Tổ chức xã hội là gì? Ai là người quản lý tổ chức? Trong xã hội hiện nay chúng ta có thể thấy xuất hiện khá nhiều loại hình tổ chức xã hội, gần gũi nhất đối với đời sống của các gia đình, cá nhân đó là các mô hình tổ dân phố tự quản, hội liên hiệp phụ nữ, hay hội cựu chiến binh…Tất cả các mô hình vừa nói trên có cùng một tên gọi là tổ chức xã hội.
Tất cả các câu hỏi này sẽ được chúng tôi giải đáp ngay sau đây. Chúng tôi chân thành cảm ơn sự tin tưởng của các bạn dành cho Tổng Đài Tư Vấn. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề pháp luật mà các bạn cần được giải đáp, xin hãy gửi thông tin câu hỏi về cho chúng tôi hoặc liên hệ ngay số hotline để được hỗ trợ nhanh chóng 1900.6174
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về tổ chức xã hội là gì? Ai là người quản lý? Gọi ngay: 1900.6174
Tổ chức xã hội là gì?
Tổ chức xã hội hay còn được hiểu là tổ chức được thành lập dựa trên cơ sở ý chí tự nguyện của các thành viên nhằm bảo vệ được lợi ích chính đáng của các thành viên của tổ chức và tham gia vào việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Tổ chức xã hội bao gồm nhiều loại khác nhau như tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức được thành lập theo dấu hiệu nghề nghiệp, sở thích hoặc các dấu hiệu khác.
>>> Xem thêm: Điều kiện giao dịch quyền sử dụng đất được quy định như thế nào?
Đặc điểm của tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội sẽ đứng ra nhân danh cho tổ chức của mình trong việc tham gia thực hiện các hoạt động như quản lý nhà nước. Đối với trường hợp pháp luật có quy định thì các tổ chức xã hội sẽ nhân danh Nhà nước trong việc hoạt động của tổ chức.
Các thành viên tham gia vào tổ chức xã hội hoạt động phải hoàn toàn dựa trên tinh thần tự nguyện và phải hoạt động dựa trên một mục đích chung hay đơn giản ở đây là họ thành lập dựa trên nguyên tắc cùng giai cấp, cùng công việc nghề nghiệp.
Tổ chức xã hội sẽ đề ra các nguyên tắc hoạt động của tổ chức mình và điều lệ của tổ chức do chính các thành viên trong tổ chức đó lập nên. Các nguyên tắc, điều lệ này được lập ra phải đảm bảo đúng theo các quy định của pháp luật.
Điểm khác biệt cơ bản nhất của tổ chức này đó là việc hoạt động của tổ chức không vì mục đích lợi nhuận mà chủ yếu là để bảo vệ các quyền cũng như những lợi ích hợp pháp của các thành viên trong tổ chức.
>>> Tổ chức xã hội có những đặc điểm gì? Liên hệ ngay: 1900.6174 để được giải đáp
Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội
Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội là tổng thể các quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo cho quá trình hình thành, tồn tại, pháp triển và hoạt động của tổ chức xã hội là hợp pháp, được nhà nước và xã hội công nhận và bảo vệ. Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các tổ chức xã hội trong việc quản lý hành chính là những nội dung quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội.
Do tính chất đặc biệt, Đảng cộng sản Việt Nam ta và một số các tổ chức chính trị xã hội như là Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội nông dân Việt Nam, Hội cựu chiến binh, Hội liên hiệp phụ nữ có các quyền và nghĩa vụ pháp lý theo quy chế riêng do Hiến pháp, pháp luật quy định. Các tổ chức xã hội khác được tổ chức và hoạt động theo Nghị định số 45/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 21/4/2010 về tổ chức, hoạt động và quản lý.
