ đỏ cần những giấy tờ gì? Lệ phí tách sổ là bao nhiêu

Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì?

Căn cứ vào thực tế cuộc sống thì các loại giấy tờ tùy thân phổ biến sẽ gồm có: Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân. Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, chưa có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ nào. Đến thời điểm hiện tại thì chỉ có các văn có quy định cụ thể như sau:

–  Về chứng minh nhân dân (CMND): Hiện chỉ có Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về chứng minh nhân dân do cơ quan công an có thẩm quyền cấp chứng nhận về những đặc điểm riêng được khẳng định là một loại giấy tờ tuỳ thân. Và CMND sẽ phải được cấp theo các quy định cụ thể là nghị định này ban hành để một CMND được xem là giấy tờ tùy thân hợp pháp.

Ngoài ra theo khoản 3, điều 4 Nghị định số 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 của Chính phủ có quy định về xuất nhập cảnh thì Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế CMND. Hộ chiếu là một loại giấy tờ tùy thân được dùng để thực hiện việc thông hành, sẽ do chính phủ một quốc gia cấp cho công dân của quốc gia đó, để thực hiện việc xác định danh tính và quốc tịch của người đó vào mục đích đi lại quốc tế. Và theo Thông tư 73/2021/TT-BCA có 3 loại hộ chiếu cơ bản: Hộ chiếu ngoại giao (trang bìa màu nâu đỏ – cấp cho các đối tượng tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh); Hộ chiếu công vụ (trang bìa màu xanh lá cây đậm – đối tượng thuộc Điều 9 Luật Xuất nhập cảnh); Hộ chiếu phổ thông ( trang bìa màu xanh tím – cấp cho công dân Việt Nam).

Và theo Luật căn cước công dân năm 2014 thì căn cước công dân được quy định là một trong những loại giấy tờ tùy thân quan trọng của công dân Việt Nam. Về cơ bản nó cũng giống như CMND, tuy nhiên CMND có hiệu lực 15 năm kể từ ngày cấp, còn CCCD sẽ phải cấp đổi lại vào các độ tuổi 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Cũng được cấp theo các quy định cụ thể để được xem là CCCD hợp pháp. Hiện nay thì Nhà nước ta đang thực hiện CCCD gắn chíp để thay cho CCCD thường. CCCD gắn chíp sẽ được tích hợp thêm các giấy tờ khác để người dân dễ dàng sử dụng như thẻ bảo hiểm y tế.

Như vậy, hiện nay trên thực tế có 03 loại giấy tờ tùy thân được sử dụng phổ biến nhất gồm: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân và hộ chiếu. Đó là một trong các loại giấy tờ mà công dân cần phải có bên người để thực hiện các công việc thường ngày. Và tất nhiên là một công dân có thể vừa sở hữu CMND vừa có hộ chiếu, hoặc vừa có CCCD vừa có hộ chiếu để thuận tiện cho công việc. Và việc thực hiện cấp mới đổi sang CCCD gắn chíp theo quy định mới để thuận tiện cho cơ quan Nhà nước quản lý dân cư.

>>> Giấy tờ tùy thân gồm những giấy tờ gì? Gọi ngay: 1900.6174

Có được thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác không?

Trong quá trình sinh hoạt thì cũng có nhiều trường hợp cần đến CCCD, CMND hoặc hộ chiếu nhưng lại không mang theo người, hoặc đã làm mất đang đợi cấp mới. Vậy thì liệu trong những trường hợp đó có thể thực hiện một giấy tờ nào khác thay thế cho các giấy tờ trên hay không?

Đây có lẽ là câu hỏi của rất nhiều người. Và như đã biết thì pháp luật không quy định cụ thể thế nào là giấy tờ tùy thân. Vậy nên hoàn toàn có thể dùng một loại giấy tờ khác có giá trị tương đương để thay thế cho giấy tờ tùy thân.

