Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Quy trình thực hiện như thế nào?

tat-toan-so-tiet-kiem

 

Tất toán sổ tiết kiệm là gì? Ngày nay, giao dịch với ngân hàng được xem là biện pháp phổ biến và an toàn nhất đối với việc quản lý tài chính hay các khoản tiền tiết kiệm của người dân. Các giao dịch với ngân hàng ngày càng trở nên nhiều hơn, chiêu trò lừa đảo và rủi ro đi kèm cũng phát sinh nhiều hơn. Do đó, mỗi người dân cần trạng bị thêm cho mình những kiến thức. 

Trong bài viết này, Tổng Đài Tư Vấn sẽ cung cấp về các vấn đề liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, vui lòng liên hệ: 0977.523.155 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Tất toàn là gì?

Tất toán được hiểu là một hành động, thao tác chấm dứt một giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng tại giai đoạn khi hai bên kết thúc hợp đồng, sau khi đã hoàn trả các khoản nợ đầy đủ. Khi việc tất toán được diễn ra, tức là cả hai bên ngân hàng và khách hàng đều đã hoàn trả, thanh toán đầy đủ tất cả các khoản nợ cho nhau.

>>> Xem thêm: Biên bản giao nhận hàng hóa là gì? Tại sao cần lập biên bản?

Phân loại các hình thức tất toán hiện nay

Hiện nay có 2 hình thức tất toán. Cụ thể:

– Tất toán sổ tiết kiệm/tài khoản tiết kiệm:

Tất toán sổ tiết kiệm/tài khoản tiết kiệm là trường hợp mà ngân hàng đã thanh toán cả tiền gốc và tiền lãi cho tài khoản/sổ tiết kiệm theo nhu cầu, mong muốn của khách hàng. Có 2 hình thức tất toán tài khoản/sổ tiết kiệm:

  • Có kỳ hạn: Đây là những tài khoản tiết kiệm/sổ tiết kiệm có thời hạn nhất định, thường khoảng từ 03 – 36 tháng. Mỗi khi đến hạn sẽ được tự động tất toán, lúc này khách hàng sẽ được nhận cả tiền gốc lẫn lãi;
  • Không kỳ hạn: Đây là những tài khoản tiết kiệm/sổ tiết kiệm không có thời hạn nhất định và khách hàng có quyền quyết định tất toán bất cứ khi nào theo mong muốn của họ. Quá trình đóng tài khoản/sổ và thực hiện thủ tục tất toán diễn ra vô cùng đơn giản và nhanh chóng.  

Ví dụ: Khi bên phía ngân hàng MB Bank chi trả đầy đủ cho chị A tất cả tiền gốc lẫn lãi sau khi kết thúc kỳ hạn gửi tiền tiết kiệm thì gọi là tất toán sổ tiết kiệm.

tat-toan-so-tiet-kiem

– Tất toán khoản vay: 

Tất toán khoản vay được hiểu là trường hợp khi khách hàng đã hoàn thành xong nghĩa vụ trả khoản nợ trong hợp đồng vay vốn của ngân hàng thì sau đó khoản vay sẽ được tất toán. Hợp này này sẽ chấm dứt mối quan hệ giữa hai bên, quyền và nghĩa vụ liên quan của cả bên phía khách hàng, ngân hàng.

Nếu bạn muốn tất toán thì bạn sẽ phải đóng thêm một khoản phí, mức chi phí này phụ thuộc vào ngân hàng mà bạn giao dịch và cả những điều khoản quy định trong hợp đồng. 

Ví dụ: Khi một khách hàng B đã trả nợ xong khoản vay trong hợp đồng vay vốn đối với ngân hàng thì được gọi là tất toán khoản vay.

>>> Phân loại các hình thức tất toán hiện nay? Liên hệ ngay: 0977.523.155

Quy trình, thủ tục tất toán khoản vay

Thủ tục, hồ sơ tất toán cần thiết

Để thực hiện thủ tục tất toán, trước tiên bạn cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những loại giấy tờ sau: 

  • CCCD/CMND;
  • Hợp đồng ký kết với ngân hàng cần tất toán;
  • Các giấy tờ liên quan như: sổ tiết kiệm, hợp đồng vay vốn, chứng từ liên quan đến tài khoản vay vốn,..;
  • Minh chứng hoàn thành xong nghĩa vụ tài chính là trả hết khoản nợ. 

>>> Cần chuẩn bị những giấy tờ tất toán nào? Gọi ngay: 0977.523.155

Quy trình tất toán

Thủ tục, quy trình tất toán được quy định như sau:

Bước 1: Khách hàng kiểm tra và tính toán khoản tiền vay, nhận gồm các khoản tiền gốc, lãi và các loại phí khác theo quy định của ngân hàng;

Bước 2: Nộp hồ sơ. Sau đó yêu cầu tất toán với ngân hàng, đối chiếu số liệu và xác định khoản tiền tất toán của mình;

Bước 3: Thực hiện việc rút tiền hoặc chuyển thêm tiền tại ngân hàng theo số liệu của khoản tất toán;

Bước 4: Thanh toán hợp đồng, xác nhận đã tất toán tiền. Sau đó, khách hàng thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình và quyền lợi đối với ngân hàng;

Bước 5: Ngân hàng giải ngân cho khách hàng và thực hiện việc xóa chấp đối với những hợp đồng vay vốn có thế chấp tài sản. 

