Giấy biên nhận tiền đặt cọc là gì? Mẫu giấy biên nhận, đặt cọc mới nhất

pham-vi-uy-quyen-su-dung-dat

Giấy biên nhận tiền đặt cọc là gì? Trong các giao dịch mua bán thì việc đặt cọc là một cách tạo niềm tin giữa các bên. Và thông thường khi đặt cọc thì các bên sẽ lập giấy biên nhận đặt cọc để đảm bảo thực tế có diễn ra. Nhưng không phải ai cũng hiểu hết về giấy biên nhận đặt cọc. Lập văn bản này sao cho đúng quy định để có giá trị về mặt pháp lý là vô cũng quan trọng.

Dưới đây là những chia sẻ các kiến thức về giấy biên nhận đặt cọc, để giúp các bạn hiểu giấy biên nhận đặt cọc là gì? Nghĩa vụ của các bên khi lập văn này. Mời bạn đọc cùng Tổng Đài Tư Vấn làm rõ trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc khác về vấn đề này, vui lòng liên hệ hotline 1900.6174 để được đội ngũ chuyên gia tư vấn nhanh chóng!

>>> Quy định về Giấy biên nhận đặt cọc, liên hệ ngay 1900.6174

Giấy biên nhận tiền đặt cọc là gì?

 Đặt cọc được hiểu là: ”việc một bên giao cho bên kia một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc các vật có giá trị khác (gọi là tài sản đặt cọc) trong một thời hạn đế bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng” (theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015).

Giấy biên nhận đặt cọc là biên bản nhận sử dụng trong trường hợp đảm bảo về khoản tiền đặt cọc đã được giao cho bên bán. Việc lập giấy biên nhận đặt cọc với mục đích đảm bảo độ tin cậy trong việc thực hiện nghĩa vụ các giao dịch dân sự.

ky-giay-bien-nhan-tien-dat-coc

Như vậy, giấy biên nhận đặt cọc được xem như một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ giữa các bên, trong một khoảng thời gian nhất định do các bên thỏa thuận thống nhất. Đây cũng được xem như một cách thể hiện niềm tin của các bên với nhau trong quá trình thực hiện các giao dịch sau này.

>>> Xem thêm: Giấy tờ tùy thân là gì? Dùng giấy tờ tùy thân giả bị phạt như thế nào?

Mẫu giấy biên nhận, đặt cọc mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

——-***——

GIẤY BIÊN NHẬN TIỀN ĐẶT CỌC

Về việc: …

Căn cứ Bộ Luật dân sự số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015;

Căn cứ nhu cầu và khả năng thực tế của các bên;

Hôm nay, ngày … tháng … năm … tại Nhà ở của …. (Địa chỉ: …), chúng tôi gồm có:

Bên nhận tiền đặt cọc (Sau đây gọi tắt là bên A):

Họ và tên: …

Năm sinh: …

Địa chỉ: …

Điện thoại: …

Email: …

Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp….

Bên đặt cọc tiền (Sau đây gọi tắt là bên B):

Họ và tên: …

Năm sinh: …

Địa chỉ: …

Điện thoại: …

Email: …

Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp….

Nội dung:

Bên nhận tiền đặt cọc (bên A) đồng ý bán cho Bên đặt cọc tiền (bên B):

Tài sản bán là …

Số lượng: … (Bằng chữ: …)

Giá bán là … đồng (Bằng chữ: …).

Thuế thu nhập cá nhân …

Lệ phí trước bạ …

Các khoản thuế, phí và lệ phí khác (nếu có): …

Tổng giá trị thanh toán: … đồng (Bằng chữ: …)

Tại thời điểm ký kết Giấy biên nhận tiền đặt cọc, thì bên A đã nhận của bên B số tiền đặt cọc là … đồng (Bằng chữ: …), để mua tài sản là …  

Bên A có trách nhiệm hoàn thành toàn bộ thủ tục chuyển nhượng tài sản là … cho bên B chậm nhất là vào ngày … tháng … năm …

Bên B có trách nhiệm thanh toán đầy đủ, toàn bộ số tiền còn lại chưa thanh toán cho bên A là … đồng (Bằng chữ: …) chậm nhất là vào ngày … tháng … năm …

Trường hợp bên A không hoàn thành toàn bộ thủ tục chuyển nhượng tài sản là … cho bên B chậm nhất là vào ngày … tháng … năm … hoặc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên A khoản tiền đặt cọc là … đồng (Bằng chữ: …) và một khoản tiền là … đồng (Bằng chữ: …).