Theo như quy định của nhà nước thì công dân Việt Nam có quyền lập hội đồng thời tiến hành kiểm tra tính hợp pháp đối với các hoạt động của các tổ chức xã hội thông qua việc phê chuẩn điều lệ hoạt động của các tổ chức xã hội. Ngay từ khi bắt đầu thành lập, nhà nước ta đã sớm ban hành các văn bản pháp luật về hội để nhằm mục đích đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tự do lập hội.
Có thể kể đến một số văn bản pháp luật về hội đã được ban hành như sau: Luật số 102/SL-L004 về quyền lập hội, Nghị định của Thủ tướng Chính phủ số 258/TTg quy định chi tiết về việc thi hành Luật số 102/SL-L004 về quyền lập hội. Trường hợp các quy định của điều lệ hội trái với pháp luật hiện hành thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền từ chối phê duyệt và yêu cầu hội phải tiến hành sửa đổi. Điều lệ hội sẽ có hiệu lực kể từ ngày cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định phê duyệt qua.
Các tổ chức xã hội khác nhau thì sẽ có các quyền và nghĩa vụ khác nhau. Sự khác biệt đó bắt nguồn từ những khác biệt về vị trí, vai trò và phạm vi hoạt động của tổ chức xã hội. Pháp luật quy định cụ thể về các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý của các tổ chức xã hội, đồng thời đề ra những biện pháp, kế hoạch nhằm đảm bảo pháp lý, ngăn ngừa những hành vi gây cản trở hoạt động của các tổ chức xã hội.
Những người có hành vi vi phạm pháp luật làm cản trở các tổ chức xã hội, thành viên của tổ chức xã hội đang thực hiện nhiệm vụ thì tuỳ vào mức độ của hành vi vi phạm mà sẽ bị truy cứu trách nhiệm pháp lý.
>>> Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174
Phân loại tổ chức xã hội
– Tổ chức chính trị:
Đây là một loại tổ chức xã hội mà các thành viên trong tổ chức hoạt động cùng nhau về hướng về một khuynh hướng chính trị cụ thể nào đó.
Thành viên tham gia vào các tổ chức chính trị này chính là những người đại diện cho giai cấp hoặc là một lực lượng xã hội nên những thành viên trong này là những người được giai cấp hay lực lượng xã hội đó bầu lên.
Tổ chức chính trị được công khai và được thừa nhận chỉ khi quyền lực nhà nước đặt ra là thuộc về một lực lượng nhất định.
Đối với các tổ chức chính trị thì nhiệm vụ đặt ra chủ yếu là việc giành chính quyền và giữ chính quyền.
Ở nước Việt Nam ta thì xác định rõ một điều rằng chỉ có duy nhất một tổ chức chính trị cầm quyền đó chính là Đảng cộng sản Việt Nam.
– Tổ chức chính trị xã hội:
Là một loại tổ chức chặt chẽ, được phân chia thành nhiều lớp để hoạt động có hiệu quả.
Tổ chức chính trị xã hội sẽ đứng ra đại diện thể hiện ý chí đối với các tầng lớp trong xã hội trong việc thực hiện những công việc, hoạt động cụ thể của bộ máy Nhà nước.
Các tổ chức chính trị xã hội góp phần vào việc bảo vệ, xây dựng cũng như đối với sự phát triển của đất nước.
Tổ chức hoạt động dựa trên nguyên tắc chính đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, với hệ thống trải dài từ trung ương đến địa phương. Hoạt động theo điều lệ được lập tại hội nghị đại biểu các thành viên hoặc hội nghị toàn thể thông qua.
Các loại tổ chức chính trị xã hội hiện nay gồm có Công đoàn, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam và Hội nông dân Việt Nam
– Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp:
Loại hình tổ chức này được thành lập dựa trên ý kiến, sáng kiến cũng như nhu cầu của cơ quan Nhà nước.
Đứng ra trợ giúp, hỗ trợ nhà nước trong việc giải quyết một số vướng mắc, vấn đề xã hội cụ thể.
Hoạt động theo hình thức, phương châm tự quản, không mang ý chí hay tính quyền lực chính trị, cơ cấu hình thức của tổ chức được tổ chức quyết định và mọi hoạt động hoàn toàn tự nguyện.
Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.
– Tổ chức tự quản:
Đây cũng là một loại hình tổ chức hình thành dựa trên sáng kiến, quan điểm của Nhà nước. Cộng đồng dân cư trên một địa bàn cụ thể sẽ bầu ra tổ chức tự quản dưới những cái tên cụ thể như tổ dân phố, thôn hay tổ hòa giải cơ sở … nhằm quản lý những công việc cụ thể mang tính cộng đồng hoặc được Nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ.
Được thành lập dựa trên những quy định của Nhà nước và chịu sự quản lý của cơ quan Nhà nước.
Thực hiện nhiệm vụ tự quản trên phạm vi nhất định cụ thể các công việc tại địa phương mà không chịu sự quản lý trực tiếp của Nhà nước.
– Nhóm tổ chức khác:
Hình thành trên cơ sở tên gọi các hội, cùng công việc, cùng sở thích hoặc một số điểm chung khác, thành lập dựa trên quyền tự do của công dân trong công tác lập và hoạt động đối với hội đó.
>>> Có bao nhiêu loại hình tổ chức xã hội hiện nay? Gọi ngay: 1900.6174
Nội dung quy chế pháp lí hành chính của tổ chức xã hội
Nội dung của quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội sẽ bao gồm các quyền và nghĩa vụ, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước
Trong mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam ta với Nhà nước thì Đảng đóng vai trò lãnh đạo, đường lối của Đảng được thể chế hóa thành pháp luật Việt Nam. Đảng lựa chọn, giới thiệu các Đảng viên ưu tú vào các vị trí, chức vụ của Nhà nước.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ta sẽ chủ trì trong việc hiệp thương với các tổ chức xã hội khác để giới thiệu người ra ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu của Hội đồng nhân dân. Đại diện Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chính là những thành viên trong các tổ chức bầu cử.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có quyền đề nghị các cơ quan quyền lực nhà nước bãi nhiệm những đại biểu không xứng đáng đồng thời có quyền tham gia việc bãi nhiệm đó. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam còn có quyền giới thiệu người để Hội đồng nhân dân tiến hành bầu lên làm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân cùng cấp.
>>> Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong mối quan hệ với cơ quan nhà nước? Liên hệ ngay: 1900.6174
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật
Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ tiến hành phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật với tên gọi là Nghị quyết liên tịch.
Các tổ chức xã hội được thành lập sẽ có quyền sáng kiến pháp luật, tức là được cho phép đưa ra những kiến nghị hoặc trực tiếp trình dự án luật lên trước các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với các văn bản pháp luật liên quan đến lợi ích và hoạt động của các tổ chức xã hội thì cần phải tham khảo ý kiến của các tổ chức xã hội, chẳng hạn theo như quy định tại Điều 12 Luật Công đoàn năm 2012 thì: Công đoàn sẽ tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chính sách, pháp luật về kinh tế – xã hội, lao động, vấn đề việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, y tế, bảo hộ lao động và các chính sách pháp luật khác có liên quan đến tổ chức Công đoàn, quyền, nghĩa vụ của những người lao động.
>>> Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực thực hiện pháp luật
Các tổ chức xã hội tuyên truyền, giáo dục ý thức pháp luật nhằm mục đích nâng cao ý thức pháp luật của các thành viên trong chính tổ chức của mình nói riêng và nhân dân nói chung.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn thanh niên, v.v. đóng một vai trò rất lớn trong việc phát động các phong trào quần chúng, tuyên truyền việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tổ chức các phong trào thi đua, chiến dịch tình nguyện hay hội thảo khoa học về các vấn đề của đời sống xã hội, vấn đề bảo vệ môi trường, v.v..
Các tổ chức xã hội sẽ có quyền kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân; có quyền đưa ra các ý kiến đóng góp của mình với cơ quan nhà nước nhằm khắc phục những điểm yếu kém trong quá trình quản lý nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả trong việc quản lý.
