Tội rửa tiền đang ngày một diễn biến phức tạp hơn cùng với đó là những thủ đoạn tinh vi. Điều này đã gây ra không ít khó khăn cho các cơ quan điều tra trong công tác bắt giữ người thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Vậy cụ thể có những hình thức rửa tiền nào và khung hình phạt đối với tội này sẽ được quy định ra làm sao?
Bài viết dưới đây, Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn sẽ giải đáp hết tất cả các thắc mắc liên quan đến những vấn đề nói trên. Hy vọng bài viết này sẽ đem lại thông tin hữu ích cho quý bạn đọc. Nếu như cần được tư vấn, hỗ trợ về pháp luật thì vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline: 1900.6174
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về mức hình phạt đối với tội rửa tiền? Gọi ngay: 1900.6174
Rửa tiền là gì?
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc rửa tiền là một hành vi phạm tội được nêu rõ tại Điều 324 của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017.
Rửa tiền là hành vi của các tổ chức, cá nhân tìm cách chuyển đổi, hợp pháp hóa khoản lợi hoặc tài sản bất chính không rõ nguồn gốc, hoặc do hành vi phạm tội mà ra hoặc tham nhũng có được để nó trở thành tài sản hợp pháp của mình.
Mặt khác, tại khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng chống rửa tiền 2012 cũng có quy định rõ rửa tiền là hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản từ việc phạm tội mà có được.
Hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản từ những việc làm phạm tội mà có được theo quy định của Luật phòng, chống rửa tiền, bao gồm các hành vi sau đây:
– Hành vi đã được quy định trong Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017;
– Hành vi giúp sức cho các tổ chức, cá nhân có liên quan đến tội phạm nhằm trốn tránh trách nhiệm pháp lý bằng việc hợp pháp hóa nguồn gốc tài sản do phạm tội mà có;
– Hành vi chiếm hữu tài sản nếu tại thời điểm nhận tài sản đã biết rõ tài sản đó do phạm tội mà có được, nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản.
>>> Xem thêm: Trưng dụng là gì? Các trường hợp áp dụng biện pháp trưng dụng?
Có những hình thức rửa tiền nào?
Hiện nay, việc tìm hiểu về các hình thức rửa tiền cũng được rất nhiều người quan tâm. Hành vi rửa tiền được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, thủ đoạn ngày càng tinh vi và khó nhận ra. Dưới đây là các hình thức rửa tiền được sử dụng phổ biến mà chúng tôi tìm hiểu, tổng hợp được.
– Hình thức rửa tiền thông qua các giao dịch đổi tiền mặt: Đây được xem là một phương thức rửa tiền thông dụng và phổ biến nhất hiện nay, những người này đã lợi dụng nhu cầu sử dụng tiền mặt và tiến hành đổi tiền từ đồng tiền từ quốc gia này sang các quốc gia khác.
– Rửa tiền thông qua việc mua các loại kim loại quý: Các đối tượng này sẽ sử dụng tiền có được do hành vi trái pháp luật để mua các kim loại quý như vàng, bạc, kim cương,… Đây cũng được xem là một phương thức rửa tiền thông dụng bởi có thể mua những kim loại này ở bất cứ nơi đâu.
– Rửa tiền thông qua việc đầu tư vào trái phiếu, tín phiếu, gửi tiết kiệm: Phương thức rửa tiền này sẽ thông qua đầu tư vào trái phiếu hay gửi tiết kiệm…được các tương đối tinh vi thực hiện là chủ yếu. Những đối tượng này sau một thời gian gửi tiền đầu tư thì sẽ rút ra và sử dụng như một khoản tiền hợp pháp.
– Rửa tiền thông qua các hệ thống ngân hàng ngầm: Hiện nay, những ngân hàng này hoạt động trên khắp thế giới với dịch vụ chi phí thấp, kín đáo hơn các ngân hàng chính thống, do đó giúp cho các giao dịch rửa tiền được thực hiện một cách dễ dàng và trót lọt.
>>> Các hình thức rửa tiền phổ biến hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174 để được giải đáp nhanh chóng nhất
Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền
Đối với những hành vi phạm tội rửa tiền thì sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm, bởi lẽ đây được xem là một loại tội phạm khá nguy hiểm. Rửa tiền sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, trong đó pháp luật có quy định rõ mức độ xử lý đối với từng cá nhân và pháp nhân vi phạm, cụ thể như sau:
Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân
Các cá nhân phạm tội về việc rửa tiền sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại những khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 324 của Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), cụ thể là:
– Cá nhân nào thực hiện một trong các hành vi được xem là rửa tiền như vừa nêu trên thì sẽ bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
– Người phạm tội rửa tiền sẽ bị phạt tù từ 05 – 10 năm khi có thêm một trong những dấu hiệu sau đây:
+ Hành vi thực hiện có tổ chức
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
+ Phạm tội từ 02 lần trở lên
+ Hành vi phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
+ Dùng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt để qua mặt cơ quan chức năng
+ Tiền, tài sản phạm tội có giá trị từ 200.000.000 đồng – dưới 500.000.000 đồng
+ Khoảng thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng – dưới 100.000.000 đồng
+ Tái phạm nguy hiểm.
– Riêng đối với những trường hợp sau đây, thì người phạm tội sẽ bị phạt tù từ 10 năm – 15 năm:
+ Tiền, tài sản phạm tội trị giá từ 500.000.000 đồng trở lên
+ Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống tài chính và tiền tệ của quốc gia.
Những cá nhân nào chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rửa tiền thì cũng sẽ có thể bị phạt tù từ 06 tháng – 03 năm.
