Tranh chấp đất đai với hàng xóm như thế nào cho hợp lý?

xoa-the-chap-quyen-su-dung-dat-la-gi

Tranh chấp đất đai với hàng xóm có những trường hợp nào? Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất là gì? Tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm, có quyền khởi kiện không? Trường hợp hòa giải thành mà hàng xóm đổi ý không chấp nhận với kết quả của biên bản hòa giải thì kết quả đó có được mang ra áp dụng không?

Dưới đây là giải đáp của luật sư cho vấn đề liên quan đến Tranh chấp đất đai với hàng xóm. Nếu bạn chưa hiểu rõ về vấn đề này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí.

>>> Thủ tục giải quyết trường hợp tranh chấp đất đai với hàng xóm. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vẫn miễn phí

Tranh chấp đất đai với hàng xóm có những trường hợp nào?

Trong cuộc sống khi tiếp xúc với nhau ít nhiều cũng sẽ có mâu thuẫn xảy ra, tuy nhiên những mâu thuẫn về vấn đề dân sự liên quan đến loại tài sản đất đai, còn được pháp luật định nghĩa gọi là tranh chấp về đất đai.

Đối với những mâu thuẫn xảy ra ở những hộ gia đình hay những cá nhân sống liền kề nhau, còn được gọi là hàng xóm, thường là những trường hợp tranh chấp khi một trong các bên có hành vi làm ảnh hưởng đến lợi ích quyền lợi của bên còn lại, những trường hợp đó bao gồm:

– Lấn, chiếm đất của người khác: đây là hành vi được giải thích như sau, khi một bên cho rằng đất thuộc quyền sử dụng của mình nhưng bị một bên khác sử dụng mà không được sự đồng ý hay ý kiến đã xin phép mình trước đó.

– Tranh chấp về diện tích, kích thước lối đi chung: Là việc hai bên sử dụng chung một lối đi nhưng sau đó có sự tranh chấp với nhau về những vấn đề xung quanh lối đi này.

– Tranh chấp về cột mốc ranh giới đất: Việc cắm cột mốc phân chia diện tích ranh giới đất, xảy ra tranh chấp khi một trong hai bên có thửa đất liền kề không thừa nhận vị trí cắm cột mốc phân chia ranh giới đất với bên còn lại.

– Ngoài các trường hợp phổ biến trên còn có các trường hợp về tranh chấp khác xoay quanh vấn đề đất đai, do đâu mà những tranh chấp về đất đai hiện nay càng trở nên căng thẳng và sôi nổi, hãy cùng tìm hiểu qua những chia sẻ sau đây nhé. 

tranh-chap-dat-dai-voi-hang-xom

Về thực tế, đất đai là một loại tài sản có giá trị kinh tế cao và ngày càng khan hiếm khó khăn trong việc sở hữu, vì quỹ đất còn lại hiện tại không nhiều, vì thế những vấn đề xảy ra đối với loại tài sản này thường dễ dẫn đến tranh chấp từ đó suy ra cần có những biện pháp về pháp lý hiệu quả.

Để giảm bớt việc tranh chấp giữa các bên, trên tinh thần chia sẻ đoàn kết của dân tộc Việt Nam không nên để những mâu thuẫn xã hội diễn ra căng thẳng và nghiêm trọng. Tiếp theo đây hãy cùng tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến những tranh chấp về đất đai với hàng xóm và những quy định về pháp luật đối với vấn đề này nhé!

>>> Những trường hợp tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm? Gọi ngay: 1900.6174 để được hỗ trợ trực tiếp

Nguyên tắc xác định ranh giới giữa các thửa đất là gì?

Ranh giới đất được xem là một công cụ để phân chia ranh giới giữa các thửa đất được Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền xác định trên mặt giấy tờ liên quan đến đất đai. Ranh giới được xác định trên đường vẽ bản đồ hoặc cột mốc thực tế nhằm phân rõ quyền sử dụng đất, chiếm hữu của các chủ thể sở hữu đất cạnh nhau do Nhà nước và cơ quan có thẩm quyền quy định.

