Thừa kế theo pháp luật là gì? Trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật?

luat-vo-co-duoc-thua-ke-the-vi-khong

 

Thừa kế theo pháp luật là gì? Theo pháp luật Việt Nam, thì di sản của người chết để lại sẽ được thừa kế dưới 2 hình thức là thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Ngay trong bài viết này Tổng Đài Tư Vấn sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp một cách chi tiết nhất những vướng mắc nêu trên. Trong trường hợp cần được tư vấn khẩn cấp, hãy gọi ngay đến số hotline 1900.6174 để nhận được lời tư vấn chính xác và cụ thể nhất!

>>> Liên hệ luật sư tư vấn miễn phí thừa kế theo pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế theo pháp luật là gì? 

Căn cứ theo quy định tại Điều 649 Bộ luật dân sự 2015 thì Thừa kế theo pháp luật là quá trình chuyển tài sản của người đã mất cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

tai-thua-ke-theo-phap-luat-la-gi

Người chết có thể để lại tài sản cho người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật (thừa kế hợp pháp). Trường hợp không có di chúc, pháp luật sẽ quy định về việc chia tài sản cho người thừa kế theo thứ tự ưu tiên như con, vợ/chồng, bố/mẹ và anh chị em.

Như vậy, thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế được quy định cụ thể tại Bộ luật dân sự 2015

>>> Xem thêm: Thủ tục mở thừa kế theo di chúc được thực hiện theo trình tự nào?

Trường hợp nào được thừa kế theo pháp luật? 

Theo quy định của pháp luật , khi không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ, pháp luật sẽ quy định nguyên tắc thừa kế. 

Các trường hợp được thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau:

– Không có di chúc; Di chúc không hợp pháp; Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế; Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản thừa kế hoặc từ chối nhận di sản.

– Đối với các phần di sản thừa kế: di sản không được định đoạt trong di chúc hay Có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;  Di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Trên đây là các trường hợp được nhận di sản thừa kế theo pháp luật

>>> Những trường hợp được thừa kế theo pháp luật là gì? Gọi ngay: 1900.6174

Thừa kế theo pháp luật khác gì theo di chúc? 

Điểm khác nhau giữa thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật cụ thể như sau:

* Thừa kế theo di chúc:

  • Khái niệm: Là một dạng văn bản, văn bản đó thể hiện mong muốn chuyển tài sản của một người cho người khác sau khi người đó chết.
  • Người thừa kế: Người được chỉ định trong di chúc; Là Cha, mẹ, vợ, chồng; Con chưa thành niên; Con thành niên, không có khả năng lao động
  • Hình thức của thừa kế theo di chúc là bằng văn bản hoặc miệng.
  • Trường hợp được hưởng thừa kế: Người chết để lại di sản viết di chúc chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi người này chết
  • Căn cứ pháp lý: tại Chương XXII Bộ luật Dân sự 

gop-thua-ke-theo-phap-luat-la-gi

* Thừa kế theo pháp luật:

– Khái niệm: Là hình thức thừa kế theo hàng thừa kế, các điều kiện cũng như trình tự phân chia di sản thừa kế do pháp luật quy định.

– Người thừa kế: Hàng thừa kế, gồm 03 hàng:

  •  Hàng 01: Bao gồm những người sau: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng 02:  Bao gồm những người sau: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh/chị/em ruột của người chết; cháu ruột của người chết (người chết là ông/bà nội,ông/bà ngoại);
  • Hàng 03: Bao gồm những người sau: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết (người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột); chắt ruột của người chết (người chết là cụ nội, cụ ngoại).

– Hình thức của thừa kế theo theo pháp luật: Người thừa kế làm văn bản thỏa thuận/khai nhận phân chia di sản thừa kế tại Văn phòng/Phòng công chứng

– Trường hợp được hưởng thừa kế: 

  • Không có di chúc hay Di chúc không hợp pháp.
  • Người thừa kế theo di chúc chết trước hay chết cùng thời điểm với người lập; nếu cơ quan, tổ chức là đối tượng được nhận di chúc thì không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
  •  Người hưởng di sản theo di chúc không có quyền hưởng hay từ chối nhận di sản thừa kế.
  •  Phần di sản: Không được định đoạt trong di chúc; có liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực; người được thừa kế theo di chúc nhưng không được hưởng, từ chối nhận, chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc…
  • Căn cứ pháp lý: tại Chương XXIII Bộ luật Dân sự 

Như vậy, có thể thấy hai hình thức khác nhau về rất nhiều tiêu chí, ngoài ra cũng có những quy định riêng.

>>> Xem thêm: Mở thừa kế khi nào? Trình tự, thủ tục mở thừa kế?

Hàng thừa kế theo pháp luật 

Quyền thừa kế được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp lý liên quan. Theo đó, khi một người chết, tài sản của người đó sẽ được chuyển sang cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Quyền thừa kế có thể được xác định trong di chúc của người chết hoặc theo quy định pháp luật nếu không có di chúc hoặc di chúc không hợp lệ. 

  • Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm những người sau đây:

1.Vợ/chồng: Vợ/chồng của người qua đời. 

  1. Cha, mẹ, con: Cha, mẹ, con của người qua đời, bao gồm cả cha, mẹ, con nuôi (nếu có).

Trường hợp nếu người qua đời không có những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì tài sản của người qua đời sẽ được chia cho những người hàng thừa kế thứ hai.

  • Hàng thừa kế thứ hai: Ông/bà nội, ông/bà ngoại, anh/chị/em ruột của người chết; cháu gọi người chết là ông/bà nội, ông/bà ngoại.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác/chú/cậu/cô/dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác/chú/cậu/cô/dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy các hàng thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể trong Bộ Luật dân sự. Vào trường hợp không có ai ở hàng thừa kế trước đó còn sống, thừa kế sẽ chuyển đến hàng thừa kế tiếp theo theo thứ tự ưu tiên. Nếu không có ai ở hàng thừa kế tiếp theo, thừa kế sẽ được chia cho nhà nước hoặc các tổ chức từ thiện.

mo-thua-ke-theo-phap-luat-la-gi

>>> Hàng thừa kế theo pháp luật quy định như thế nào? Gọi ngay: 1900.6174

Trên đây là thông tin mà Luật sư của Tổng Đài Tư Vấn cung cấp đến quý bạn đọc về vấn đề thừa kế theo pháp luật là gì?. Nếu còn có thắc mắc nào khác, các bạn vui lòng liên hệ đến số hotline 1900.6174 để được các Luật sư giải đáp cụ thể nhất!

  1900252505