Trường hợp bên B không thanh toán đầy đủ, toàn bộ số tiền còn lại chưa thanh toán cho bên A là … đồng (Bằng chữ: …) chậm nhất là vào ngày … tháng … năm … hoặc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì khoản tiền đặt cọc là … đồng (Bằng chữ: …) thuộc về bên A.

Bên A và bên B bảo đảm rằng, tài sản bán và tiền đặt cọc thuộc trường hợp được bán và được đặt cọc theo quy định của pháp luật và không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Các giấy tờ kèm theo Giấy biên nhận tiền đặt cọc:

– …

– …

Giấy biên nhận tiền đặt cọc, được lập thành … bản, mỗi bản gồm … trang, có giá trị pháp lý như nhau, được giao cho bên A giữ … bản, bên B giữ … bản.

Giấy biên nhận tiền đặt cọc có hiệu lực kể từ ngày … tháng … năm …

Bên đặt cọc tiền (Bên B)
(Chữ ký, ghi rõ họ và tên)
Bên nhận tiền đặt cọc (Bên A)
(Chữ ký, ghi rõ họ và tên)

 

>>Xem thêm: Mẫu hợp đồng đặt cọc mua đất chi tiết nhất từ A-Z

Có hai người làm chứng cho việc lập Giấy biên nhận tiền đặt cọc là:

Ông (Bà): …

Ngày, tháng, năm sinh: …/ …/ …

Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp….

Địa chỉ thường trú: …

Điện thoại: …

Email: …

Ông (Bà): …

Ngày, tháng, năm sinh: …/ …/ …

Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp….

Địa chỉ thường trú: …

Điện thoại: …

Email: …

Hai người làm chứng xác nhận chữ ký của bên A và bên B

Ngày … tháng … năm …, tại Nhà ở của … (Địa chỉ: …), vào lúc … giờ … phút;

Chúng tôi là ông (bà): … và ông (bà): … là những người làm chứng cho việc lập Giấy biên nhận tiền đặt cọc, xác nhận rằng:

Ông (bà)…, Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp…; và ông (bà) …, Số CCCD/CMND… cấp ngày … tháng … năm … nơi cấp….đã tự nguyện cùng nhau lập Giấy biên nhận đặt cọc này, đã đọc kỹ nội dung, đồng ý toàn bộ nội dung ghi trong Giấy biên nhận đặt cọc, cam đoan đã hiểu rõ, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ nội dung Giấy biên nhận tiền đặt cọc, các bên đã ghi chữ ký vào Giấy biên nhận đặt cọc trước mặt của chúng tôi./.

Người làm chứng (2)
(Chữ ký và ghi rõ họ tên)
…  
Người làm chứng (1)
(Chữ ký và ghi rõ họ tên)

>>> Mẫu giấy biên nhận, đặt cọc mới nhất, liên hệ ngay 1900.6174

Hướng dẫn soạn thảo giấy biên nhận tiền đặt cọc

Cụ thể để giấy biên nhận tiền đặt cọc có giá trị về mặt pháp lý cần đảm bảo các nội dung sau:

Thứ nhất, về thông tin bên bán, bên mua và người làm chứng (nếu có): Cần cung cấp đầy đủ các thông tin cơ bản như: Họ và tên, số CCCD/CMND, ngày cấp, nơi cấp, địa chỉ,…

Thứ hai, cụ thể về tài sản được mua bán: sẽ cần ghi lại tên tài sản, số lượng bán cụ thể bằng số và chữ, giá bán được hai bên thống nhất cũng được ghi lại bằng chữ và số, quan trọng là số tiền đã được bên mua cọc ghi lại cụ thể bằng chữ và số.

Thứ ba, về trách nhiệm của các bên tham gia quá trình lập giấy biên nhận đặt cọc:

–   Trách nhiệm bên bán: hoàn thiện quá trình bàn giao tài sản cho bên mua, cụ thể về thời gian sẽ giao nhận tài sản.

– Trách nhiệm bên mua: thanh toán đầy đủ và đúng số tiền còn lại cho bên bán, ghi rõ số tiền còn bao nhiêu bằng số và chữ, cụ thể thời gian giao nhận.

– Trách nhiệm của những người làm chứng (nếu có): làm chứng cho việc mua bán hoàn toàn tự nguyện và các bên đã thỏa thuận, thống nhất ý kiến với nhau, làm chứng cho việc đã giao nhận số tiền đặt cọc và ký xác nhận của các bên.