Việc xác định ranh giới phải tuân theo các quy định của Luật đất đai cũng như các bộ luật liên quan khác về lĩnh vực dân sự hoặc đất đai, từ đó làm cơ sở để việc phân chia đất đai giữa các khu vực trong bản đồ địa chính hóa trở nên hoàn thiện hơn.

Để việc xác định ranh giới chính xác và công bằng hiệu quả, thì ở Pháp luật Việt Nam đã quy định về việc xác định ranh giới ở các điều luật như sau: Điều 175 Của Bộ luật dân sự 2015  quy định về ranh giới giữa các bất động sản liền kề: 

“Việc xác định ranh giới dựa trên thỏa thuận của các bên hoặc dựa  theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ngoài ra ranh giới còn có thể được xác định theo tập quán tại nơi địa phương có đất hay trong trường hợp ranh giới đã tồn tại từ 30 năm trở lên mà không có tranh chấp.

Không được lấn, chiếm, thay đổi mốc giới ngăn cách, kể cả trường hợp ranh giới là kênh, mương, hào, rãnh, bờ ruộng. Mọi chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng, duy trì ranh giới chung.

 Người sở hữu đất được sử dụng phần đất được xác định của không gian lòng đất xác định theo phương thẳng đứng và không được làm ảnh hưởng đến quyền sử dụng đất của người khác theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng đất có thể trồng cây hoặc làm việc khác trong khuôn viên phần đất của mình, tuy nhiên nếu trường hợp có rễ cây hay cành lá có lấn qua phần đất của người khác thì phải tiến hành cắt xén, để không làm ảnh hưởng đến phần đất của người đó trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận với nhau về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai khi xây nhà bị xử lý như thế nào?

Ngoài ra, cách xác định ranh giới thửa đất cũng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 25/2014 TT BTNMT ngày 19/05/2014.

Ngoài những Điều luật về xác định ranh giới theo Bộ luật dân sự thì ở ngay Bộ luật đất đai cũng nhắc đến việc xác định ranh giới đất như sau: Theo khoản 5 Điều 98 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) .

Trường hợp có sự chênh lệch diện tích giữa số liệu đo đạc thực tế với số liệu ghi trên giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này hoặc Giấy chứng nhận đã cấp mà ranh giới thửa đất đang sử dụng không thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất, không có tranh chấp với những người sử dụng đất liền kề thì khi cấp hoặc cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất diện tích đất được xác định theo số liệu đo đạc thực tế.

Người sử dụng đất không phải nộp tiền sử dụng đất đối với phần diện tích chênh lệch nhiều hơn nếu có. Trường hợp đo đạc lại mà ranh giới thửa đất có thay đổi so với ranh giới thửa đất tại thời điểm có giấy tờ về quyền sử dụng đất và diện tích đất đo đạc thực tế nhiều hơn diện tích ghi trên giấy tờ về quyền sử dụng đất thì phần diện tích chênh lệch nhiều hơn (nếu có) được xem xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Điều 99 của Luật này.

Trên đây là các phần quy định về nguyên tắc xác định phân chia ranh giới đất mà pháp luật đã quy định, dựa vào đây có thể áp dụng để phân chia, xác định ranh giới đất hiệu quả và công bằng nhất.

>>>> Liên hệ luật sư giúp xác định ranh giới đất đai chính xác nhất. Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp

Tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm, có quyền khởi kiện không?

 

Anh Kha ở TP Hồ Chí Minh có câu hỏi như sau:

Gia đình anh có một mảnh đất vườn với diện tích là 500m2, tuy nhiên sau nhiều năm không có người quản lý, nay anh về quê thì thấy Gia đình ông Minh hàng xóm đã xây nhà lấn qua phần đất của anh, nhưng sau khi nói chuyện về vấn đề này, Ông Minh lại cho rằng ông làm vậy là đúng với diện tích ghi trên sổ đỏ của mình.