>>> Thủ tục, quy trình tất toán như thế nào? Liên hệ ngay: 0977.523.155

Cách tính phí phạt tất toán khoản vay

Về đa số, các ngân hàng và công ty tài chính thường tính phí phạt tất toán khoản vay theo công thức: 

Phí phạt =  Số tiền nợ gốc còn lại    x    Phần trăm phí phạt 

Trong đó:

  • Số tiền nợ gốc còn lại: là số tiền tổng nợ thực tế của khách hàng ở thời điểm tất toán;
  • Phần trăm phí phạt: là khoản tiền phạt mà khách hàng phải trả và đã được quy định rõ trong hợp đồng vay vốn. 

*Lưu ý: Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải chịu thêm một số khoản phí phát sinh khác, tùy thuộc vào những điều khoản quy định trong hợp đồng vay vốn của bạn. Do đó, cần để ý đến những khoản phí này khi thanh lý hợp đồng để tránh rủi ro mất tiền oan. 

>>> Xem thêm: Giấy chuyển tuyến là gì? Điều kiện để được chuyển tuyến

Phân biệt thời gian đáo hạn và thời gian tất toán sổ tiết kiệm

– Thời gian đáo hạn sổ tiết kiệm: 

Thời gian đáo hạn sổ tiết kiệm được tính kể từ ngày khách hàng bắt đầu làm sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Và ngày đáo hạn sổ tiết kiệm được quy định là ngày cuối cùng của khoản tiết kiệm có kỳ hạn.

Ví dụ: Anh B mở tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng vào ngày 1 tháng 1 với kỳ hạn là 3 tháng thì ngày 1 tháng 4 là ngày đáo hạn sổ tiết kiệm của anh B. 

Với khoản vay ngân hàng tín dụng cũng được áp dụng tương tự. Ngày đáo hạn được xem là ngày cuối cùng mà bạn bắt buộc phải đến ngân hàng để thanh toán các khoản nợ gốc lẫn lãi. Nếu quá ngày đáo hạn bạn vẫn chưa đến ngân hàng để thanh toán thì bạn sẽ bị phạt vi phạm hợp đồng. 

tat-toan-so-tiet-kiem

– Thời gian tất toán sổ tiết kiệm: 

Thời gian tất toán sổ tiết kiệm là khoảng thời gian mà khách hàng đến ngân hàng với mục đích rút hết khoản tiết kiệm của mình cả tiền gốc lẫn tiền lãi.

Với trường hợp bạn lập sổ tiết kiệm có kỳ hạn thì thời gian tất toán sổ tiết kiệm sẽ rơi vào ngày đáo hạn sổ tiết kiệm, còn nếu bạn lập sổ tiết kiệm không thời hạn thì bạn có thể tất toán sổ tiết kiệm bất cứ lúc nào theo mong muốn và ý chí của bạn.

Nếu thời gian tất toán của bạn chưa đến mà bạn muốn tất toán trước trong trường hợp sổ tiết kiệm có thời hạn thì bạn sẽ không được hưởng số tiền lãi như tính toán ban đầu. Còn nếu đã đến ngày đáo hạn nhưng bạn vẫn chưa muốn tất toán thì bạn có thể làm thủ tục tái tục (tiếp tục gửi tiết kiệm) và đi kèm thêm chi  phí phát sinh. 

>>> Phân biệt thời gian đáo hạn và thời gian tất toán sổ tiết kiệm? Gọi ngay: 0977.523.155

Lưu ý khi tất toán sổ tiết kiệm

Ngày nay với công nghệ 4.0 đã phủ kín và phổ biến toàn cầu thì việc tất toán sổ tiết kiệm trực tuyến không còn quá xa lạ với mỗi người dân. Bởi tính chất nhanh gọn, đơn giản và đỡ tốn kém chi phí di chuyển đến tận ngân hàng như việc gửi tiền tiết kiệm truyền thống.

Khách hàng chỉ cần thực hiện những thao tác đơn giản trên các ứng dụng được cài đặt trên các thiết bị truy cập internet thì tiền lãi và gốc sẽ tự động được rút về tài khoản tiết kiệm của quý khách hàng. Nếu tất toán trước hạn, khách hàng sẽ được hưởng lãi suất không kỳ hạn. 

Do đó, khách hàng cần cảnh giác với những tên lừa đảo mạo danh và có thể truy cập được vào tài khoản tiết kiệm của quý khách. Để tránh trường hợp rủi ro xảy ra, quý khách không nên để lộ hay đăng tải những nội dung có chứa thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội. Điều này có thể tránh được cơ hội lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của những tên tội phạm . 

tat-toan-so-tiet-kiem
Chia tài sản khi ly hôn: Cần biết gì để không bị thiệt?

>>> Liên hệ luật sư tư vấn Lưu ý khi tất toán cho sổ tiết kiệm? Gọi ngay: 0977.523.155

Như vậy, bài viết trên đây Tổng Đài Tư Vấn chúng tôi đã cung cấp cho anh/chị một số quy định liên quan đến vấn đề Tất toán sổ tiết kiệm. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp có thể giúp anh/chị tháo gỡ những vướng mắc của mình. Mọi thắc mắc cần hỗ trợ thêm, anh/chị vui lòng liên hệ số hotline 0977.523.155 để được tư vấn nhanh nhất.

 

  0977.523.155