Thứ tư, về trách nhiệm của các bên khi có vi phạm:

–  Nếu có hành vi vi phạm hợp đồng bên bán cần phải hoàn trả số tiền đã đặt cọc cho bên mua và bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật nếu có.

– Bên bán sẽ không cần hoàn trả số tiền đặt cọc cũng như bồi thường khấu hao tài sản nếu bên mua có hành vi vi phạm luật.

–  Những người làm chứng: sẽ có trách nhiệm làm chứng nếu các bên có tranh chấp, kiện cáo sẽ đưa ra những lời khai đúng sự thật, không gian dối. Nếu trường hợp làm chứng nhưng lại có hành vi gian lận sẽ bị chịu trách nhiệm pháp luật theo quy định.

>>>Chuyên viên hướng dẫn soạn thảo giấy biên nhận tiền đặt cọc chi tiết, liên hệ ngay 1900.6174

Quy định của pháp luật về đặt cọc

Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 đã có quy định cụ về đặt cọc, đây là một biện pháp được bộ luật dân sự có quy định rõ ràng, việc đặt cọc với mục đích ràng buộc trách nhiệm giữa các bên khi không thực hiện ký kết hợp đồng dân sự. Các giao dịch mua bán thông thường để đảm bảo quá trình được diễn ra thì sẽ tiến hành đặt cọc là cách mà các bên lựa chọn để đánh dấu việc sẽ thực hiện giao dịch sau này. Các khoản đặt cọc sẽ có giá trị như tiền mặt hoặc các tài sản khác hợp pháp do các bên lựa chọn và thỏa thuận trước với nhau.

dich-giay-bien-nhan-tien-dat-coc

Việc đặt cọc sẽ được các bên lập thành văn bản hoặc sẽ là một điều khoản trong hợp đồng giao dịch. Bởi thay vì giao kết bằng lời nói thì việc lập thành văn bản sẽ tạo được độ tin cậy, tính pháp lý vững chắc hơn, trách nhiệm ràng buộc giữa các bên sẽ cụ thể hơn.

Việc đặt cọc bằng lời nói nếu có tranh chấp xảy ra thì việc giải quyết cũng sẽ khó khăn hơn, đặt cọc qua lời nói không có hiệu lực pháp lý. Mục đích cuối cùng cần đạt được của đặt cọc là đảm bảo việc giao kết hợp đồng, tuy nhiên sẽ căn cứ vào những trường hợp cụ thể mà mục đích của đặt cọc có thể là cả hai.

Có thể thấy việc lập giấy biên nhận đặt cọc giữa các bên là rất quan trọng, trong trường có những hành vi vi phạm được thực hiện bởi một bên thì sẽ có căn cứ để bên đó chịu trách nhiệm. Còn nếu một bên không muốn tiếp tục cần phải thỏa thuận với bên còn lại về việc hủy giấy biên nhận đặt cọc. Nếu bên còn lại không đồng ý hủy thì hai bên cần có sự thỏa thuận, với trường hợp không thỏa thuận được nhưng trong giấy lại không có quy định thì sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

>>> Quy định của pháp luật về đặt cọc, liên hệ ngay 1900.6174

Đối tượng chủ thể và mục đích của đặt cọc

Thứ nhất, về đối tượng của giấy biên nhận đặt cọc: Đối tượng của đặt cọc được quy định theo khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 được hiểu là khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác, nhưng những đối tượng này sẽ cần đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật cụ thể:

–  Tiền cần phải đảm bảo là Đồng Việt Nam, không phải ngoại tệ;

Các tài sản đặt cọc khác thì cần phải đảm không trái pháp luật.

Thứ hai, về chủ thể của giấy biên nhận đặt cọc: các bên tham gia cần phải đảm bảo các quy định về điều kiện theo bộ luật dân sự đã quy định, có đầy đủ năng lực hành vi dân sư. Bên nắm giữ tài sản sẽ bên nhận đặt cọc, bên có nhu cầu mua sẽ là bên thực hiện việc đặt cọc.

Thứ ba, về mục đích lập giấy biên nhận đặt cọc: Các bên sẽ tự thỏa thuận với nhau thời gian, địa điểm giao kết và biện pháp đặt cọc để đạt được mục đích mà cả hai hướng đến. Việc đặt cọc đôi khi chỉ dùng để đảm bảo cho việc sẽ thực hiện giao kết hợp đồng. Thời điểm đặt cọc có thể diễn ra cùng hoặc sau khi ký kết hợp đồng chính thức, mục đích do các bên thỏa thuận, việc xác định giúp cho việc xác định hiệu lực của đặt cọc.