Anh Kha thắc mắc, Ông Minh làm vậy có vi phạm pháp luật không, anh có quyền kiện để đòi lại phần đất bị ông Minh chiếm giữ không. Mong được Luật sư tư vấn!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về quyền khởi kiện khi tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm. Gọi ngay: 1900.6174 

Cảm ơn anh Kha đã tin tưởng và liên hệ Tổng Đài Tư Vấn, sau khi nghiên cứu và xem xét vấn đề mà anh đang gặp phải, chúng tôi xin thông tin đến anh về vấn đề này như sau:

Tranh chấp về đất đai là một tranh chấp mang tính dân sự đặc thù, đa số các vụ việc về vấn đề này thường xảy ra đối với những người có quan hệ xã hội mật thiết, như hàng xóm, bạn bè, hoặc người thân. Vì thế pháp luật Việt Nam thường chủ trương giải quyết vấn đề bằng việc hòa giải, nếu thật sự không thể hòa giải được thì mới nhờ đến sự can thiệp của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chức trách giải quyết.

Tuy nhiên khi nhờ đến sự can thiệp của tổ chức nhà nước thì các mối quan hệ sẽ đứng trên hai bờ chiến tuyến khác nhau về lý lẽ, bởi lẽ đó mà cần phải có những điều kiện cụ thể để có được sự can thiệp của cơ quan nhà nước như sau:

– Đối với đất đai tranh chấp trước tiên cần có biện pháp giải quyết hòa giải cơ sở, sau đó nhờ UBND cấp xã can thiệp, sau khi hòa giải không thành ở UBND cấp xã và có biên bản xác nhận hòa giải không thành thì tiến hành giải quyết theo Điều 203 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018)

– Đối với đất đai tranh chấp có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Bộ luật này thì Tòa án sẽ tiếp nhận giải quyết.

– Đối với đất đai khi tranh chấp nhưng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc các loại giấy quy định tại Điều 100 của Bộ luật này thì phải chọn giải quyết bằng 2 cách:

–  Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này.

–  Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

tranh-chap-dat-dai-voi-hang-xom

Như vậy đối với trường hợp của anh Kha  nêu cả hai bên hoặc một trong hai bên có nhu cầu và điều kiện theo pháp luật quy định về giải quyết tranh chấp đất đai ở cấp cao hơn, cụ thể là Tòa án thì có thể dựa trên những yếu tố đã nêu về mặt pháp luật mà gửi đơn khởi kiện.

Tuy nhiên nhà nước vẫn khuyến khích việc giải quyết bằng biện pháp hòa giải vì khi khởi kiện sẽ vướng đến những thủ tục về đất đai phức tạp.

>>> Có quyền khởi kiện khi tranh chấp đất đai với hàng xóm hay không? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất

Trường hợp nhà hàng xóm có hành vi lấn đất giải quyết như thế nào?

 

Chị Xuân hiện đang ở Thành Phố HCM, có câu hỏi như sau:
Mẹ tôi hiện đang sống ở quê, mới đây hàng xóm của bà có cho xây dựng một hàng rào chống trộm, tuy nhiên hàng rào này lại xây qua phần đất nhà tôi. Do tuổi cao nên bà đã hỏi tôi nên giải quyết vấn đề này như thế nào, tôi không rành luật pháp nên mong có thể nhận được tư vấn từ các Luật sư về vấn đề này. Xin cảm ơn!

>>> Luật sư tư vấn Tranh chấp đất đai với hàng xóm, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời

Chào chị Xuân, đầu tiên đoàn luật sư chúng tôi hân hạnh cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho chúng tôi. Theo như tìm hiểu và nghiên cứu vụ việc cũng như dựa trên những quy định về pháp luật về vấn đề chị đang gặp phải, chúng tôi xin phép được đưa một số thông tin cũng như cách giải quyết đến chị như sau:

Vấn đề về lấn chiếm trong tranh chấp đất đai là một vấn đề thường xuyên xảy ra, phần lớn do không xác định ranh giới khi phân chia đất dẫn đến việc khi sử dụng đất mà xảy ra vấn đề do vô ý hay cố ý này. Tuy nhiên trên tinh thần khuyến khích của nhà nước giải quyết vấn đề trong tranh chấp đất đai, cả hai bên khi có tranh chấp xảy ra thì:

Bước đầu tiên: Nên lựa chọn phương pháp hòa giải để giải quyết vấn đề, hoặc gửi đơn yêu cầu UBND xã phường để xin hòa giải.