Cũng sẽ căn cứ vào mỗi lĩnh vực áp dụng những loại giấy tờ tùy thân khác nhau nên nhiều trường hợp, một số loại giấy tờ có thể thay thế Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, Hộ chiếu như một loại giấy tờ tùy thân phù hợp cho trường hợp đó ví dụ đối với sinh viên có thể dùng thẻ sinh viên trong mỗi kỳ thi hay Giấy phép lái xe; Giấy chứng minh của các lực lượng vũ trang; Thẻ Đảng viên;Thẻ Nhà báo.

dich-giay-to-tuy-than-la-gi

Tại Điều 2 Nghị định 123/2015/NĐ-CP  cũng quy định, người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ sau để chứng minh về nhân thân: Giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng.

Do vậy, mà có thể thấy rằng ngoài 3 loại giấy tờ tùy thân thường xuyên được sử dụng thì trong trong một số trường hợp hoặc tùy lĩnh vực mà có thể cung cấp các loại giấy tờ khác cũng có giá trị chứng minh như 3 loại giấy tờ tùy thân phổ biến trên.

>>> Có được thay thế giấy tờ tùy thân bằng những loại giấy tờ khác không? Gọi ngay: 1900.6174

Giấy tờ tùy thân bao nhiêu tuổi thì được cấp?

Nếu như giấy tờ tùy thân được xem là rất quan trọng với mỗi người trong cuộc sống. Vậy thì ở độ tuổi nào sẽ được cấp giấy tờ tùy thân. Theo quy định tại Điều 3 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA quy định về đối tượng được cấp chứng minh nhân dân như sau:

Là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cư trú trên lãnh thổ Việt Nam đến cơ quan Công an nơi đăng ký hộ khẩu thường trú làm thủ tục cấp CMND.

Mỗi công sẽ được cấp một và có một số CMND.

Và ngoài ra theo quy định tại Điều 19 Luật căn cước công dân năm 2014 quy định về người được cấp CCCD như sau:

Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi;

Mỗi công dân sẽ có một số định danh cá nhân.

Như vậy, có thể thấy là cả hai loại giấy tờ trên đều quy định về độ tuổi được cấp là từ đủ 14 tuổi và mỗi người sẽ đều có một số định danh riêng. Về thời hạn sử dụng thì với CMND sẽ có hiệu lực 15 năm. Còn với thẻ căn cước phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi theo quy định.

Còn với hộ chiếu thì độ tuổi được cấp sẽ không bị giới hạn chỉ cần đảm bảo đúng theo quy định. Nếu là trẻ dưới 14 tuổi sẽ có hai trường hợp:

Hộ chiếu cấp chung: Sẽ được cấp chung vào hộ chiếu của cha hoặc mẹ nếu có đề nghị hoặc người đại diện pháp và có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp cho đến khi trẻ đỏ đủ 14 tuổi và cũng không được gia hạn.

Hộ chiếu cấp riêng: Trẻ em có giấy khai sinh là được cấp hộ chiếu và có giá trị không quá 5 năm tính từ ngày cấp đến khi trẻ em đó đủ 14 tuổi,  không được gia hạn.

>>> Giấy tờ tùy thân bao nhiêu tuổi thì được cấp? Gọi ngay: 1900.6174

Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt như thế nào?

Cũng giống như các hành vi vi phạm khác thì việc thực hiện hành vi dùng giấy tờ tùy thân giả thì pháp luật cũng sẽ có quy định về hình thức xử lý. Cụ thể tại khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội quy định phạt từ 4 triệu – 6 triệu với các hành vi sau:

– Làm giả giấy tờ tùy thân hoặc giấy xác nhận số giấy CMND hoặc CCCD nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Sử dụng giấy hoặc số giấy CMND hoặc CCCD giả;

– Có hành vi cầm cố, thế chấp, nhận cầm cố, mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;

– Thực hiện việc mượn, cho mượn CMND hoặc CCCD để thực hiện các hành vi trái pháp luật.

Với trường hợp sử dụng hộ chiếu giả thì bị phạt hành chính từ 05 – 10 triệu đồng theo quy định tại khoản 4 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. 