Mục đích của việc đặt cọc được thỏa nếu vừa nhằm giao kết vừa nhằm thực hiện hợp đồng thì sẽ đồng nghĩa với việc hiệu lực của thỏa thuận đặt cọc sẽ kéo dài kể từ thời điểm giao kết thỏa thuận đặt cọc đến khi giao kết hợp đồng và hợp đồng được hoàn thành. Với trường hợp này tài sản đặt cọc sẽ có thể đem ra xử lý nếu một trong các bên có hành vi vi phạm xảy ra.

>>>Đối tượng chủ thể và mục đích của đặt cọc, liên hệ ngay 1900.6174

Vi phạm hợp đồng có chịu phạt cọc?

Việc đặt cọc diễn ra để đảm bảo cho việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng sau này. Trong trường hợp có vi phạm hợp đồng xảy ra thì tài sản đặt cọc được trả lại cho bên đặt cọc hoặc được trừ để thực hiện nghĩa vụ trả tiền; nếu bên đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc. Còn nếu bên nhận đặt cọc từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng sẽ phải trả cho bên đặt cọc tài sản đặt cọc và một khoản tiền tương đương giá trị tài sản đặt cọc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

chuyen-giay-bien-nhan-tien-dat-coc

Như vậy, căn cứ theo quy định pháp luật thì dù hai bên không thỏa thuận về vấn để bồi thường, trong giấy biên nhận không có ghi lại thì bên bán sẽ cần phải hoàn trả lại số tiền tương ứng mà bên mua đã đặt cọc, ngoài ra còn các khoản bồi thường khác nếu có.

>>>Vi phạm hợp đồng có chịu phạt cọc? liên hệ ngay 1900.6174

Có đòi lại được toàn bộ tiền đặt cọc?

Thỏa thuận về việc đặt cọc là một giao dịch dân sự theo quy định tại Điều 117 và 119 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 nếu có tranh chấp về đặt cọc mà các bên không thỏa thuận được thì việc xử lý theo quy định của điều này. Thông thường khi thực hiện lập giấy biên nhận đặt cọc các bên sẽ thỏa thuận rõ ràng về thời gian thực giao kết hoặc thực hiện hợp đồng.

Nếu trường hợp bên đặt cọc từ chối việc thực hiện hoặc giao kết hợp đồng mà không thỏa thuận được với bên bán thì số tiền đã đặt cọc sẽ thuộc về bên nhận đặt cọc, mà người đặt cọc sẽ không nhận lại được, ngoài ra còn phải chịu thêm các khoản bồi thường nếu có.

Còn với trường bên nhận đặt cọc không thực hiện đúng việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng thì số tiền đặt cọc do bên đặt cọc đã giao sẽ được hoàn trả đầy đủ, nếu các bên không có thỏa thuận khác, ngoài ra còn các khoản bồi thường khác nếu có.

>>>Có đòi lại được toàn bộ tiền đặt cọc? liên hệ ngay 1900.6174

Nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng đặt cọc?

Điều 328 Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định về đặt cọc, việc đặt cọc cần được lập thành văn bản, nhằm đảm bảo việc giao kết hoặc thực hiện hợp đồng. Như vậy, nếu bên nhận đặt cọc không thực hiện giao kết như đã thỏa thuận thì sẽ phải thực hiện hoàn trả tài sản cho bên đặt cọc và bồi thường nếu có. Và ngược lại nếu như bên đặt cọc từ chối giao kết cũng là vi phạm hợp đồng thì sẽ cần phải trả lại tài sản bên đặt cọc, kèm các khoản bồi thường nếu có.

Có nhiều trường hợp xảy ra vi phạm những các bên lại không thỏa thuận được phương thức giải quyết để đảm bảo quyền lợi của các bên, khi đó sẽ căn cứ vào hợp đồng để giải quyết, nếu không quy định thì sẽ giải quyết căn cứ theo quy định pháp luật.

>>>Nghĩa vụ khi vi phạm hợp đồng đặt cọc là gì? liên hệ ngay 1900.6174

Như vậy, đội ngũ luật sư Tổng Đài Tư Vấn trong lĩnh vực dân sự đã làm rõ các nội dung liên quan đến giấy biên nhận tiền đặt cọc. Qua bài viết trên sẽ giúp các bạn có thêm những hiểu biết về văn này để quá trình lập hay thực hiện sẽ đảm bảo đúng quy định pháp luật, tránh những sai phạm dẫn đến những tranh chấp không nên xảy ra.. Hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn nếu có thắc mắc qua số điện thoại 1900.6174.

  1900252505