Bước thứ hai: Nếu trường hợp hòa giải không thành, thì nên thu thập chuẩn bị bằng chứng , giấy tờ chứng minh bên đối phương đang thực hiện hành vi lấn chiếm trái pháp luật phần đất thuộc quyền sở hữu của mình để chuẩn bị cho bước tiếp theo là chuẩn bị khởi kiện hoặc nộp đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cao hơn giải quyết.

Bước thứ ba: Khởi kiện lên Tòa án với hình thức khởi kiện vụ việc dân sự, hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cao hơn là UBND cấp tỉnh giải quyết trong trường hợp theo quy định của Điều 203 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018). Lưu ý: việc tham gia khởi kiện cần chuẩn bị các điều như: hồ sơ khởi kiện và thủ tục các bước khởi kiện theo hướng dẫn.

Như vậy ở trường hợp này nếu gia đình chị có căn cứ cho rằng gia đình của hàng xóm đang xây hàng rào lấn chiếm qua phần đất thuộc quyền sở hữu của mình thì có thể đề nghị yêu cầu bên đối phương cùng thực hiện việc hòa giải bàn về vấn đề giải quyết.

Trường hợp cả hai bên cần sự chắc chắn và giảm rủi ro trong lúc có thể yêu cầu UBND cấp xã chứng kiến hòa giải. Nếu sau khi hòa giải không đạt được mong muốn tiếng nói chung, gia đình chị có thể áp dụng các bước theo trình tự pháp luật để tiếp tục khởi kiện vụ việc ra Tòa án hoặc cấp thẩm quyền cao hơn.

Ngoài ra trường hợp lấn chiếm đất thuộc vào trường hợp các tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất nên không nhất thiết phải thông qua bước hòa giải cơ sở. Nên nếu trong trường hợp nhận thấy đối phương không có thiện chí hòa giải chị có thể bỏ qua bước hòa giải này để khởi kiện lên cấp cao hơn hoặc Tòa án.

>>> Giải quyết tranh lấn đất đai của hàng xóm như thế nào? Gọi ngay: 1900.733.727 để được tư vấn miễn phí

Trường hợp hòa giải thành mà hàng xóm đổi ý không chấp nhận với kết quả của biên bản hòa giải thì kết quả đó có được mang ra áp dụng không?

 

Anh Hiền có câu hỏi cần được tư vấn như sau:
“Khoảng 1 năm trước giữa anh và hàng xóm là anh Quang ngụ tại Thị xã Giá Rai có xảy ra tranh chấp về phần xác định cột mốc ranh giới đất. Tuy nhiên sau đó cả hai đã có tiến hành hòa giải tại cơ sở, ngoài ra còn có ký xác nhận biên bản hòa giải tại cấp xã ở địa phương, nhưng sau đó anh Quang lại không thực hiện theo biên bản và kết quả hòa giải đã ký,
Anh Hiền muốn hỏi vậy biên bản đã ký đó có còn hiệu lực không và có thể đem ra áp dụng nếu anh tiếp tục thực hiện khiếu nại lên cơ quan cấp cao hơn không?”

>>> Luật sư tư vấn các hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời

Nhận được câu hỏi của anh Hiền là một vinh hạnh cho đội ngũ tư vấn của chúng tôi, cảm ơn anh đã tin tưởng và thông tin đến chúng tôi vấn đề mà anh đang gặp phải. Theo đó sau khi tìm hiểu sự việc qua lời kể của anh, chúng tôi có phần thông tin đến vấn đề này như sau: 

Theo đó việc hòa giải không thành được hiểu như sau: sau khi thực hiện hòa giải mà 1 trong hai bên không đồng ý với kết quả hòa giải hay sau đó đồng ý nhưng rồi lại đổi ý không thực hiện theo thì được xem là hòa giải không thành, trong pháp luật:

Căn cứ Điều 88 nghị định 43/2014 NĐ CP được sửa đổi bởi Khoản 27 Điều 1 Nghị định 148/2020 NĐ CP và Khoản 57 Điều 2 Nghị định 1/2017 NĐ CP về thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai “Trường hợp hòa giải không thành hoặc sau khi hòa giải thành mà có ít nhất một trong các bên thay đổi ý kiến về kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.” 

