Sử dụng đất rừng sai mục đích là một vấn đề đang được quan tâm và cần được giải quyết để bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng hiệu quả. Để thực hiện tốt mục tiêu bảo vệ một trong những nguồn tài nguyên quý giá của nhân loại “rừng” cần phải có sự chung tay của cả cộng đồng từ người dân và cả nhà nước quản lý. Ngay trong bài viết này, Tổng đài tư vấn sẽ giải đáp chi tiết các quy định về đất rừng và các hình thức xử phạt khi sử dụng đất rừng sai mục đích. Trong quá trình tìm hiểu, nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ giải đáp và tư vấn miễn phí.
Thế nào là đất rừng? Đất rừng bao gồm những loại đất nào?
> Giải đáp miễn phí các quy định của pháp luật về đất rừng, gọi ngay 1900.6174
Theo Luật đất đai, đất rừng được định nghĩa là “khu vực đất có trồng cây rừng tự nhiên hoặc cây rừng trồng và đã có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc công nhận, bảo vệ, quản lý, sử dụng và phát triển rừng.”
Ngoài ra, Luật Đất đai cũng quy định rằng đất rừng là tài sản của Nhà nước và được quản lý theo quy định của pháp luật. Các hoạt động khai thác, sử dụng đất rừng phải được thực hiện theo đúng quy định và có sự phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hiện nay thuật ngữ đất rừng được ghi nhận trong Luật đất đai hiện hành, sửa đổi bổ sung năm 2018, chỉ ra có 3 loại đất rừng được xếp vào nhóm đất nông nghiệp bao gồm: Đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ và đất rừng đặc dụng. Theo đó đất rừng còn được xếp vào nhóm đất nông nghiệp theo Điều 10 của Luật đất đai
“Điều 10: Phân loại đất
Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây
+ Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác
+ Đất trồng cây lâu năm
+ Đất rừng sản xuất
+ Đất rừng phòng hộ
+ Đất rừng đặc dụng”
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về đất rừng cũng như phân loại đất rừng. Mọi vướng mắc của bạn về các quy định liên quan đến đất rừng, đừng ngần ngại nhấc máy và liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn luật đất đai miễn phí.
Sử dụng đất rừng sai mục đích là gì?
Mục đích sử dụng đất là gì?
> Giải đáp về mức phạt khi tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, gọi ngay 1900.6174
Mục đích sử dụng đất được xem là cách để Nhà nước phân loại đất đai và mong muốn người quản lý phải tuân thủ quy định khi giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất… Người sử dụng đất phải có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích đất được giao ghi trong quyết định giao đất và cho thuê đất, nếu làm trái sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình.
Theo đó căn cứ vào các Điều 135, Điều 136, Điều 137 của Luật Đất Đai hiện hành (sửa đổi bổ sung năm 2018) quy định mục đích sử dụng cụ thể các loại đất rừng như sau:
“Điều 135: Đất rừng sản xuất
Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên cho tổ chức quản lý rừng để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.”
“Điều 136: Đất rừng phòng hộ
Nhà nước giao đất rừng phòng hộ cho tổ chức quản lý rừng phòng hộ để quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.”
“Điều 137: Đất rừng đặc dụng
Nhà nước giao đất rừng đặc dụng cho tổ chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, được kết hợp sử dụng đất vào mục đích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.”
Theo đó tùy vào từng loại đất rừng mà mục đích sử dụng đất được pháp luật quy định cũng sẽ khác nhau. Căn cứ để xác định mục đích sử dụng đất dựa theo một trong các căn cứ tại Điều 11 Luật Đất Đai hiện hành (sửa đổi bổ sung năm 2018) sau:
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở.
+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
+ Giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 của Điều 100 của Luật này đối với trường hợp chưa được cấp Giấy chứng nhận quy định tại Khoản 1 của Điều 11 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018).
+ Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Sử dụng đất rừng sai mục đích là gì?
> Sử dụng đất rừng sai mục đích có bị thu hồi không? Gọi ngay 1900.6174 để nhận tư vấn miễn phí.
Sử dụng đất rừng sai mục đích được xem là hành vi sử dụng đất thuộc sở hữu của mình trái với mục đích sử dụng đất đã được ghi trong giấy chứng nhận hoặc quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Ví dụ như việc sử dụng đất rừng sản xuất để xây nhà ở hoặc sử dụng đất rừng đặc dụng để trồng cây hàng năm.
