Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất hiện nay. Tranh chấp đất đai không còn là vấn đề quá xa lạ đối với mọi người. Vậy tranh chấp đất đai là gì? Thủ tục giải quyết được tiến hành như thế nào? Qua bài viết dưới đây, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ tục tranh chấp đất đai. Mọi vướng mắc liên quan đến vấn đề trên, bạn vui lòng liên hệ qua đường dây nóng 0977.523.155 để được Luật sư hỗ trợ!
>>> Liên hệ luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai? Gọi ngay: 0977.523.155
Chị Minh (Hà Giang) có câu hỏi gửi về Tổng Đài Tư Vấn:
“Gia đình tôi gồm có 5 người (gồm 3 trai và 2 gái đã lập gia đình và có nhà riêng), đất vườn nhà ở của bố mẹ khoảng 1610m2. Vào năm 2006, bố tôi qua đời do tai nạn. Đến năm 2016, mẹ tôi mất do tuổi già sức yếu nhưng không để lại di chúc. Anh cả và anh hai cho rằng tôi và chị gái đã có nhà riêng nên không được chia phần thửa đất này.
Anh ba tôi lại bảo nên chia 5 phần bằng nhau cho từng anh chị em để giữ hoà khí trong nhà nhưng các anh không đồng ý. Tháng 03/2017, chúng tôi có gửi đơn đến Uỷ ban nhân dân để hoà giải nhưng không thành. Vậy tôi phải làm thế nào để giành lại phần đất thuộc về mình?
Mong Luật sư có thể giải đáp vấn đề này, tôi xin chân thành cảm ơn!”
Luật sư tư vấn như sau:
Chào chị Minh, cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến với đội ngũ của Tổng Đài Tư Vấn. Căn cứ theo những nội dung đã được chị trình bày trên, chúng tôi xin đưa ra những giải đáp như sau:
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai 2013 thì tranh chấp đất đai là tranh chấp về về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Tranh chấp đất đai chính là một dạng tranh chấp khá phổ biến, phức tạp nhất ngày nay bởi vì tranh chấp này xâm phạm trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
>>> Tư vấn về thủ tục tranh chấp đất đai theo quy định mới nhất, liên hệ ngay 0977.523.155
Tranh chấp đất đai, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
Tranh chấp đất đai trong trường hợp đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng mà không thành thì sẽ được giải quyết theo Điều 203 của Luật Đất đai 2013 như sau:
– Thứ nhất, khi xảy ra tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
– Thứ hai, khi phát sinh tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc không một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức sau để giải quyết tranh chấp đất đai:
+ Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp có thẩm quyền (Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có đất đang xảy ra tranh chấp)
+ Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
>>>Chuyên viên tư vấn miễn phí cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, liên hệ ngay 0977.523.155
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai?
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh?
Căn cứ theo Điều 89 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh như sau:
– Người yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn yêu cầu tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cho cơ quan tham mưu giải quyết.
>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai là gì? Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến hiện nay?
– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ phải thẩm tra, xác minh vụ việc tranh chấp, tổ chức phiên họp hòa giải giữa các bên tranh chấp, tổ chức cuộc họp giữa các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (trong trường hợp cần thiết) và hoàn chỉnh hồ sơ trình lên Chủ tịch UBND cùng cấp ban hành quyết định về việc giải quyết tranh chấp đất đai. Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm có:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
+ Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã; biên bản làm việc giữa các bên tranh chấp và người có liên quan; biên bản về việc kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai trong trường hợp hòa giải không thành; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua những thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu để làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
– Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền ban hành quyết định về việc giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp đất đai, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.
>>>Luật sư tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của chủ tịch UBND cấp huyện, cấp tỉnh? liên hệ ngay 0977.523.155
Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường?
Trình tự, thủ tục về giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường theo quy định tại Điều 90 của Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:
– Người có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi đơn yêu cầu đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Sau khi Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì tiến hành phân công đơn vị có chức năng tham mưu giải quyết. Đơn vị được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường phân công giải quyết phải tiến hành thu thập, nghiên cứu hồ sơ và tổ chức phiên họp hòa giải giữa các bên tranh chấp.
Trong trường hợp cần thiết phải trình lên Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quyết định thành lập đoàn công tác để tiến hành thẩm tra, xác minh vụ việc tranh chấp tại địa phương; hoàn chỉnh hồ sơ trình Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quyết định.
– Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai gồm:
+ Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai
+ Biên bản làm việc giữa các bên tranh chấp, với các tổ chức, cá nhân có liên quan; biên bản về việc kiểm tra hiện trạng đất tranh chấp; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp
+ Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ có liên quan đến diện tích đất tranh chấp, hồ sơ, tài liệu để làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại địa phương
+ Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.
– Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai hoặc quyết định công nhận hòa giải thành được gửi đến cho các bên tranh chấp, các cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan.
>>>Luật sư tư vấn Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ tài nguyên và môi trường? liên hệ ngay 0977.523.155
Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án?
Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án gồm các bước dưới đây:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp:
Hồ sơ khởi kiện bao gồm:
– Đơn khởi kiện
– Giấy tờ chứng minh về quyền sử dụng đất như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong những loại giấy tờ được quy định tại Điều 100 của Luật đất đai năm 2013
– Biên bản về hòa giải có chứng nhận của UBND xã và có chữ ký của các bên tranh chấp
– Giấy tờ tùy thân
– Những tài liệu khác có liên quan
>>>Xem thêm: Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như thế nào?
Bước 2: Nộp đơn khởi kiện:
Người yêu cầu nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đất đang xảy ra tranh chấp:
Hình thức nộp:
– Nộp đơn trực tiếp tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền
– Gửi đến Tòa án nhân dân theo đường bưu điện
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử thông qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án có thẩm quyền (nếu có)
Bước 3: Tòa án có thẩm quyền thụ lý và giải quyết
Khi tiếp nhận hồ sơ, Tòa án tiến hành xem xét nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu bổ sung để hoàn thiện hồ sơ. Trường hợp nếu hồ sơ đủ thì Tòa án thực hiện:
– Thông báo nộp tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tại cơ quan thuế theo giấy báo tạm ứng án phí và mang biên lai nộp lại cho Tòa án.
– Sau khi nhận được biên lai đóng tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thực hiện thụ lý giải quyết tranh chấp.
Bước 4: Chuẩn bị xét xử và xét xử:
Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Tòa án tiến hành tổ chức hòa giải tại Tòa; nếu các bên tranh chấp không hòa giải thành thì Tòa ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sở thẩm (trường hợp không thuộc tạm đình chỉ hoặc đình chỉ vụ án)
Sau khi có bản án sơ thẩm thì các bên tranh chấp có quyền kháng cáo nếu không đồng ý với bản án và phải có căn cứ về việc kháng cáo đó.
>>>Giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án như thế nào? liên hệ ngay 0977.523.155
Trên đây là tư vấn của Luật sư Tổng Đài Tư Vấn về thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng qua bài viết trên có thể cung cấp đến các bạn những thông tin hữu ích. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy nhấc máy và gọi ngay đến số hotline 0977.523.155 để được Luật sư hỗ trợ.