Như vậy nếu sau khi hòa giải tại cơ sở mà anh Quang không thực hiện theo kết quả hòa giải hoặc đổi ý không chấp nhận kết quả hòa giải thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành để anh Hiền có căn cứ gửi đơn khởi kiện đến Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền cao hơn để giải quyết tranh chấp.

>>> Xem thêm: Tranh chấp đất đai kiện ở đâu? Cần những điều kiện gì?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm

Cơ bản do phương pháp giải quyết tranh chấp đất đai luôn thông qua cơ sở hòa giải đầu tiên nên thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai đầu tiên thường là UBND cấp xã (Chủ tịch UBND cấp xã giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải cơ sở ).

Trường hợp thông qua khởi kiện lên Tòa án thì do Tòa án giải quyết, ngoài ra đối với đương sự không có các giấy tờ liên quan đến đất đai và hòa giải không thành thì người có thẩm quyền giải quyết là Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc cấp Tỉnh nơi có đất.

>>> Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm như thế nào?

 

Anh Hậu hiện đang ở TP Bạc Liêu có thắc mắc:
“Nhiều năm nay gia đình anh và hàng xóm là  gia đình bà Thủy có sử dụng chung một lối đi có chiều rộng là 1m2, để dẫn ra phần đất sau vườn. Tuy nhiên gần đây do bà Thủy qua đời, nên các con của bà ấy không tiếp tục cho anh sử dụng chung lối đi này nữa.
Sau nhiều lần nói chuyện không thành giữa anh và gia đình bà Thủy đã xảy ra tranh chấp về lối đi này. Anh Hậu muốn biết để giải quyết vấn đề tranh chấp với gia đình bà Thủy cần thực hiện theo trình tự và thủ tục như thế nào? Mong nhận được câu trả lời từ Luật sư về vấn đề này.”

>>> Luật sư tư vấn các hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm, liên hệ ngay 1900.6174

Cảm ơn anh Hậu đã gửi thắc mắc cũng như vấn đề mà anh đang gặp phải đến chúng tôi, dựa trên những thông tin về vụ việc mà anh đã nêu, sau khi tìm hiểu và nghiên cứu chúng tôi xin thông tin đến anh phần trả lời như sau:

Tranh chấp lối đi chung thuộc trong trường hợp tranh chấp đất đai, vì thế để giải quyết vấn đề cần thực hiện các bước như sau: Theo Điều 202, Điều 203 Luật Đất đai 2013 và mục 4, chương 7 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

Bước 1: Hòa giải tại cơ sở

– Các bên có thể tự hòa giải về  tranh chấp đất đai. Nếu không thỏa thuận hòa giải được thì đương sự có quyền nộp đơn yêu cầu UBND cấp xã giải quyết trên cơ sở hòa giải.

– UBND cấp xã có trách nhiệm thẩm tra, xác minh nguyên nhân và thu thập các tài liệu có liên quan. Tổ chức cuộc họp, trước đó thành lập một hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai, và cuộc họp có sự tham gia của hội đồng mới thành lập và hai bên đương sự liên quan.

– Hòa giải bắt đầu khi các bên tranh chấp đều có mặt, trường hợp một trong hai bên tranh chấp được mời đến lần thứ hai nhưng không có mặt thì được xem là hòa giải không thành. Thủ tục này diễn ra không quá 45 ngày kể từ ngày nhận đơn, không tính ngày nghỉ, lễ tết.

Bước 2: Khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền

– Trường hợp hòa giải không thành, một trong hai bên tranh chấp có thể khởi kiện lên UBND cấp huyện hoặc tỉnh theo các bước:

– Nộp hồ sơ khởi kiện lên Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc cấp tỉnh. Chủ tịch UBND cấp có thẩm quyền giao trách nhiệm cơ quan tham mưu giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm xác minh vụ việc, tham vấn các ban ngành liên quan chỉnh lý hồ sơ để trình lại cho chủ tịch UBND cấp đang quyền giải quyết.

– Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ TN&MT

– Khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh nếu Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện giải quyết

– Bộ trưởng Bộ TN&MT nếu Chủ tịch Ủy ban cấp tỉnh giải quyết.

– Cuối cùng nếu không giải quyết ở các cấp ủy ban được thì khởi kiện ra Tòa án nhân dân để giải quyết theo quy định.