Sử dụng đất rừng sai mục đích là hành vi vi phạm nghiêm trọng, theo đó chỉ có thể chuyển mục đích sử dụng đất trong trường hợp được Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép hoặc theo luật định.
Việc chuyển mục đích sử dụng đất rừng thuộc trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải xin phép theo Điểm c Khoản 1 Điều 57 của Luật Đất Đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018)
“c. Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp”
Tóm lại việc sử dụng đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng và đất rừng phòng hộ vào mục đích khác khi không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định pháp luật là hành vi vi phạm luật đất đai và sẽ bị xử phạt hành chính về việc sử dụng đất rừng sai mục đích.
Trên đây là giải đáp của luật sư về vấn đề sử dụng đất rừng sai mục đích. Nếu bạn chưa hiểu rõ hay muốn tìm hiểu chi tiết hơn về mức xử phạt đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ tư vấn nhanh chóng từ luật sư.
Sử dụng đất rừng sai mục đích gồm các trường hợp nào?
> Giải đáp miễn phí về mức xử phạt đối với từng trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích, gọi ngay 1900.6174
Các trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích bao gồm:
+ Sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Sử dụng đất rừng phòng hộ được giao để trồng cây hàng năm mà chưa có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
+ Sử dụng đất nông nghiệp không phải là đất trồng lúa, không phải là đất rừng phòng hộ, không phải là đất rừng đặc dụng, không phải là đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Sử dụng đất trong nhóm đất phi nông nghiệp vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.
+ Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa không đúng quy định; sử dụng đất vào mục đích khác thuộc trường hợp phải đăng ký mà không đăng ký theo quy định.
+ Sử dụng đất rừng sản xuất vào việc xây nhà ở và khu nghỉ dưỡng, khi không có sự cho phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Với những thông tin trên, hy vọng đã giúp bạn nắm được các trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích. Nếu bạn chưa hiểu rõ về các quy định nay hay thắc mắc về mức xử phạt trong từng trường hợp, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được giải đáp chi tiết, kỹ càng từ luật sư.
Sử dụng đất rừng sai mục đích bị xử phạt như thế nào?
Việc xử phạt về hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích hiện nay chủ yếu là phạt dưới hình thức xử phạt hành chính với hình phạt chính là phạt tiền, tùy vào mức độ vi phạm có thể phạt từ hàng chục triệu đến hàng trăm triệu đồng cho 1 lần vi phạm. Việc xử phạt này sẽ dựa trên căn cứ khi chuyển mục đích sử dụng đất mà không được cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các điểm c, d Khoản 1 Điều 57 của Luật đất đai.
Căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, các hình phạt bao gồm:
– Các hình thức xử phạt chính bao gồm:
+ Cảnh cáo;
+ Phạt tiền.
– Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 06 tháng đến 09 tháng hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai từ 09 tháng đến 12 tháng.
Sử dụng đất rừng sai mục đích có mức xử phạt hành chính là bao nhiêu?
Bác Hùng (Yên Bái) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, năm 2013, tôi được giao 1,4 héc ta đất rừng sản xuất và đã tổ chức trồng cây trên diện tích đất này. Đến năm 2016, thấy việc làm nông vất vả nên tôi đã xây dựng một homestay để cho khách du lịch ghé thăm mà không có sự đồng ý của bất kỳ cơ quan có thẩm quyền nào. Con gái tôi đi du học về có nói rằng hành vi này của tôi là vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị xử phạt hành chính rất nặng. Vậy luật sư cho tôi hỏi: mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích là bao nhiêu? Tôi xin chân thành cảm ơn.
> Chậm nộp phạt đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích có sao không? Gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác Hùng, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến cho Tổng đài tư vấn. Về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích, luật sư xin giải đáp như sau:
Dựa trên quy định tại Điều 57 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung năm 2018) và Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP về mức phạt chính, đó là hình thức phạt tiền.
“1. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,5 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
d) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.”
“2. Chuyển đất rừng đặc dụng là rừng trồng, đất rừng phòng hộ là rừng trồng, đất rừng sản xuất là rừng trồng sang đất phi nông nghiệp thì hình thức và mức xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta;
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;
c) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;
d) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;
đ) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
e) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 05 héc ta;
g) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 05 héc ta trở lên.”
