Tội đào ngũ được pháp luật quy định như thế nào? Người đào ngũ sẽ phải chịu khung hình phạt nào?… Những vấn đề này sẽ được Tổng Đài Tư Vấn sẽ gửi tới các bạn qua bài viết dưới đây. Nếu còn thắc mắc, xin hãy liên hệ với chúng tôi tới tổng đài tư vấn 1900 6174, để nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ phía Luật sư của chúng tôi.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí đào ngũ là gì? Liên hệ ngay: 1900.6174
Thế nào là đào ngũ?
Mặc dù đây không phải là khái niệm mới, nó đã xuất hiện từ thời chiến nhưng vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ khái niệm này, vẫn xa lạ với khái niệm của đảo ngũ. Hiểu theo cách truyền thống, đào ngũ là hành vi rời bỏ, trốn tránh trách nhiệm trong quân đội nhằm mục đích trốn nghĩa vụ quân sự.
Đào ngũ được pháp luật quy định trong phần các tội danh tại Điều 402 BLHS 2017:
- Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng phạt.
- Phạm tội trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 2 năm đến 7 năm tù:
- Là chỉ huy hoặc sĩ quan
- Lôi kéo người khác phạm tội
- Mang theo, vứt bỏ vũ khí , kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
Theo đó, hành vi đảo ngũ được xếp vào những tội danh gây nguy hiểm cho xã hội. Trường hợp người nào có hành vi “rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh trách nhiệm trong thời chiến”, để xử lý đảo ngũ trong trường hợp hành vi này phải thoả mãn điều kiện khách quan là đất nước đang trong tình hình “chiến tranh”. Đào ngũ áp dụng đối với các trường hợp: Sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp; hạ sĩ quan; binh sĩ.
>>> Luật sư Nguyễn Văn Hùng chuyên tư vấn các vấn đề liên quan đến đảo ngũ. Liên hệ ngay: 1900.6174
Các yếu tố cấu thành tội đào ngũ
Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm 4 yếu tố: Khách thể; chủ thể; khách quan và chủ quan.
- Khách thể: Mặt khách thể của đảo ngũ xâm phạm đến chế độ nghĩa vụ quân sự; chế độ phục vụ của quân nhân trong quân đội đối với sĩ quan; quân nhân chuyên nghiệp trong Quân đội.
- Khách quan: Hành vi tự ý rời bỏ hàng ngũ quân đội, đơn vị, bằng hành động (tự ý bỏ đi khỏi quân đội) hoặc không hành động (không đến đơn vị). Hành vi tự ý rời bỏ đơn vị có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu: Rời khỏi hàng ngũ quân đội trong thời chiến; Hành vi tự ý rời bỏ trước đây từng bị xử lý trách nhiệm, nhưng lại cố ý vi phạm lần tiếp theo về tội này.
Hậu quả là yếu tố bắt buộc của việc đào ngũ, bất kể hành vi đào ngũ nào đều để lại hậu quả dù nghiêm nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng. Gây ảnh hưởng tới uy tín quân đội, gây ảnh hưởng xấu tới tư tưởng của các quân nhân khác; an ninh Quốc gia; tính mạng và sức khỏe.
- Chủ quan: Người phạm tội này thực hiện hành vi với lỗi cố ý, biết trước hành vi đào ngũ của mình sẽ gây nguy hiểm và thấy rõ được hậu quả, nhưng vẫn cố ý vi phạm. Động cơ, mục đích của người phạm tội này là do sự thiếu trách nhiệm; trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ trong môi trường quân đội; do ý đồ; tư tưởng không lành mạnh; chống đối lại nghĩa vụ; không thực hiện hay trốn tránh; làm trái với quy định của quân đội
- Chủ thể: Chủ thể của đào ngũ là những người người đủ nhận thức, hành vi, năng lực trách nhiệm hình sự.
Điều 392 BLHS quy định những người phải chịu trách nhiệm về tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm quân đội: Quân nhân tại ngũ; Công nhân; Viên chức quốc phòng, Quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện, Dân quân; tự vệ trong thời gian phối thuộc với quân đội trong thời gian chiến đấu; phục vụ chiến đấu; Công dân được trưng tập vào phục vụ trong quân đội. Chủ thể của tội này là những quân nhân, sĩ quan quân đội; là bất kỳ sĩ quan nào.
Như vậy, các yếu tố cấu thành tội đào ngũ là các mặt khách quan; chủ quan; khách thể; chủ thể. Mục đích, động cơ là yếu tố bắt buộc của đào ngũ, khi một cá nhân đang thực hiện nghĩa vụ trong quân đội; tự ý rời bỏ khi chưa có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền; thực hiện các hành vi; trốn tránh trách nhiệm; rời bỏ hàng ngũ quân đội; có hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh lực lượng Quân đội nhân dân; an ninh Quốc gia đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về đào ngũ.
>>>Xem thêm: Đội ngũ luật sư – Tác giả chuyên môn tại Tổng Đài Tư Vấn giải đáp đảo ngũ
Khung hình phạt tội đảo ngũ
Người phạm tội đảo ngũ sẽ chịu khung hình phạt quy định tại Điều 402 BLHS 2015.
– Phạm tội trong các trường hợp sau thì bị phạt từ 2 đến 7 năm tù:
- Là chỉ huy hoặc sỹ quan
- Lôi kéo người khác phạm tội
- Mang theo; vứt bỏ vũ khí; trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự
- Gây hậu quả rất nghiêm trọng
– Phạt từ 5 đến 12 năm nếu phạm tội trong các trường hợp sau:
- Trong chiến đấu
- Trong khu vực có chiến sự
- Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ; cứu nạn
- Trong tình trạng khẩn cấp
- Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Bên cạnh những khung hình phạt trên, người vi phạm còn bị kỷ luật; giáng chức; tước quân hàm sĩ quan; tước danh hiệu quân nhân; hạ bậc lương; cách chức.