>>> Trình tự giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Một số lưu ý khi giải quyết tranh chấp đất đai với hàng xóm

Thông thường tranh chấp đất đai sẽ được phân thành hai loại:

– Những tranh chấp về đất đai (loại 1) thường do Luật đất đai quy định.

– Những tranh chấp khác liên quan đến đất đai (loại 2) thường do bộ luật dân sự quy định. Đây là những tranh chấp được xử lý theo thủ tục của Luật dân sự, được khởi kiện trực tiếp ra tòa mà không thông qua cần hòa giải cơ sở.

– Trường hợp tranh chấp đất đai là hàng xóm và lựa chọn giải quyết tranh chấp thông qua UBND cấp có thẩm quyền thì: Chủ tịch UBND cấp huyện nơi có đất đưa ra hướng giải quyết,  nếu không đồng ý có thể tiếp tục đưa lên UBND cấp tỉnh giải quyết hoặc có tiếp tục khởi kiện lên Tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính.

tranh-chap-dat-dai-voi-hang-xom

– Trường hợp đương sự tham gia tranh chấp đất đai là tổ chức, cá nhân người Việt Nam định cư nước ngoài hoặc tổ chức tôn giáo thì người giải quyết là Chủ tịch UBND cấp tỉnh nơi có đất giải quyết, nếu không đồng ý có thể tiếp tục khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường hoặc khởi kiện bằng tố tụng hành chính lên Tòa án.

>>> Những điều cần lưu ý khi thực hiện tranh chấp đất đai với hàng xóm. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Tranh chấp đất đai với hàng xóm có chuyển nhượng được không?

 

Chị Mai ở Đồng tháp có câu hỏi như sau:

“Hiện giữa chị và hàng xóm đang có tranh chấp về phần đất mà chị đang sở hữu, hai bên đang tiến hành hòa giải ở UBND cấp xã nơi có đất nhưng chưa đạt được thỏa thuận chung , nhưng lại có người hỏi mua phần đất đó với giá hợp lý, chị muốn bán phần đất đó ngay lúc này thì có được không?”

>>> Luật sư tư vấn các hòa giải khi xảy ra tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm, liên hệ ngay 1900.6174

Luật sư trả lời

Chào chị Mai, nhận được câu hỏi của chị về vấn đề này, đội ngũ tư vấn chúng tôi xin phép được thông tin đến chị câu trả lời như sau:

– Để thông tin về vấn đề này, đầu tiên cần hiểu rõ các điều kiện về việc chuyển nhượng đất như sau: 

–  Điều kiện về chủ thể: Các bên phải có đủ điều kiện để chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

– Điều kiện về nội dung: Hợp đồng chuyển nhượng không được trái luật, đạo đức xã hội.

– Điều kiện về hình thức: Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng, chứng thực, trừ trường hợp theo quy định khoản 2 Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015.

Theo đó, tại Điểm b khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) quy định người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi điều kiện. “Đất không có tranh chấp”.

Từ đó nhận thấy được rằng đất đang có tranh chấp sẽ không được phép chuyển nhượng, hợp đồng chuyển nhượng nếu được ký, khi thực hiện thủ tục sang tên thì sẽ bị nhà nước và cơ quan có thẩm quyền từ chối.

Theo những quy định về pháp luật được nêu, theo đó nhận định theo Khoản 1 Điều 188 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) thì trường hợp đất Chị đang thuộc về đất có tranh chấp nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng được.

Căn cứ để xác định đất có tranh chấp trong trường hợp này là vì, cả hai bên không đạt được kết quả hòa giải chung ở cấp hòa giải tại UBND cấp xã, được UBND cấp xã lưu lại biên bản hòa giải không thành, thuộc đất còn tranh chấp nên không thể thực hiện chuyển nhượng khi đạt được kết quả thỏa đáng.

>>> Liên hệ luật sư tư vấn về trường hợp tranh chấp đất đai với hàng xóm. Gọi ngay: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí

Trên đây là những nội dung tư vấn về vấn đề Tranh chấp đất đai với hàng xóm được chúng tôi tổng hợp và thông tin đến bạn. Nếu trong quá trình tiếp nhận thông tin, có bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.

  1900633727