Ngoài ra, còn áp dụng hình phạt bổ sung đối với những người phạm tội rửa tiền như sau: phạt tiền từ 20.000.000 đồng – 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm các chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm những công việc nhất định từ 01 năm – 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
>>> Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với cá nhân? Liên hệ ngay: 1900.6174
Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với pháp nhân
Đối với pháp nhân thương mại mà có hành vi phạm tội rửa tiền thì sẽ bị xử lý như sau:
– Phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng nếu như pháp nhân phạm tội thuộc các trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
– Phạt tiền từ 05 – 10 tỷ đồng nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và h khoản 2 Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
– Phạt tiền từ 10 – 20 tỷ đồng hoặc sẽ bị đình chỉ hoạt động từ 01 – 03 năm nếu phạm tội thuộc các trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 324 của Bộ luật Hình sự.
– Bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn nếu như pháp nhân phạm tội thuộc trường hợp được quy định tại Điều 79 của Bộ luật Hình sự, cụ thể đó là:
+ Gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng nhiều người, gây sự cố cho môi trường; hoặc
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng để khắc phục hậu quả do mình đã gây ra.
Ngoài ra, các pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 01 – 05 tỷ đồng, bị cấm kinh doanh, cấm các hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 – 03 năm.
>>> Trách nhiệm hình sự về tội rửa tiền đối với pháp nhân? Liên hệ ngay: 1900.6174
Quy định xử lý đối với tội rửa tiền
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật Phòng, chống rửa tiền năm 2012 có nêu rõ rửa tiền là một hành vi của tổ chức, cá nhân nhằm hợp pháp hóa nguồn gốc của tài sản do phạm tội mà có.
Trong đó, “tài sản” bao gồm: Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản theo như quy định của Bộ luật dân sự, có thể tồn tại dưới hình thức vật chất hoặc hình thức phi vật chất; động sản hoặc bất động sản; hữu hình hoặc vô hình; các chứng từ hoặc công cụ pháp lý để chứng minh quyền sở hữu hoặc lợi ích đối với tài sản đó.
Các hành vi bị cấm việc rửa tiền bao gồm:
– Tổ chức, tham gia vào hoặc là tạo điều kiện để thực hiện các hành vi rửa tiền.
– Thiết lập hoặc duy trì tài khoản vô danh hoặc sử dụng tài khoản với tên giả.
– Thiết lập, duy trì các mối quan hệ kinh doanh với ngân hàng thành lập tại một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ nhưng không có sự hiện diện hữu hình tại quốc gia, vùng lãnh thổ đó và không chịu sự bất kỳ sự quản lý, giám sát nào của cơ quan quản lý có thẩm quyền.
– Cung cấp trái phép các dịch vụ nhận tiền mặt, séc, công cụ tiền tệ khác hoặc sử dụng công cụ lưu trữ giá trị và thực hiện thanh toán cho người thụ hưởng tại một địa điểm khác.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình trong phòng, chống rửa tiền để xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân.
– Cản trở việc cung cấp thông tin phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền.
– Đe dọa, trả thù những người phát hiện hành vi nói trên, cung cấp thông tin, báo cáo, tố cáo về hành vi rửa tiền phạm pháp.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí quy định xử lý đối với tội phạm rửa tiền? Liên hệ ngay: 1900.6174
Hậu quả và chính sách phòng chống rửa tiền ?
Hành vi rửa tiền được xem là một hành vi phạm tội nguy hiểm, đáng quan tâm bởi lẽ những hậu quả mà nó mang lại rất khó lường, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của một đất nước. Hoạt động rửa tiền vừa lãng phí nguồn lực kinh tế của xã hội, vừa bóp méo đi sự phân bố các nguồn lực ấy.
Ngoài những ảnh hưởng mà về mặt phân bố tài nguyên, luồng tiền bẩn còn làm sai lệch đi các thống kê kinh tế. Thêm vào đó thì sự ảnh hưởng của mỗi loại tiền bẩn cũng sẽ khác nhau (chẳng hạn tiền bẩn do tham nhũng sẽ khác so với tiền bẩn do buôn lậu).
Thiếu đi những con số chính xác thì tất nhiên các chính sách kinh tế nhất là về tiền tệ sẽ không thể nào đúng liều lượng và hữu hiệu được.
Việc sử dụng tiền bẩn và các hoạt động rửa tiền này cũng gây ảnh hưởng sâu sắc đến phân bố thu nhập (tạo sự bất công) và làm chao đảo sự tín nhiệm của xã hội vào các thị trường tài chính. Vậy, làm sao để chống rửa tiền?
Rõ ràng nhất đó là cần phải có sự quyết tâm, phối hợp trong nước nói riêng và mọi quốc gia trên thế giới nói chung. Một khó khăn căn bản hiện nay đó là mỗi nước sẽ đánh giá tính quan trọng của mỗi loại tiền bẩn một cách khác nhau.
Ở các nước chậm phát triển thì nạn tham nhũng rửa tiền vẫn luôn là một vấn đề nhức nhối nhất. Trái lại với các quốc gia này thì những nước phương tây lại xem việc rửa tiền bẩn liên hệ đến khủng bố là một việc quan trọng, mang lại lợi ích và không hề “chê” tiền bẩn do tham nhũng ở các nước khác.
Vừa rồi là toàn bộ những thông tin về pháp luật liên quan đến vấn đề tội rửa tiền – một loại vi phạm khá nguy hiểm và gây ra nhiều hệ luỵ xấu. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe các ý kiến đóng góp cũng như sẽ luôn hỗ trợ cho các bạn khi có bất kỳ thắc mắc nào. Liên hệ với Tổng Đài Tư Vấn ngay để được tư vấn chuyên sâu và kịp thời 1900.6174