>>> Luật sư tư vấn miễn phí về khung hình phạt đảo ngũ. Liên hệ ngay: 1900.6174
Sĩ quan dự bị đào ngũ bị xử lý như thế nào?
Bên cạnh những chức vụ, như: quân nhân; sĩ quan; hạ sĩ quan; còn có những sĩ quan dự bị. Là những sĩ quan được sắp xếp theo hạn tuổi, được thăng quân hàm theo quy định của pháp luật.
Hành vi đào ngũ của sĩ quan dự bị được quy định trong Nghị định 120/2013/NĐ-CP. Nghị định này không quy định cụ thể về hành vi đào ngũ, nhưng có các quy định về hành vi vi phạm trong quá trình đăng ký sĩ quan dự bị.
- Với các hành vi chuyển nơi cư trú mà cố tính không đăng ký vào ngạch sĩ quan dự bị thì bị xử phạt từ 500.000 đến 1.500.000 đồng.
Vi phạm về quy định đào tạo sĩ quan dự bị.
- Phạt từ 800.000 đến 1.200.000 đồng với các hành vi không có mặt đúng thời gian; địa điểm đã quy định
- Phạt tiền từ 1.000.000 đến 2.000.000 đối với các hành vi không bố trí, sắp xếp thời gian cho công dân kiểm tra sức khoẻ.
- Các hành vi làm giả kết quả kiểm tra sức khoẻ; đưa tiền hoặc các lợi ích vật chất cho cán bộ nhằm trốn tránh trách nhiệm nghĩa vụ quân sự.
Người đảo ngũ còn chịu trách nhiệm hình sự với các hành vi gây ra hậu quả nghiêm trọng, làm thiệt hại về sức khỏe; vật chất; ảnh hưởng đến uy tín, hình ảnh của Nhà nước, của Đảng. Mức độ hậu quả xảy ra sẽ quyết định xem hành vi đó có gây ra hậu quả nghiêm trọng hay không.
Bên cạnh những quy định về hình phạt cho người đảo ngũ, pháp luật còn quy định về những tình tiết giảm nhẹ cho những đối tượng thuộc tội phạm này, được quy định tại Điều 51 BLHS 2015: Người phạm tội đã làm giảm bớt hậu quả xảy ra; Tự nguyện bồi thường, sửa chữa thiệt hại; Phạm tội trong tình trạng đặc biệt khó khăn mà không phải tự mình gây ra; ít nghiêm trọng; bị người khác ép buộc hoặc cưỡng bức.
>>> Tư vấn luật hình sự miễn phí. Liên hệ ngay: 1900.6174
Đào ngũ trong thời bình
Bộ luật Hình sự quy định: “Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến..” Bộ luật chỉ quy định đào ngũ trong thời chiến, nhưng đối với các hành vi tự ý rời bỏ (rời bỏ khi không được sự cho phép của người có thẩm quyền) chống lại nghĩa vụ, đào ngũ khi đang thực hiện nhưng không gây ra hậu quả nghiêm trọng, cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó, những hành vi này sẽ bị xử phạt hành chính từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng.
>>> Tư vấn vấn đề đào ngũ trong thời bình miễn phí. Liên hệ ngay: 1900.6174
Những hành vi chứa chấp, bao che quân đào ngũ
Ngoài những hành vi đào ngũ, không làm đúng nhiệm vụ của mình. Còn có những hành vi bao che, chứa chấp những người đào ngũ, đây cũng là hành vi vi phạm khi đang thực hiện nghĩa vụ, được quy định trong Điều 7 Thông tư 95/2014/TT-BQT.
- Để quân nhân đào ngũ ở nhà mình hoặc ở cơ quan, tổ chức mà không khai báo với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền.
- Đưa quân nhân đào ngũ đi trốn hoặc cung cấp phương tiện, vật chất để quân nhân đào ngũ lẩn trốn .
- Làm các loại giấy tờ để hợp thức cho hành vi đào ngũ.
Như vậy, đối với các hành vi chứa chấp, bao che người đào ngũ, tạo điều kiện cho những người đào ngũ thực hiện hành vi của mình đều bị xử lý.
Những chủ thể của hành vi này là những sĩ quan quân đội, vi phạm với lỗi cố ý, mặc dù biết trước hành vi của mình sẽ gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật, nhưng vẫn cố tình vi phạm. Cung cấp cho người đào ngũ điều kiện về mặt vật chất; tiền; các loại giấy tờ để hợp pháp hóa hành vi đào ngũ … để cho quân nhân trốn thoát, tránh được sự truy tìm của cơ quan chức năng.
Hành vi đào ngũ là hành vi vi phạm nghiêm trọng không chỉ đến an ninh Quốc gia, quân đội, mà còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng của những người khác. Cá nhân , tổ chức nào có hành vi đào ngũ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình, mục đích vừa là cảnh cáo, và răn đe cho những người khác. Bên cạnh đó, người nào có hành vi bao che, chứa chấp các đối tượng đào ngũ cũng sẽ bị xử lý theo quy định.
>>>Xem thêm: Bị cận bao nhiêu độ không phải đi nghĩa vụ quân sự 2023?
Trên đây là toàn bộ những vấn đề liên quan đến tội đào ngũ mà chúng tôi cung cấp cho bạn đọc, nếu có thắc mắc hay câu hỏi liên quan đến vấn đề này xin hãy liên hệ với chúng tôi qua tổng đài tư vấn 1900 6174 để được hỗ trợ trực tiếp từ phía các Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn.