Hiện nay, có rất nhiều gia đình đang gặp phải những vấn đề liên quan tới mâu thuẫn, xung đột, cãi vã dẫn đến muốn từ bỏ, xóa quan hệ huyết thống đối với chính cha mẹ ruột hoặc con cái ruột của mình. Vậy trong bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin, những vấn đề pháp lý cụ thể liên quan tới xóa quan hệ huyết thống theo quy định pháp luật mới nhất. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện thoại 1900.2525.05 để được hỗ trợ kịp thời!
Quy định về quyền nhân thân
>> Luật sư tư vấn chính xác có thể chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ và con cái được không, gọi ngay 1900.2525.05
Điều 39 Bộ luật dân sự năm 2015 có đề cập về mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái là quyền nhân thân và không thể chuyển giao trong dân sự, cụ thể như sau: Mỗi một cá nhân đều có quyền xác định cha – mẹ – con, quyền được nhận làm con nuôi, quyền nuôi con nuôi, quyền kết hôn, ly hôn, quyền bình đẳng của vợ chồng và những quyền nhân thân khác trong quan hệ gia đình và hôn nhân. Người con sinh ra sẽ không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha và mẹ, tức là đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha, mẹ của mình.
Vì thế, theo quy định của pháp luật, cha mẹ có quyền thực hiện thủ tục ly hôn với nhau để chấm dứt mối quan hệ vợ chồng và con cái cũng có quyền xác định cha mẹ của mình mà không phải phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ. Điều này có nghĩa là dù cha mẹ chưa đăng ký kết hôn, đang trong thời kỳ hôn nhân hay đã ly hôn thì con cái vẫn phải có quyền và nghĩa vụ đối với cha mẹ.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến quyền nhân thân theo quy định hoặc việc xóa quan hệ huyết thống giữa những người thân trong gia đình, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện 1900.2525.05 để được tư vấn luật dân sự chính xác nhất!
Có thể xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con được không?
Con cái có thể xóa quan hệ huyết thống với bố mẹ không?
Câu hỏi từ chị Linh (Đà Nẵng) như sau:
“Tôi năm nay đã 25 tuổi, sinh ra trong gia đình có đầy đủ cả bố lẫn mẹ. Tuy nhiên, từ nhỏ bố mẹ đã thương anh hai hơn tôi, khi lớn lên, ông bà cũng muốn dành hết tài sản cho anh hai tôi, lúc nào cũng chửi đánh, mắng mỏ đứa con gái trong nhà như tôi. Tôi đã không thể chịu đựng được những mâu thuẫn, cãi vã, xích mích khi sống cùng gia đình. Tôi muốn hỏi rằng liệu tôi có thể xóa quan hệ huyết thống giữa tôi và bố mẹ tôi được không? Cảm ơn Luật sư!”
>> Luật sư tư vấn chính xác con cái có thể xóa quan hệ huyết thống với cha mẹ đẻ không, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Xin chào chị Linh! Cảm ơn chị đã tin tưởng và để lại câu hỏi cho Luật sư của chúng tôi! Luật sư đã tiếp nhận câu hỏi của chị và đưa ra tư vấn như sau:
Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định cụ thể về nghĩa vụ và quyền của con cái đối với cha mẹ như sau:
● Con cái có quyền được cha mẹ mình thương yêu, tôn trọng, được học tập, giáo dục, được sống trong môi trường có đầy đủ điều kiện phát triển lành mạnh về cả trí tuệ, thể chất và đạo đức;
● Con cái có quyền được cha mẹ thực hiện các quyền và lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản dựa trên quy định pháp luật;
● Con cái có bổn phận kính trọng, yêu quý, biết ơn, hiếu thảo và phụng dưỡng cha mẹ; đồng thời phải biết giữ gìn danh dự và những truyền thống lâu đời tốt đẹp của gia đình;
● Con cái có quyền sống chung với cha mẹ, được cha mẹ quan tâm, trông nom, nuôi dưỡng nếu chưa đủ tuổi thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động;
● Con cái chưa đủ tuổi thành niên có quyền được tham gia một số công việc phù hợp với lứa tuổi mà không trái với quy định của pháp luật;
● Con cái đã đủ tuổi thành niên có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp bản thân, nơi học tập, cư trú nhằm mục đích nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ văn hóa, chính trị theo đúng nguyện vọng và khả năng của mình.