Thêm vào đó là tại Điều 55 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 quy định về xử lý vi phạm trong chính sách ưu đãi người có công với cách mạng có quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi làm giả giấy tờ tùy để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước sẽ bị: thu hồi quyết định công nhận, chấm dứt hưởng chế độ ưu đãi và phải hoàn trả số tiền đã nhận; trong trường hợp hành vi khai báo gian dối giấy tờ sẽ bị chấm dứt chế độ ưu đãi được hưởng thêm và phải hoàn trả số tiền đã nhận do khai báo gian dối. 

Và ngoài ra thì đối với các trường hợp có hành vi vi phạm nghiêm trọng cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.

>>> Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Giấy tờ tùy thân trong hồ sơ yêu cầu công chứng là giấy tờ gì?

Như đã biết thì thời hạn sử dụng của CMND là 15 năm kể từ ngày cấp, nếu hết hạn thì phải làm thủ tục cấp lại. Còn đối với CCCD thì phải cấp lại khi đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Quy định trên nhằm đảm bảo hình ảnh nhận dạng của một người chính xác nhất vì theo thời gian, tuổi tác hình ảnh có thể bị thay đổi, gây khó khăn cho việc nhận dạng.

Tuy nhiên thực tế, để tạo điều kiện cho người yêu cầu công chứng, đa phần công chứng viên chứng chấp nhận CMND hoặc CCCD hết hạn sử dụng, bởi  Luật Công chứng chỉ quy định nộp “bản sao giấy tờ tuỳ thân” mà không quy định giấy tờ tuỳ thân đó còn hạn sử dụng hay không, do vậy vẫn có thể chấp nhận được.

Tuy nhiên việc áp dụng này chưa đảm bảo chấp hành đúng với quy định của pháp luật, bởi CMND hay CCCD chỉ được coi là hợp pháp khi nó còn giá trị lưu hành và không trái với quy định của pháp luật. Việc chứng nhận trong hoạt động công chứng chỉ được coi là xác thực khi nó có các căn cứ xác thực, và căn cứ xác thực thì phải dựa vào các quy định của pháp luật hiện hành.

Và trong một số trường hợp yêu cầu công chứng bị mất CMND, CCCD hoặc trong thời gian chờ cấp đổi lại thì trên thực tế đã có công chứng viên chấp nhận đơn xin xác nhận mất CMND, CCCD (có ảnh đóng dấu giáp lai) của công an xã, phường, thị trấn hoặc phiếu giấy hẹn cấp đổi lại của cơ quan công an để làm giấy tờ tùy thân thay thế CMND, CCCD. Tuy nhiên, cách làm này đặt trong quy định của pháp luật hiện hành là không hợp pháp. Mặt khác Luật Công chứng quy định “giấy tờ tùy thân” có nghĩa là loại giấy tờ đó phải được quy định trong hệ thống pháp luật hiện hành chứ không phải loại giấy tờ xác nhận khác để thay thế.

Do đó mà đòi hỏi pháp luật cần có sự quy định cụ thể rõ ràng về trường hợp giấy tờ nào là giấy tờ tùy thân trong hoạt động công chứng, để đảm bảo tính thống nhất trong nghiệp vụ cũng như an toàn trong nghề nghiệp cho công chứng viên, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân khi yêu cầu công chứng và làm giảm tính cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng.

giay-to-tuy-than-la-gi

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí Giấy tờ tùy thân là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là toàn bộ thông tin mà Tổng Đài Tư Vấn gửi đến bạn đọc về Giấy tờ tùy thân là gì?  Ngoài ra còn cho chúng ta biết các quy định xử lý cả về hành chính lẫn hình sự khi có các hành vi sử dụng giấy tờ tùy thân giả. Mong rằng qua bài viết các bạn đọc sẽ có thêm những kiến thực về loại giấy tờ tùy thân mà mình vẫn sử dụng thường xuyên. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào? Hãy gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp.

 

  1900633727