>>> Quyền và nghĩa vụ của tổ chức xã hội trong lĩnh vực xây dựng pháp luật? Gọi ngay: 1900.6174
Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội (kiểm tra xã hội)
Tổ chức xã hội là một mắt xích rất quan trọng của hệ thống xã hội ở Việt Nam ta. Tổ chức xã hội là những tổ chức tập hợp quần chúng nhân dân lao động tham gia rộng rãi vào trong quá trình quản lý của nhà nước, góp phần tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng ta, Nhà nước và nhân dân.
Trong quá trình tham gia vào việc quản lý nhà nước thì các tổ chức xã hội thể hiện trách nhiệm và vai trò của mình thông qua nhiều hoạt động cụ thể khác nhau trong đó có hoạt động kiểm tra xã hội.
Đây là không chỉ là một biện pháp quản lý được tổ chức xã hội sử dụng như là một phương tiện để tham gia quản lý nhà nước nhằm xem xét, phát hiện những ưu điểm, khuyết điểm trong việc tuân thủ pháp luật của cơ quan nhà nước, cán bộ Nhà nước và nhân dân mà đây còn là một biện pháp nhằm bảo đảm pháp chế ở nước ta được thực hiện thống nhất.
Kiểm tra xã hội là việc mà nhân dân lao động tham gia vào quản lý nhà nước, xã hội thông qua các hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội đối với hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị kinh tế, cán bộ nhà nước và công dân trong việc tuân thủ, thực hiện pháp luật.
Tóm lại, mặc dù hoạt động này của các tổ chức xã hội không mang tính quyền lực nhà nước nhưng nó có tác dụng rất lớn trong việc quản lý nhà nước, với quá trình dân chủ hoá các hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
Nhằm góp phần nâng cao ý thức pháp luật của người dân, đấu tranh có hiệu quả với những hành vi vi phạm pháp luật, nhất là trong công cuộc đấu tranh chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm như hiện nay, khi mà mâu thuẫn giữa những cái bảo thủ và cái đổi mới, giữa tích cực và tiêu cực, giữa dân chủ thực sự và dân chủ hình thức vẫn còn đang diễn biến phức tạp, chưa được giải quyết một cách triệt để.
>>> Hoạt động kiểm tra của các tổ chức xã hội bao gồm những gì? Gọi ngay: 1900.6174
Tổ chức xã hội thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao quy định như thế nào?
Tiêu biểu phải kể đến hiện nay đó là tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng chính là Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam.
Đây là tổ chức xã hội tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, hoạt động trên phạm vi toàn quốc dựa theo nguyên tắc tự nguyện, tự chủ kinh phí, không vì mục đích lợi nhuận mà mục đích chính là nhằm bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật, đã và đang góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế – xã hội của đất nước ta
Căn cứ dựa vào quy định tại Điều 29 của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 có quy định về việc thực hiện nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao, cụ thể như sau:
- Khi thực hiện các nhiệm vụ được cơ quan nhà nước giao thì các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được Nhà nước hỗ trợ về kinh phí và cũng như các điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
- Chính phủ đã quy định cụ thể nhiệm vụ cơ quan nhà nước giao cho tổ chức xã hội tham gia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thực hiện.
>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí về tổ chức xã hội là gì? Ai là người quản lý? Gọi ngay: 1900.6174
Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến “Tổ chức xã hội là gì?” đã được chúng tôi tìm hiểu, nghiên cứu, chắt lọc để thông tin đến các bạn. Đây là một vấn đề luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Để được giải đáp các thắc mắc một cách cụ thể hơn các bạn có thể liên lạc với Tổng Đài Tư Vấn của chúng tôi thông qua số hotline 1900.6174. Chúng tôi sẽ luôn lắng nghe và hỗ trợ các bạn một cách nhanh nhất!