● Con cái đã đủ tuổi thành niên khi sống cùng với cha mẹ, cần phải có nghĩa vụ tham gia vào những công việc của gia đình, có nghĩa vụ lao động, sản xuất, tạo thu nhập và đóng góp thu nhập để có thể đảm bảo được nhu cầu đời sống kinh tế chung của gia đình.
Chính vì những quyền và nghĩa vụ đã nêu trên, chị Linh sẽ không thể xóa đi mối quan hệ huyết thống giữa chị và cha mẹ chị.
Trong trường hợp chị Linh còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc xóa quan hệ huyết thống giữa con cái và cha mẹ, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện 1900.2525.05 để được tư vấn pháp luật cụ thể, nhanh chóng!
Bố mẹ có thể hủy quan hệ huyết thống với con không?
Câu hỏi từ anh Khang (Bạc Liêu) như sau:
“Gia đình tôi gồm có ba (03) anh chị em, trong đó anh ba của tôi từ nhỏ đã hư hỏng, phá phách và tụ tập đàn đúm với bạn bè. Đến thời điểm hiện nay, anh tôi còn nghiện cá độ, đánh bạc và vô số lần lấy cắp tài sản của bố mẹ chúng tôi. Bố mẹ tôi từ tức giận đến bất mãn, nay cũng đã muốn từ mặt anh tôi và quyết định sẽ không còn bất cứ mối quan hệ huyết thống, máu mủ nào đối với anh tôi nữa. Liệu rằng bố mẹ tôi có thể hủy quan hệ quyết thống với anh trai tôi không?”
>> Luật sư giải đáp chính xác cha mẹ có thể xóa quan hệ huyết thống với con ruột không, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Xin chào anh Khang! Cảm ơn anh đã tin tưởng và sử dụng dịch vụ tư vấn pháp lý tại Tổng đài chúng tôi! Đối với câu hỏi anh đưa ra, Luật sư tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ và quyền của cha mẹ như sau:
● Cha mẹ là người phải thương yêu con cái, tôn trọng ý kiến của con, đồng thời có trách nhiệm trong việc chăm lo học tập, định hướng giáo dục, đạo đức, trí tuệ, thể chất để từ đó con có được môi trường phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội và người con hiếu thảo của gia đình;
● Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng, trông nom, chăm sóc, bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của con trong những trường hợp: con chưa đủ tuổi thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động để tự nuôi sống bản thân;
● Cha mẹ đóng vai trò là người giám hộ và người đại diện cho con trong trường hợp con chưa đủ tuổi thành niên hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
● Cha mẹ không được có những hành động phân biệt đối xử với con cái dựa trên tình trạng hôn nhân của hai bên hoặc cơ sở giới tính của con; đồng thời cũng không được lạm dụng sức lao động, xúi giục, ép buộc con làm những hành động trái với pháp luật và đạo đức xã hội.
Do đó, theo những quy định về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái, bố mẹ anh sẽ không được hủy bỏ mối quan hệ huyết thống đối với anh trai anh.
Những quy định trên đều cho thấy cha mẹ và con cái có nghĩa vụ thương yêu, tôn trọng lẫn nhau, thực hiện các quyền, lợi ích hợp pháp về nhân thân và tài sản theo quy định của pháp luật. Nghiêm cấm các hành vi làm nhục, bạo lực, ngược đãi, xúc phạm nhau.
Hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 cũng như các văn bản pháp luật khác có liên quan không có bắt kỳ quy định nào cho phép con cái được xóa huyết thống đối với cha, mẹ hoặc ngược lại cha, mẹ cũng không có quyền hóa huyết thống đối với con cái. Bởi pháp luật cho rằng không thể định đoạt được việc chấm dứt quan hệ huyết thống khi đây được xem là việc trái với lẽ tự nhiên: quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ được hình thành tự nhiên thông qua huyết thống. Chính vì thế, mối liên kết cũng như sự gắn bó trong tình cảm của quan hệ ruột thịt này là quy luật tự nhiên, mang tính bền vững, bất biến, không thể chấm dứt theo ý chí chủ quan của con người.
Trong trường hợp anh Khang còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện 1900.2525.05 để được Luật sư giải đáp chi tiết, chính xác nhất!
Chấm dứt quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi được không?
Anh Tiến (Hà Nội) đưa ra câu hỏi như sau:
“Vợ chồng chúng tôi đã ngoài bốn mươi (40) tuổi nhưng chưa có con, nên đã có xin một đứa trẻ từ trại mồ côi về làm con nuôi. Trong thời gian chung sống không xảy ra vấn đề gì, tuy nhiên, vài năm trở lại đây, khi đứa con nuôi của tôi đã lớn (cháu đã 20 tuổi), nó liền trở nên hư hỏng và hay tụ tập bạn bè để quậy phá. Nó còn ăn cắp số tiền tiết kiệm dành để nghỉ hưu của vợ chồng tôi để ăn chơi trác táng. Vậy cho tôi hỏi, liệu vợ chồng tôi có thể chấm dứt mối quan hệ cha mẹ nuôi với đứa con nuôi này không?”
>> Luật sư tư vấn chính xác có thể xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ nuôi và con nuôi không, gọi ngay 1900.2525.05
Trả lời:
Chào anh Tiến! Đối với câu hỏi và thông tin anh trình bày, Luật sư của chúng tôi đã tiếp nhận, phân tích và đưa ra phản hồi như sau:
Điều 78 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rõ có thể chấm dứt mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có thể chấm dứt trong một số trường hợp cụ thể sau:
● Cha mẹ nuôi và con nuôi đều tự nguyện chấm dứt mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi;
● Cha mẹ nuôi bị kết án về một trong những tội như: cố ý xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tính mạng của con nuôi; thực hiện những hành vi mang tính hành hạ, ngược đãi con nuôi; hoặc thực hiện các hành vi bị cấm khác về việc nuôi con nuôi được quy định chi tiết trong Điều 13 Luật nuôi con nuôi;
● Con nuôi bị kết án về một trong những tội như: cố ý xâm phạm đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tính mạng của cha mẹ nuôi; có những hành vi mang tính ngược đãi, hành hạ hoặc phá hoại tài sản của cha mẹ nuôi;
Những hành vi bị cấm được ghi tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi bao gồm: Lợi dụng việc nuôi con nuôi để bóc lột sức lao động, trục lợi, bắt cóc mua bán trẻ em, xâm hại tình dục; Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi; Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số; Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật; Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số nhằm mục đích hưởng các chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước; Ông bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
Vì thế, dựa theo tình huống của vợ chồng ông Tiến, nếu con nuôi của ông có những hành vi phá hoại tài sản của gia đình và vợ chồng ông, ông hoàn toàn có thể thực hiện chấm dứt mối quan hệ cha mẹ nuôi – con nuôi đối với cá nhân này.
Trong trường hợp chấm dứt việc nuôi con nuôi và mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi – con nuôi theo quyết định của Tòa án thì quyền và nghĩa vụ của cha nuôi, mẹ nuôi của ông Tiến đối với con nuôi cũng sẽ được chấm dứt kể khi thời điểm quyết định của Tòa án chính thức có hiệu lực.
Trong trường hợp anh Tiến còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc xóa quan hệ huyết thống giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện 1900.2525.05 để được Luật sư tư vấn miễn phí!