“3. Trường hợp chuyển đất rừng đặc dụng là rừng tự nhiên, đất rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang mục đích khác thì hình thức và mức xử phạt được thực hiện bằng 02 lần mức phạt tương ứng với từng trường hợp chuyển mục đích quy định các khoản 1 và 2 Điều này.”
Như vậy, theo quy định trên, bác Hùng tự ý xây homestay trên đất rừng sản xuất mà chưa thực hiện chuyển đổi đất rừng sản xuất sẽ phải chịu phạt từ 20 triệu đến 40 triệu đồng đối với 1,4 héc ta đất và do áp dụng theo Khoản 3 với mức phạt bằng 2 lần theo Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Mọi vướng mắc của bác về mức xử phạt hành chính đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để nhận được sự hỗ trợ giải đáp nhanh chóng và tận tình nhất từ luật sư.
Sử dụng đất rừng sai mục đích quy định biện pháp khắc phục hậu quả như thế nào?
> Giải đáp miễn phí về các biện pháp khắc phục hậu quả khi sử dụng sai mục đích đất rừng sản xuất, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, gọi ngay 1900.6174
Ngoài mức phạt tiền trong xử phạt hành chính như phạt tiền về việc sử dụng đất rừng sai mục đích, người sử dụng đất rừng sai mục đích còn phải thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả theo Khoản 4 Điều 10 Nghị định 91/2019/ NĐ-CP.
“a) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm đối với trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 3 Điều này, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo Điều 22 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm trong các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này; số lợi bất hợp pháp được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định này.”
Biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng nhằm để người quản lý đất nhận rõ được lỗi sai của mình khi sử dụng đất rừng sai mục đích, ngoài việc phải trả giá bằng tiền cũng sẽ có thêm các biện pháp răn đe mang tính thực tế cho hành vi vi phạm của mình.Từ đó cho thấy được tinh thần trách nhiệm lớn lao đối với người được giao, cho thuê quản lý đất rừng là hết sức quan trọng.
Sử dụng đất rừng sai mục đích, ai có thẩm quyền xử phạt?
> Căn cứ xử phạt hành vi sử đụng đất rừng sai mục đích là gì? Gọi ngay 1900.6174 để được tư vấn miễn phí.
Việc xử phạt đối với việc sử dụng đất rừng sai mục đích được cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các cấp cụ thể như sau:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong việc xử phạt sử dụng đất sai mục đích
Theo Điều 38 Nghị định 91/2019/NĐ-CP, chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền trong việc xử phạt như sau:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn;
+ Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định này.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000.000 đồng;
+ Tịch thu các giấy tờ đã bị tẩy xóa, sửa chữa, làm sai lệch nội dung; giấy tờ giả đã sử dụng trong việc sử dụng đất;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động dịch vụ tư vấn trong lĩnh vực đất đai có thời hạn
Bộ máy nhà nước quản lý chặt chẽ trong việc phân chia và quản lý đất rừng, từ cấp xã đến cấp tỉnh, từ đó có thể thấy tầm quan trọng và nghiêm ngặt của quản lý hành vi vi phạm của sử dụng đất rừng sai mục đích. Ở các cấp đều có người chịu trách nhiệm xử lý vi phạm của người vi phạm, từ đó khiến cho việc quản lý trở nên rõ ràng hiệu quả hơn.
Trên đây là quy định về thẩm quyền của các cơ quan trong việc xử lý hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về thẩm quyền trong xử lý vụ việc có liên quan đến đất đai của các cơ quan này, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Sử dụng đất rừng sai mục đích có quy trình xử phạt hành chính như thế nào?
> Khi nào thì bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính đối với hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích? Gọi ngay 1900.6174
Quy trình được thực hiện theo quy trình được quy định tại Chương III-Thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 cụ thể như sau:
Bước 1:
Bằng hiệu lệnh, còi, văn bản, lời nói hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ ( Thông thường sẽ là Thanh tra của cơ quan Tài nguyên và Môi trường thuộc UBND) có thể áp dụng những hình thức này để buộc người vi phạm chấm dứt ngay lập tức hành vi vi phạm của mình theo Điều 55 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Đồng thời tùy vào từng hành vi vi phạm cụ thể, cán bộ có thẩm quyền được phép:
+ Xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ không cần lập biên bản bằng hình thức Cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức theo Điều 56 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
+ Xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức lập biên bản theo Điều 57 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.