Có hủy quan hệ huyết thống giữa anh em ruột được không?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu trực hệ và người có họ trong gia đình.
Ngoài ra, tại khoản 18 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra, bao gồm:
+ Đời thứ nhất là cha mẹ
+ Đời thứ hai là anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha
+ Đời thứ ba là anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì
Trong trường hợp người giám hộ cho người chưa thành niên là anh chị em ruột:
Giám hộ là cá nhân hay pháp nhân được Ủy ban nhân dân cấp xã cử hoặc được Tòa án chỉ định để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi của mình. Nếu người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình nên khi họ ở trong tình trạng cần được giám hộ thì họ có thể lựa chọn người giám hộ và được cá nhân, pháp nhân đó đồng ý.
Trường hợp người được giám hộ trong tình trạng:
(1) Người được giám hộ là người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc không xác định được cha, mẹ hoặc
(2) Người được giám hộ là người chưa thành niên có cha, có mẹ những cha, mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự; đều có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; đều bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; đều bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con hay đều không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con và có yêu cầu người giám hộ; thì người giám hộ đương nhiên của người chưa thành niên được xác định theo thứ tự sau: Anh ruột là anh cả hoặc chị ruột là chị cả là người giám hộ; nếu anh cả hoặc chị cả không đủ điều kiện làm người giám hộ thì anh ruột hoặc chị ruột tiếp theo là người giám hộ (trừ trường hợp có thỏa thuận anh ruột hoặc chị ruột khác làm người giám hộ),…
Như vậy, theo quy định hiện hành người giám hộ đương nhiên cho người chưa thành niên khi cha mẹ không còn, không xác định được cha mẹ hay khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vị; bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con hay không có điều kiện chăm sóc, giáo dục con thì anh chị ruột sẽ được xác định đầu tiên.
Đối với trường hợp thừa kế, căn cứ vào Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì những người thừa kế theo pháp luật được chia thành:
+ Hàng thừa kế thứ nhất: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con nuôi của người chết
+ Hàng thừa kế thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Hàng thừa kế thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Việc phân chia từng hàng thừa kế được xác định dựa trên mối quan hệ gần gũi, gắn bó trong gia đình. Pháp luật ưu tiên cho những người có mối quan hệ gũi nhất với người để di sản để hưởng di sản khi dựa trên mối quan hệ huyết thống và trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc giữa người mất với người được hưởng di sản.
Như vậy, có thể thấy rằng pháp luật chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể về vấn đề xóa quan hệ huyết thống giữa anh chị em ruột. Trong trường hợp anh chị em xảy ra bất đồng, mâu thuẫn thì nên cùng nhau ngồi lại nói chuyện để giữa anh chị em có thể thấu hiểu nhau hơn và hàn gắn lại mối quan hệ. Bởi sau này, khi gặp bất kỳ khó khăn nào thì anh chị em trong gia đình vẫn luôn là những người thân thích giúp đỡ, ủng hộ mình đầu tiên.
Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác liên quan đến việc xóa quan hệ huyết thống giữa anh chị em ruột, hãy liên hệ với Luật sư qua số điện 1900.2525.05 để được Luật sư hỗ trợ miễn phí!
Như vậy, bài viết trên đây là toàn bộ thông tin Luật sư Tổng Đài Tư Vấn chia sẻ về xóa quan hệ huyết thống cùng một số vấn đề, thủ tục pháp lý liên quan. Hy vọng nội dung trong bài viết trên sẽ giúp bạn đọc nắm rõ các quy định pháp lý liên quan đến chấm dứt quan hệ huyết thống và áp dụng giải quyết hiệu quả những vướng mắc thực tế của mình. Trong trường hợp bạn đọc còn bất kỳ câu hỏi nào khác hoặc cần Luật sư hỗ trợ, hãy liên hệ ngay với Luật sư của chúng tôi qua số điện thoại 1900.2525.05 để được hỗ trợ kịp thời!