Bước 2:
Theo Điều 66 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trường hợp xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức lập biên bản, trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính người có thẩm quyền xử phạt hành chính về hành vi sử dụng đất rừng sai mục đích phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Lưu ý:
+ Trong 1 số trường hợp đặc biệt như vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp mà cần thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền được gia hạn thời hạn này nhưng không được quá 30 ngày.
+ Quá thời hạn kể trên, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như quyết định tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.
Bước 3:
Tổ chức cưỡng chế: theo điều 86 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, trong trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan có thẩm quyền sẻ thực hiện việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính.
Sử dụng đất rừng sai mục đích có bị thu hồi không?
Bác Thắng (Yên Bái) có câu hỏi như sau:
Xin chào luật sư, tôi được Nhà nước giao cho 5 héc ta đất rừng sản xuất để trồng cây lâu năm, sau một thời gian tôi thấy rằng loại cây này thời gian tạo lợi nhuận khá lâu. Phần đất được giao của ông tôi nằm ở nơi hoang vu khá vắng vẻ nên đã được một nhóm người đã đề nghị hợp tác với tôi, để họ sử dụng phần đất đó trồng cây. Do tin tưởng họ nên tôi cũng không kiểm tra theo dõi thường xuyên. Hôm trước tôi mới phát hiện ra họ sử dụng đất rừng sản xuất để trồng cây cấm.
Vậy luật sư cho tôi hỏi: sử dụng đất rừng sai mục đích có bị thu hồi không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn.
> Giải đáp chi tiết các trường hợp bị thu hồi đất, gọi ngay 1900.6174
Trả lời:
Xin chào bác Thắng, cảm ơn bác đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Tổng đài tư vấn. Với câu hỏi sử dụng đất rừng sai mục đích có bị thu hồi không, chúng tôi xin giải đáp như sau:
Sử dụng đất rừng sai mục đích có thể bị thu hồi, theo đó theo Điều 6 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) quy định về nguyên tắc sử dụng đất như sau:
“1. Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất.
2. Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh.
3. Người sử dụng đất thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình trong thời hạn sử dụng đất theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Theo đó, sử dụng đất đúng mục đích là bắt buộc đối với người sử dụng đất; nếu vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và có thể bị thu hồi.
Ví dụ: Đất ở chỉ được sử dụng để ở, đất trồng cây hàng năm chỉ được sử dụng để trồng cây hàng năm, đất trồng lúa chỉ được sử dụng để trồng lúa,…
Căn cứ vào Điều 6 Luật đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018) thì bác đã sử dụng đất rừng sai mục đích, theo đó việc bác cho người khác sử dụng phần đất được giao trồng loại cây bị cấm là hành vi có thể cấu thành vi phạm pháp luật hình sự nên có thể sẽ bị thu hồi phần đất này theo pháp luật Việt Nam.
Căn cứ, thủ tục thu hồi đất rừng khi sử dụng sai mục đích
> Giải đáp chi tiết các trường hợp bị cưỡng chế thu hồi đất, gọi ngay 1900.6174
Căn cứ thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích.
+Theo khoản 2 Điều 64 Luật Đất đai hiện hành (sửa đổi bổ sung 2018), việc thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai phải căn cứ vào văn bản, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
– Thủ tục thu đất sử dụng không đúng mục đích
Căn cứ Điều 66 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, trình tự, thủ tục thu hồi đất khi sử dụng không đúng mục đích được thực hiện như sau:
Bước 1: Lập biên bản vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất
Trường hợp vi phạm pháp luật mà phải thu hồi đất, khi hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm lập biên bản về vi phạm hành chính để làm căn cứ quyết định thu hồi đất.
Trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai không thuộc trường hợp bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai thì biên bản xác định hành vi vi phạm phải có đại diện của UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất làm chứng để làm căn cứ quyết định thu hồi đất và được lập theo quy định sau đây:
+ Cơ quan tài nguyên và môi trường hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức kiểm tra, thanh tra để xác định hành vi vi phạm quy định tại các điểm c, d, g, h và i khoản 1 Điều 64 Luật Đất đai 2013.
+ Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản, người được giao nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra có trách nhiệm gửi biên bản cho cơ quan có thẩm quyền thu hồi đất để chỉ đạo thu hồi đất.
Bước 2: Thẩm tra, xác minh thực địa (nếu cần thiết)
Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra, xác minh thực địa khi cần thiết, trình UBND cùng cấp quyết định thu hồi đất.
Bước 3: Thông báo thu hồi đất
Khi hộ gia đình, cá nhân vi phạm thì UBND cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) có trách nhiệm:
– Thông báo việc thu hồi đất cho người sử dụng đất và đăng trên trang thông tin điện tử của UBND cấp huyện.
– Chỉ đạo xử lý phần giá trị còn lại của giá trị đã đầu tư vào đất hoặc tài sản gắn liền với đất (nếu có) theo quy định của pháp luật.
Bước 4: Tiến hành thu hồi đất
Bước 5: Cưỡng chế thu hồi đất (nếu có)
Tổ chức cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất nếu người có đất không thực hiện quyết định thu hồi.
Bước 6: Cập nhật thông tin địa chính, thu hồi Giấy chứng nhận
Cơ quan tài nguyên và môi trường chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính; thu hồi Giấy chứng nhận hoặc thông báo Giấy chứng nhận không còn giá trị pháp lý đối với trường hợp người sử dụng đất không chấp hành việc nộp lại Giấy chứng nhận.
Như vậy, không phải người dân sử dụng đất không đúng mục đích sẽ bị thu hồi luôn mà chỉ bị thu hồi khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm.
Trên đây là căn cứ và thủ tục thu hồi đất đối với trường hợp sử dụng đất rừng sai mục đích. Mọi vướng mắc của bạn liên quan đến quá trình thu hồi đất, cưỡng chế thu hồi đất vui lòng liên hệ tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn nhanh chóng.
Dịch vụ Luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở tại Tổng Đài Tư Vấn
> Liên hệ luật sư tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở nhanh chóng, gọi ngay 1900.6174
Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở tại Tổng Đài Tư Vấn sẽ hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến đất đai và nhà ở như:
+ Tư vấn về quyền sở hữu, sử dụng đất đai, quyền sử dụng nhà ở.
+ Tư vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan đến đất đai và nhà ở, bao gồm tranh chấp giữa các cá nhân, gia đình, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước.
+ Hướng dẫn thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan đến đất đai và nhà ở, bao gồm đăng ký, chuyển nhượng, tách thửa, gộp thửa đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đai, quyền sở hữu nhà ở, giấy phép xây dựng, v.v.
+ Đại diện khách hàng trong các vụ kiện liên quan đến đất đai và nhà ở trước Tòa án
+ Tư vấn và hỗ trợ khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý khác liên quan đến đất đai và nhà ở.
Thông tin liên hệ:
Hotline: 1900.6174
Email: tongdaituvan.ltm@gmail.com
Bài viết trên đây là giải đáp của Tổng đài tư vấn về vấn đề sử dụng đất rừng sai mục đích, hy vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn. Khi có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất, việc xin ý kiến của cơ quan có thẩm quyền là một trong những bước quan trọng để đảm bảo thực hiện đúng quy định pháp luật và tránh gây ra các vấn đề liên quan đến pháp luật. Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào khi tìm hiểu các nội dung trên, hãy liên hệ ngay tới đường dây nóng 1900.6174 để được luật sư hỗ trợ tư vấn miễn phí.
Liên hệ chúng tôi
✅ Dịch vụ luật sư | ⭐️ Chuyên nghiệp: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ xử lý nợ xấu, nợ khó đòi | ⭐️ Đúng pháp luật – Uy tín |
✅ Dịch vụ ly hôn | ⭐️ Nhanh – Trọn gói – Giải quyết trong ngày |
✅ Dịch vụ Luật sư riêng | ⭐️ Uy tín: Dành cho cá nhân – gia đình – doanh nghiệp |
✅ Dịch vụ Luật sư Hình sự | ⭐️ Nhanh chóng – Hiệu quả |
✅ Dịch vụ Luật sư tranh tụng | ⭐️ Giỏi – Uy tín – Nhận toàn bộ vụ việc |
✅ Dịch vụ Luật sư doanh nghiệp | ⭐️ Tư vấn thường xuyên cho doanh nghiệp |